Học sinh học dốt đâu phải là tội?
Học sinh chỉ biến chuyển khi gặp được giáo viên tận tụy hết lòng chứ không phải những mệnh lệnh, những lời đe nẹt và những hình phạt sẵn sàng giáng xuống.
“Mỗi giờ chào cờ xong, cả lớp phải xếp dọn ghế trên sân trường (hình phạt dành cho lớp đứng hạng chót trong tuần). Chuyện này được lập lại nhiều lần vì lớp mình là lớp yếu.
Mình rất buồn! Cô giáo chủ nhiệm nói tiếp: “Không phải vì thi đua mà vì các con yếu quá các giáo viên bộ môn ai cũng chê, hầu như chưa bao giờ động viên các con một lời để cho có động lực.
Giúp học sinh học tốt cần nhiều tình thương hơn hình phạt (Ảnh Báo Giáo dục Việt Nam)
Lời tâm sự xót xa của một giáo viên chủ nhiệm lớp 6 một trường trung học cơ sở tại thành phố Biên Hòa đã làm nhiều người phải suy nghĩ.
Cô T. cho biết thêm, trường mình nằm tại vùng ven thành phố Biên Hoà. Học sinh lớp 6 vào trường là tiếp nhận theo danh sách các trường tiểu học đưa lên mà không được quyền sát hạch để loại trừ.
Bởi thế, chất lượng học tập của những học sinh này quá yếu. Lớp nào may mắn lắm mới được nhiều học sinh khá giỏi, không may thì toàn trung bình và yếu.
Năm nay, cô T. bốc trúng 1 lớp, các con rất ngoan, thầy cô trách phạt đủ hết nhưng không hề cãi, hay tỏ thái độ hỗn hào.
Mỗi tội các con học rất yếu (trong lớp chỉ có tầm 3 em giỏi 8 em khá còn lại trung bình, yếu).
Các môn “chính” (những môn Toán, Anh văn, Văn) các con không biết làm, ít phát biểu nên các tiết học luôn bị thầy cô cho vào sổ đầu bài điểm 7,8.
Cô T. nói mình đã động viên các con đủ cách, chỉ cách học, làm bài nhưng vẫn chậm.
Mình tâm sự với các giáo viên bộ môn nhưng các giáo viên ấy cứ nói lớp em nó dốt, hỏi không phát biểu nên trừ điểm sổ đầu bài. Riêng môn “phụ” thì các con có phát biểu.
Giờ phải làm sao để các con giỏi được ạ, vẫn biết sức các con chỉ vậy?
Câu hỏi của cô T. cũng chính là những trăn trở của không ít giáo viên làm công tác chủ nhiệm hiện nay ở các trường trung học phổ thông.
Video đang HOT
Thường thì mỗi lớp đều có một cuốn sổ đầu bài để các giáo viên bộ môn ghi nhận xét, cho điểm sau mỗi tiết dạy.
Cuối tuần, nhà trường tổng kết điểm và xếp thứ hạng toàn trường. Việc giáo viên bộ môn nhận xét lớp học dốt, không phát biểu và ghi điểm thấp cho lớp đâu phải là cách để giúp các em tiến bộ?
Xét cho cùng, học sinh học dốt bộ môn của mình là trách nhiệm thuộc về chính giáo viên dạy bộ môn ấy.
Thầy cô đặt câu hỏi mà học trò không trả lời chứng tỏ các em chưa hiểu bài? Chưa hiểu thầy cô muốn hỏi gì?
Cách tốt nhất là giáo viên phải có câu hỏi gợi mở, phải xé nhỏ câu hỏi ra.
Khi học sinh không làm được bài, chính thầy cô phụ trách môn học ấy phải có kế hoạch phụ đạo, kèm cặp để các em lấy lại kiến thức căn bản.
Thầy cô phải có kế hoạch tham mưu với nhà trường bố trí, sắp xếp dạy phụ đạo cho học sinh vào những thời gian thích hợp.
Khi mọi sự cố gắng nhưng các em vẫn vậy không tiến bộ gì thì cũng đành chấp nhận lực của các em chỉ đến đó.
Và mức đòi hỏi ở các em cũng chỉ giới hạn ở mức độ trung bình là đã thành công rồi.
Ghi điểm đầu bài thấp, phạt cả lớp không phải là biện pháp tốt
Học sinh có lự học yếu nếu nhà trường và giáo viên không có biện pháp bồi dưỡng, phụ đạo và kèm cặp mà chỉ chăm chăm dùng biện pháp trừng phạt thì xin thưa rằng các em yếu sẽ càng yếu hơn.
Chưa hết, do bị phạt nhiều, các em sẽ dễ dàng chai cảm xúc, xuất hiện tư tưởng bất cần thì tác hại mang đến là vô cùng lớn.
Trong thực tế, đã có không ít em có lực học yếu nhưng nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của thầy cô mà học tốt lên rất nhiều.
Và đã có không ít học sinh do thầy cô chỉ biết dùng hình phạt nên ngày càng chán nản, bỏ bê việc học và trượt dài trên con đường hư hỏng.
Học sinh chỉ thật sự biến chuyển khi gặp được những thầy cô tận tụy hết lòng với chúng chứ không phải những mệnh lệnh, những lời đe nẹt và những hình phạt sẵn sàng giáng xuống.
Theo báo giáo dục
Thiếu trung thực, cô hại trò hại cả mình
Tại lớp học, cô giáo chủ nhiệm N.T.T. đã điểm danh trên phần mềm Sycamor (phần mềm quản lý của nhà trường) ghi nhận học sinh L.H.L "nghỉ học có phép".
Liên quan đến vụ cháu bé học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Gateway (Cầu Giấy, Hà Nội) tử vong, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Cầu Giấy vừa khởi tố thêm một bị can.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Cầu Giấy vừa ra quyết định khởi tố bị can đối với N.T.T (29 tuổi, giáo viên chủ nhiệm lớp 1 Tokyo, Trường Tiểu học Gateway) về tội danh "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Cô N.T.T được giao phụ trách lớp 1 Tokyo, nơi cháu L.H.L đăng ký học. Cũng chính cô N.T.T là người điểm danh học sinh vào lúc 7h50 sáng 06/08, ngày xảy ra sự cố cháu L.H.L bị phát hiện tử vong chiều cùng ngày.
Tại lớp học, cô giáo chủ nhiệm N.T.T đã điểm danh trên phần mềm Sycamor (phần mềm quản lý của nhà trường) ghi nhận học sinh L.H.L "nghỉ học có phép".
Tuy nhiên, cô T. đã "quên" không liên lạc với phụ huynh học sinh để xác nhận vắng mặt theo quy định của nhà trường.
Bị can N.T.T được tại ngoại vì có những khai báo thành khẩn, hợp tác tốt với cơ quan công an.
Có ai xin phép đâu, sao lại nghỉ học có phép?
Một trong những chiếc xe bus đưa đón học sinh của trường Gateway. (Ảnh chỉ mang tính minh họa, nguồn: Infonet.vn)
Không phải "ngẫu nhiên" mà "nghỉ học không phép" biến thành "nghỉ học có phép". Trong giáo dục, có thi đua "chuyên cần", học sinh đi học đầy đủ, nghỉ học có phép, có người xin phép, có lý do chính đáng là tốt; ngược lại, nếu học sinh nghỉ học không phép, thể hiện "yếu kém năng lực" của giáo viên chủ nhiệm; vì thế không phép được "hô" thành có phép.
Sự thiếu trung thực của cô giáo chủ nhiệm T., là minh chứng của bệnh ngụy tạo thành tích trong giáo dục; phải chăng cuối cùng chính sự thiếu trung thực đó vô tình góp phần nguyên nhân cướp đi mạng sống của học trò?
Nếu như vậy, quả thực là cô hại trò, nay hại cả chính mình.
Nếu cô trung thực, điểm danh "nghỉ học không phép", buộc cô phải liên hệ với phụ huynh hoặc bộ phận quản sinh phải làm việc này; nếu giáo viên chủ nhiệm không được liên hệ trực tiếp với phụ huynh thì "kiếp nạn" này cô không phải gánh.
Dân ta có câu "thật thà hơn cha quỷ quái" thật đúng trong trường hợp này.
Nếu vì "hô" không phép thành có phép là bị truy tố, không ít giáo viên chủ nhiệm bị vướng vòng lao lý!
Thiếu trung thực, thầy cô hại trò hại mình không ít.
Giáo dục đào tạo ra nhân lực cho xã hội, nền giáo dục tốt sẽ đào tạo ra nhân lực tốt và ngược lại.
Chính thầy cô đã thiếu trung thực, cho ra lò các "sản phẩm lỗi"; các "sản phẩm lỗi" này quay trở lại quản lý xã hội, thừa bằng cấp, thiếu đạo đức, năng lực; đọc không hiểu văn bản; tham mưu chính sách vì lợi ích nhóm, "không cãi ai, không đuổi được" v.v...
Chính vì thế, người ta nói giáo dục giả dối là nền giáo dục thất bại; giả dối hại mình, hại người, hại cả con đường phát triển của đất nước.
Vì thế, dẹp bỏ bệnh ngụy tạo thành tích trước khi triển khai chương trình mới; đừng để bệnh ngụy tạo thành tích "di căn" vào chương trình mới; ngay từ lớp 1, giáo viên phải dạy thật, được tổng kết đánh giá thật; tuyệt đối không ngụy tạo thành tích.
Nếu lớp 1 bị "nhiễm bệnh" ngụy tạo thành tích, nó sẽ kéo lên lớp 2... chương trình mới cũng khó mà thành công được như kì vọng.
Nên chăng, loại bỏ bệnh ngụy tạo thành tích là nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt hiện nay trước khi thực hiện chương trình mới.
Tài liệu tham khảo:
1: //infonet.vn/vu-hoc-sinh-truong-gateway-tu-vong-khoi-to-giao-vien-chu-nhiem-post316691.info
2: //laodong.vn/phap-luat/khoi-to-giao-vien-chu-nhiem-trong-vu-hoc-sinh-truong-gateway-tu-vong-760204.ldo
Sơn Quang Huyến
Theo giaoduc.net.vn
4 năm liền viết tự kiểm, con tôi 'lột xác' khi gặp cô giáo lớp 5 Con tôi trải qua 5 năm tiểu học với rất nhiều kỷ niệm. Hồi con học lớp 1, cô giáo chủ nhiệm có thâm niên 30 năm đứng lớp ấn tượng về con tới mức thốt lên: 'Không biết bố mẹ bạn ấy ra sao mà bạn ấy quá nghịch!'. Minh họa: NGỌC NHI Con bướng bỉnh, hiếu động, luôn chân tay và...