Học sinh học trên đồi, sẵn sàng bỏ chạy khi súng nổ
Tại vùng biên giới Ấn Độ – Pakistan, học sinh đến trường với hy vọng về tương lai tốt đẹp hơn, dù tính mạng thường xuyên bị đe dọa bởi các cuộc giao tranh.
Trường trung học Pinewood nằm trên đồi trống thuộc thị trấn Hamirpur gần biên giới Ấn Độ – Pakistan. Ngôi trường đặc biệt thuộc quân đội này không có phòng học, mọi hoạt động diễn ra trên vùng đất trống, Hindustantimes cho hay.
Học sinh vừa học bài vừa nghe động tĩnh bên ngoài. Các em luôn trong tư thế sẵn sàng bỏ chạy khi tiếng súng vang lên.
Học sinh trường Pinewood làm bài thi diễn ra tại khoảng đất trống trên đồi ở thị trấn Hamirpur. Ảnh: HT.
Họ sợ các cuộc tấn công bằng tên lửa và súng cối từ bên kia biên giới sẽ nhắm thẳng vào trường.
Chuyện tương tự đã xảy ra vào ngày 15/8 khi các em đang ăn mừng lễ độc lập. Một cuộc tấn công khiến 6 dân thường trong các ngôi làng lân cận thiệt mạng.
“Đó là ngày đáng sợ. Chúng em vẫn còn nhớ rõ. Nó cũng có thể xảy ra một lần nữa”, Rabia Koser, nữ sinh 17 tuổi, nói.
Hầu hết học sinh trường Pinewood sống trong các ngôi làng bị kẹp giữa đường kiểm soát quân sự ở biên giới Ấn Độ – Pakistan. Tính mạng người dân trong khu vực thường xuyên bị đe dọa bởi tên lửa và bom mà quân đội hai nước sử dụng trong các cuộc giao tranh.
Các em vẫn đến trường với hy vọng về tương lai tốt đẹp hơn dù tính mạng họ thường xuyên bị đe dọa bởi các cuộc giao tranh. Ảnh: HT.
Video đang HOT
“Trường có 456 học sinh. 75% trong số họ sống gần hàng rào quân sự. Các hành vi vi phạm lệnh ngừng bắn là ác mộng đối với họ”, Đại úy Aravind R, một bác sĩ quân y đồng thời là hiệu trưởng trường Pinewood, cho biết.
Khi các cuộc xung đột vẫn xảy ra thường xuyên, tính mạng của người dân vùng biên giới luôn bị đe dọa, hàng trăm học sinh vẫn đến trường bằng niềm đam mê và hy vọng mở ra tương lai mới cho bản thân.
“Em muốn học đại học và có việc làm ở một thị trấn lớn”, Mohammad Ghayas, 16 tuổi, viết về ước mơ trong cuộc thi diễn ra trên vùng đất trống.
Tuy nhiên, tương lai của các học sinh cũng như người dân sống trong 14 làng gần biên giới rất bẩn ổn và khó dự đoán trước.
Thầy Nasser Ahmed Khan hy vọng quân đội đảm bảo an ninh đồng thời cải thiện cơ sở trường để giúp học sinh có tương lai tươi sáng hơn.
Theo Zing
Con trai tỷ phú lái trực thăng đến trường
Victor Micula, con trai trùm tư bản Ioan Micula ở Romania, nổi tiếng với cuộc sống sang chảnh. Cậu thường lái trực thăng đến trường.
Theo Mirror, chuyên cơ đưa Victor đến trường đúng giờ nhưng không thể giúp cậu tốt nghiệp trung học phổ thông. Tháng 9/2014, nam sinh 18 tuổi tham gia kỳ thi tốt nghiệp lần hai tại thành phố Oradea.
Trước khi vào phòng thi, người thừa kế tài sản hàng trăm triệu USD khẳng định rất tự tin và đã chuẩn bị tốt. Tuy nhiên, Victor đánh mất cơ hội khi nhà trường thông báo cậu trượt vì gian lận thi cử.
Theo quy định của Bộ Giáo dục Romania, nam sinh đến trường bằng trực thăng này bị đình chỉ thi tốt nghiệp trong hai năm.
Sau vụ việc, cộng đồng mạng chỉ trích Ioan Micula, nhà tỷ phú nổi tiếng, chiều con, vì lối chơi ngông cùng thất bại thảm hại của Victor.
Con trai tỷ phú lái trực thăng đến trường chỉ để có thể ngủ nướng vào mỗi sáng. Ảnh: CEN
Tuy nhiên, không phải chỉ con đại gia như Victor Micula mới đi học bằng đường hàng không. Tại
Scotland, 6 học sinh là Holly Crocker, Leanne Cursiter, Solan và Cassia Dodman, Shane Hourston, Rowan Pierce cũng đi học trên chuyến bay dài... 96 giây, theo Daily Mail.
Các thiếu niên trong độ tuổi 13, 14 này sống tại Papa Westray (còn gọi là Papay), một hòn đảo thuộc quần đảo Orkney ở Scotland. Hòn đảo có khoảng 70 người sinh sống và không có trường trung học. Vì thế, học sinh trên đảo phải theo một trường tại đảo Westray cùng khoảng 70 bạn học khác.
Khi bến phà nối liền Papay và Westray chưa được hoàn tất, các em đi học bằng máy bay.
Học sinh trên đảoPapa Westray lên chuyến bay kéo dài 96 giây mỗi tuần để đến trường. Ảnh: PA.
Thứ ba hàng tuần, 6 học sinh lên chuyến bay thuộc hãng hàng không Loganair tới Westray. Họ sẽ học và ở nhờ nhà người dân địa phương trước khi bay trở lại Papay vào thứ năm.
Quãng đường các học sinh phải đi học rất ngắn nhưng không có cầu, phà nên các em phải đi bằng máy bay. Ảnh: Dailymail.
Loganair điều chỉnh lịch bay nhằm đảm bảo các em luôn đến trường đúng giờ. Người đại diện của hãng cho biết thêm, thời gian trung bình của chuyến bay là 96 giây. Trong điều kiện gió xuôi thuận lợi, hành trình bay chỉ kéo dài 47 giây. Đây được xem là chuyến bay ngắn nhất thế giới.
Jonathan Davey, sinh viên Đại học London, thuê phòng trọ ở Ba Lan và đi học bằng máy bay để tiết kiệm tiền. Ảnh: Facebook
Một thanh niên khác cũng đi học bằng máy bay nhưng vì lý do tiết kiệm chi phí. Jonathan Davey, 23 tuổi, học ngành Nhân chủng học tại Đại học London, Anh, đã tìm ra cách đặc biệt để tiết kiệm tiền.
Năm 2014, sau chuyến du lịch châu Âu, cậu dành nhiều giờ để khảo sát giá vé máy bay, cũng như giờ khởi hành đến London cùng chênh lệch giá thuê phòng và quyết định chuyển đến sống tại thành phố Gdansk, Ba Lan.
Việc thuê trọ tại nơi cách trường khoảng 1.600 km giúp Jonathan tiết kiệm gần 7.000 bảng (hơn 238,6 triệu đồng) mỗi năm, mặc dù quá trình đi học khá phức tạp và vất vả, theo RT.
6h thứ tư hàng tuần, Jonathan bắt tàu hoặc xe buýt đến sân bay. Sau hai tiếng bay, sinh viên 23 tuổi có mặt tại sân bay Luton và lên tàu đến trường. Trong khoảng thời gian ở tại London, Jonathan thuê phòng trọ giá rẻ hoặc qua đêm trên ghế sô pha nhà bạn. Anh chỉ mang theo hành lý đơn giản, thỉnh thoảng về thăm bố mẹ ở Hampshire.
Với cách này, Jonathan chỉ mất khoảng 2.100 bảng (khoảng 71,5 triệu đồng) chi phí phòng ở và đi lại mỗi năm, tiết kiệm gần 7.000 bảng (hơn 238,6 triệu đồng) so với việc thuê nhà trọ gần trường.
Ngoài ra, việc đến trường bằng máy bay giúp cậu cảm thấy cuộc sống đại học giống như những kỳ nghỉ.
Theo Zing
Chuyện học hành của con nguyên thủ quốc gia Con gái tổng thống Mỹ theo học trường tư thục danh tiếng, thủ tướng Anh cho con học trường công lập trong khi ái nữ nhà Putin hoàn thành chương trình đại học tại trường cũ của bố. Con gái Tổng thống Mỹ Barrack Obama học trường tư thục danh tiếng Malia và Sasha Obama, hai ái nữ của ông chủ Nhà Trắng,...