Học sinh hào hứng thi sáng tạo robot chủ đề nông nghiệp 4.0
56 đội thi đến từ 30 trường THCS, THPT khu vực phía Bắc hào hứng tham gia Cuộc thi “HNUE – Sáng tạo Robot 2020″ với chủ đề về nông nghiệp 4.0.
Học sinh tham gia thi sáng tạo robot với chủ đề về nông nghiệp 4.0.
Diễn ra trong 1 ngày (8/11), “HNUE – Sáng tạo Robot 2020″ là cuộc thi thường niên do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội (HNUE) phối hợp với Công ty Cổ phần Giáo dục KDI tổ chức. Sự kiện này đồng thời là một hoạt động ý nghĩa hướng tới kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
PGS.TS Nguyễn Văn Trào, Phó hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội cho biết: Với chủ đề “Nông nghiệp 4.0″, cuộc thi thử thách người tham gia trong việc lập trình robot để thực hiện các nhiệm vụ mô phỏng lại quá trình sản xuất nông nghiệp với sự hỗ trợ của robot.
Thông qua đó, giúp các em tìm hiểu, nâng cao kiến thức về giáo dục STEM, lập trình, robotics; rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết như tư duy sáng tạo, giao tiếp, hợp tác nhóm; áp dụng các trải nghiệm kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tế…
Video đang HOT
Cuộc thi thu hút 56 đội thi đến từ 30 trường THCS, THPT khu vực phía Bắc.
Chia sẻ thêm về cuộc thi, PGS.TS Lê Huy Hoàng – Trưởng khoa Sư phạm Kỹ thuật (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội), Chủ biên Chương trình môn Công nghệ trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 – cho biết: Cuộc thi nhằm xây dựng sân chơi đổi mới sáng tạo cho học sinh, giáo viên tại các trường học, khơi dậy niềm đam mê Công nghệ, Khoa học, Kỹ thuật trong mỗi cá nhân.
Mỗi năm cuộc thi sẽ có một chủ đề khác nhau nhằm ứng dụng kiến thức robotics, tự động hóa để thực hiện các nhiệm vụ trên sa bàn. Điểm nhấn đặc biệt chỉ có riêng tại “HNUE – Sáng tạo Robot 2020″ đó là các thí sinh tự do sáng tạo robot của mình bao gồm thiết kế cơ khí, lập trình chương trình và điều khiển tự động.
Học sinh tham gia cuộc thi thực hiện lập trình robot để thực hiện các nhiệm vụ mô phỏng lại quá trình sản xuất nông nghiệp với sự hỗ trợ của robot.
“Khái niệm giáo dục STEM trên thế giới đã không còn xa lạ. Tại Việt Nam, giáo dục STEM cũng đang bắt đầu được nhân rộng tại nhiều trường học ở nhiều tỉnh thành lớn. Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo dục STEM rất được coi trọng.
Bộ GD&ĐT đã ban hành hướng dẫn áp dụng giáo dục STEM vào chương trình phổ thông qua 3 hình thức: dạy học các môn khoa học theo bài học STEM; tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM; tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật.
Cuộc thi này hướng tới và thúc đẩy giáo dục STEM trong nhà trường với hình thức thứ 2 theo định hướng của Bộ GD&ĐT là hoạt động trải nghiệm; thúc đẩy sự hứng thú, giúp học sinh yêu thích môn học, từ đó có thể chủ động hơn trong lựa chọn nghề nghiệp sau này” – PGS Lê Huy Hoàng cho biết thêm.
Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức chọn ra 1 đội xuất sắc nhất để trao giải nhất, 1 đội giải nhì, 2 đội giải ba và 4 giải khuyến khích. Ngoài ra, cuộc thi cũng sẽ có các giải thưởng phụ, như giải phong cách thi đấu, giải pháp sáng tạo, tinh thần hợp tác, ngôi sao triển vọng.
"Kiếp" trợ giảng của cử nhân sư phạm mới ra trường, nỗi niềm biết tỏ cùng ai
Làm trợ giảng, không có kinh nghiệm đứng lớp lại càng ít kinh nghiệm đi và phải giải quyết nhiều việc không tên.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mỗi năm có khoảng 10.000 sinh viên ngành sư phạm ra trường khó có việc làm đúng ngành. Tuy nhiên, những sinh viên sư phạm mới ra trường may mắn xin được việc làm tại các cơ sở giáo dục đào tạo cũng gặp không ít khó khăn.
Là sinh viên thực tập (khóa K66, Khoa Giáo dục Tiểu học - Sư phạm tiếng Anh) Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, sau khi ra trường cô giáo H.B được tuyển vào làm hợp đồng tại một trường tiểu học tư thục có tiếng tại Thủ đô Hà Nội.
Với sự nhiệt huyết của một sinh viên ngành sư phạm mới ra trường, cô giáo H.B tràn đầy khát khao được cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp trồng người.
Ảnh minh họa: Lã Tiến
Tuy nhiên, sự khát khao nhiệt huyết của cô giáo H.B nhanh chóng bị thử thách. Ngôi trường tiểu học cô đang công tác đang ở trong tình trạng "thiếu lớp,thừa giáo viên". Bản thân là một giáo viên mới, kinh nghiệm đứng lớp còn rất ít nên đương nhiên ban giám hiệu nhà trường sẽ chưa phân lớp cho cô. Cô được ban giám hiệu phân công làm trợ giảng STEM với lời hứa là năm sau sẽ cho đứng lớp.
Đứng trước hai sự lựa chọn, một là ở lại làm trợ giảng STEM, học hỏi kinh nghiệm để năm sau nhận lớp, hai là tìm kiếm cơ hội ở một môi trường khác, cô giáo H.B chia sẻ: "Em cũng tính đi tính lại, nếu hồi đó ở lại làm trợ giảng STEM thì không đúng chuyên môn. Hồi đầu năm học, sau khi trúng tuyển vào trường nhưng chưa được nhận lớp, em ở lại, không đi phỏng vấn ở những trường khác, đến lúc trường nói không cho nhận lớp thì các trường khác đã không còn đợt tuyển nữa. Dở dang, em quyết định về quê lập nghiệp".
Cũng có cùng hoàn cảnh như cô giáo H.B, cô giáo Thùy Dương cũng gặp không ít khó khăn khi phải làm hơi "trái chân": "Về mặt tích cực, chưa nhận lớp, em chưa phải chịu nhiều áp lực từ phụ huynh. Về khó khăn, làm trợ giảng, không có kinh nghiệm đứng lớp lại càng ít kinh nghiệm đi và phải giải quyết nhiều việc không tên. Dù em cũng muốn chuyển sang trường khác để được đứng lớp nhưng giữa năm học thì không còn trường nào tuyển nữa, đành phải đợi hè năm sau thôi ạ".
Đang làm trợ giảng tại một trường tiểu học tại Hà Nội, cô giáo Phùng Hậu chia sẻ: "Em sinh hoạt chuyên môn ở tổ 5, các chị chủ nhiệm thương em lắm. Có khó khăn là hồi đầu em ở khối 1 và khối 3 còn được tiếp xúc với các chị chủ nhiệm để học hỏi kinh nghiệm, giờ lên khối 4 và khối 5 hôm nào cũng phải đi theo các chuyên gia tiếng Anh lên lớp, không được tiếp xúc với các chị nhiều, không được học cách quản lý, phải tự giải quyết vấn đề. Rồi là ít được giao tiếp với các chị nữa.
Đợt ở khối 1 và khối 3 em còn được đứng lớp dạy, nhưng lên khối 4 và khối 5 thì mình chỉ quản lí và giải thích khi học sinh không hiểu thầy Tây nói gì thôi. Một số lớp học sinh coi nhẹ các môn tiếng Anh chuyên gia nên rất khó khiến các bạn tập trung và bớt nghịch".
Cô giáo Phùng Hậu còn chia sẻ thêm: "Bạn em làm ở trường khác cuối giờ phải ở lại lau dọn lớp. Buổi sáng, 6 giờ 50 phải có mặt ở trường để đón học sinh. Cả ngày quay cuồng với công việc, không có thời gian về tổ để trao đổi kiến thức chuyên môn với các giáo viên khác, giờ ra chơi thì phải trực ở dưới sân trường".
Khó khăn là thế tuy nhiên khi được hỏi có cảm thấy chán và muốn bỏ nghề không? Cô giáo Phùng Hậu chia sẻ: "Em tự coi đây là cơ hội để mình học hỏi. Em nghĩ nếu đủ kiên nhẫn, chịu khó tự học hỏi, trau dồi, ngày em được đứng lớp sẽ không xa nữa".
Phụ huynh vật lộn dạy con mỗi tối: Tiến sĩ giáo dục chỉ ra sai lầm 'chết người' Nhiều phụ huynh ngồi kè kè dạy con buổi tối nhưng vẫn không hiệu quả. Tiến sĩ Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội đã chỉ ra sai lầm chết người trong cách dạy con. Ảnh minh họa Nhiều lúc chỉ muốn đánh con Năm học mới bắt đầu cũng là lúc nhiều cha...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Phim Việt hay tuyệt đỉnh sau 19 năm vẫn gây ám ảnh: Tâm lý yếu đừng xem, nữ chính đẹp tới độ khó chấp nhận
Phim việt
12:25:33 01/05/2025
Lật Mặt 8 thống trị phòng vé ngày đầu công chiếu, doanh thu bỏ xa 24 đối thủ cộng lại
Hậu trường phim
11:48:11 01/05/2025
Top những món ngon cho ngày lễ 30/4 -1/5 không dầu mỡ
Ẩm thực
11:42:39 01/05/2025
Hồ Ngọc Hà "hét giá" cát-xê tiền tỷ, Noo Phước Thịnh chỉ biết cười trừ
Nhạc việt
11:24:06 01/05/2025
TP.HCM sẽ không trình diễn 10.500 thiết bị bay không người lái vào tối 1-5
Tin nổi bật
11:07:48 01/05/2025
Phong cách thủy thủ: trẻ trung khi đi biển, thanh lịch trong thành phố
Thời trang
11:03:10 01/05/2025
"Người đàn ông sến nhất Kpop" gây tranh cãi khi ngồi ghế nóng show nhảy cực hot, netizen thắc mắc "trình đến đâu?"
Nhạc quốc tế
10:47:29 01/05/2025
Trang trí ban công: Cách 'hô biến' không gian nhỏ thành thiên đường
Sáng tạo
10:46:47 01/05/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 1/5 - tử vi 12 chòm sao hôm nay chi tiết
Trắc nghiệm
10:40:18 01/05/2025
Nên mua iPhone 16 Pro, Galaxy S25 hay Pixel 9 Pro?
Đồ 2-tek
10:39:23 01/05/2025