Học sinh học ngôn ngữ lập trình thay thế Pascal
Bộ GD-ĐT vừa ban hành hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học môn tin học đối với bậc THCS, THPT từ năm học 2020 – 2021, trong đó lược bỏ nhiều nội dung giảng dạy ngôn ngữ lập trình Pascal trong chương trình tin học lớp 11.
Học tin học tại Trường THPT Trần Hữu Trang (Q.5, TP.HCM) – BẢO CHÂU
Nhìn nhận về sự thay đổi này, ông Trần Đức Huyên, nguyên Hiệu phó Trường THPT Lê Hồng Phong (TP.HCM), bắt đầu từ câu chuyện của một cựu học sinh của trường sáng lập một công ty sản xuất các sản phẩm thuộc lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tại Úc đã “kinh ngạc” khi biết học sinh hiện nay vẫn học ngôn ngữ lập trình Pascal – ngôn ngữ mà cựu học sinh này đã học gần 20 năm trước. Ông Huyên nói rằng ngôn ngữ Pascal là ngôn ngữ lập trình sơ khai có từ gần 50 năm trước, nay đã quá lạc hậu vì nặng nề, hàn lâm, thiếu tính ứng dụng. Các nước trên thế giới đã bỏ không sử dụng từ hàng chục năm nay nên với học sinh Việt Nam, học chỉ nhằm mục đích trả bài, lấy điểm mà thôi.
Còn một giáo viên tin học thì cho biết nội dung về Pascal trong sách giáo khoa lớp 11 tập trung vào lý thuyết nặng nề, gây quá tải cho việc dạy và học. Trong khi hiện tại có nhiều phần mềm, chương trình mang tính trực quan sinh động, thông dụng, thu hút học sinh mà vẫn đảm bảo được mục đích trang bị cho học sinh về lập trình và ngôn ngữ.
Video đang HOT
Song song với việc lược bỏ ngôn ngữ lập trình được coi là lạc hậu này, Bộ GD-ĐT cho phép các cơ sở giáo dục có thể lựa chọn giảng dạy các ngôn ngữ lập trình có tính cập nhật, hiện đại và thông dụng, đang được triển khai trong trường phổ thông nhiều nước như Python, C, C … Tùy từng cơ sở giáo dục sẽ thay thế một cách tương ứng ngôn ngữ lập trình phù hợp.
Ông Võ Thiện Cang, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Hữu Trang (Q.5 TP.HCM), cho hay năm học này trường bắt đầu dạy ngôn ngữ C cho học sinh. Để đưa chương trình mới vào giảng dạy, nhà trường đã phải đầu tư, sửa chữa lại phòng máy, nâng cấp máy, trang bị phòng học khang trang hơn để tạo sự hứng thú.
Khi kiểm tra bằng hình thức trực tuyến thì bài thi của học trò sẽ lưu trữ ở đâu?
Nghiên cứu Thông tư 26, nhiều giáo viên đã không khỏi lo lắng rằng, liệu hình thức kiểm tra trên hệ thống máy tính có thật sự khả thi hay không?
Theo Thông tư số 26 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 26/8/2020, có hiệu lực từ ngày 11/10/2020, các bài kiểm tra, đánh giá học sinh sẽ được thực hiện bằng một trong hai hình thức: truyền thống (trên giấy) hoặc trực tuyến (trên hệ thống máy tính).
Hình thức kiểm tra, đánh giá này sẽ được áp dụng cho cả kiểm tra 15 phút, thi Giữa kỳ và thi Cuối kỳ.
Thời gian làm bài kiểm tra, đánh giá trên giấy hoặc trên máy tính từ 45 phút đến 90 phút hoặc 120 phút (đối với môn chuyên).
Đề kiểm tra phải được xây dựng dựa trên ma trận cho trước nhằm đáp ứng yêu cầu, mức độ cần đạt của từng môn học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Nghiên cứu thông tư này, nhiều giáo viên đã không khỏi lo lắng rằng, liệu hình thức kiểm tra trên hệ thống máy tính có thật sự khả thi hay không? Bài làm của học sinh sẽ lưu trữ ở đâu, như thế nào? Nếu trong quá trình kiểm tra mà máy tính hư thì bài làm của học sinh có phải cũng mất theo?...
Nền tảng học và thi 789.vn đặt mục tiêu phải giải quyết tốt nhất các vấn đề này để cả Nhà trường và học sinh an tâm khi sử dụng hệ thống này để thi.
Nắm bắt được tình hình này, nền tảng học và thi 789.vn đặt mục tiêu phải giải quyết tốt nhất các vấn đề này để cả Nhà trường và học sinh an tâm khi sử dụng hệ thống này để thi.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Quang Trung - Giám đốc Công nghệ của 789.vn cho biết, nền tảng học và thi trực tuyến này đã hoàn thiện và đưa vào vận hành công nghệ đồng bộ hoá dữ liệu theo thời gian thực nhằm đảm bảo khi thí sinh thi sẽ không bị mất hay sai điểm nếu có sự cố bất ngờ xảy ra trong quá trình làm bài.
Theo công nghệ này, dữ liệu đồng thời lưu trên ứng dụng của học sinh tham gia thi và hệ thống máy chủ sau đó, sẽ liên tục kiểm tra, đối chiếu, đồng bộ nhằm đảm bảo dữ liệu được lưu và đồng bộ hoá đầy đủ, tránh mất dữ liệu cũng như điểm thi.
Tất cả bài làm của các em học sinh khi khảo thí trực tuyến đều được lưu trữ vĩnh viễn trên hệ thống của 789.vn. Các thầy/cô có thể tìm thấy bất cứ lúc nào cũng như dễ dàng in ra giấy chỉ với một thao tác đơn giản.
Được biết, hệ thống 789.vn vốn được xây dựng dựa trên trải nghiệm của người dùng, có sẵn nhiều phương án xử lý khi xảy ra các sự cố như mất điện, mất kết nối mạng Internet,... trong quá trình học sinh làm khảo thí trực tuyến ngay từ đầu.
Cứ mỗi 30 giây sẽ cập nhật kết quả bài làm của các em học sinh, việc thực hiện được sao lưu đa điểm và đồng bộ hoá dữ liệu theo thời gian thực là một bước tiến nhằm hoàn chỉnh các biện pháp đảm bảo dữ liệu và điểm thi cho hệ thống này.
Đặc biệt, 789.vn là hệ thống đã tổ chức thành công nhiều kỳ thi trực tuyến trước đây ví như đã từng triển khai khảo thí trực tuyến trên diện rộng các kỳ kiểm tra, thi Giữa kỳ, thi Học kỳ... cho nhiều trường cụ thể là các trường trung học phổ thông Nguyễn Du (Thành phố Hồ Chí Minh), Trung học phổ thông Trần Hữu Trang (Thành phố Hồ Chí Minh), Trung học phổ thông Nguyễn Huệ (Ninh Bình),..
Học sinh dùng điện thoại trong lớp: Chưa phải thời điểm thích hợp! Một chính sách ban hành phải đi kèm với đánh giá tính khả thi, cụ thể là thuyết minh được mục đích sử dụng và phương pháp quản lý hiệu quả Đại biểu Quốc hội PHẠM THỊ MINH HIỀN: Chỉ áp dụng khi đã chuẩn bị thật kỹ Tôi không phản đối thái quá việc cho học sinh (HS) sử dụng điện thoại...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân biệt thự dát vàng hơn 1000 tỷ tại TP.HCM của nam danh ca nổi tiếng bị cắt điện 2 lần
Sao việt
23:19:58 03/04/2025
NSND Như Quỳnh run người khi xem 'Địa đạo'
Hậu trường phim
23:09:43 03/04/2025
Triệu Lệ Dĩnh, Trương Nghệ Hưng, Lương Triều Vỹ 'đối đầu', ai sẽ xưng vương?
Phim châu á
22:19:06 03/04/2025
Park Han Byul 'sống như địa ngục' sau khi chồng đại gia vướng scandal chấn động
Sao châu á
22:16:59 03/04/2025
Cuộc 'lột xác' tuổi trung niên của Leonardo DiCaprio
Sao âu mỹ
22:11:53 03/04/2025
Nhà sản xuất '2 ngày 1 đêm' ra mắt chương trình sinh tồn
Tv show
21:55:08 03/04/2025
Hình ảnh Madam Pang ở Việt Nam
Netizen
21:48:05 03/04/2025
HLV David Moyes và Arne Slot đều nổi giận với trọng tài
Sao thể thao
21:47:05 03/04/2025
"Cục cưng nước Mỹ" khởi động tour diễn chuộc lỗi, nung nấu trở lại showbiz sau cái tát "trời giáng"
Nhạc quốc tế
21:32:19 03/04/2025
Bốn giai đoạn phát triển của bệnh COPD
Sức khỏe
21:18:02 03/04/2025