Học sinh Hải Phòng sáng tạo máy khuấy, đảo khí cho đầm nuôi thủy sản
Nhóm học sinh Trường Trung học cơ sở Chu Văn An (Hải Phòng) sáng tạo ra máy khuấy, đảo khí cho đầm nuôi trồng thủy sản bằng năng lượng gió.
Sáng tạo trên thuộc về 5 học sinh lớp 9D9 Trường Trung học cơ sở Chu Văn An (quận Ngô Quyền, Hải Phòng) gồm: Đào Đình Bình, Trịnh Hoàng Giang, Nguyễn Ngọc Ánh, Nguyễn Hoàng Huy và Đặng Phương Nam.
Cô giáo Nguyễn Thị Đại, giáo viên dạy môn Vật lý nhà trường trực tiếp hướng dẫn nhóm tác giả trên thực hiện đề tài.
Đề tài “Máy khuấy, đảo khí cho đầm nuôi trồng thủy sản bằng năng lượng gió” của nhóm học sinh đã xuất sắc đạt giải Đặc biệt, giải Nhất cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên nhi đồng Hải Phòng năm 2018.
Sục khí bằng băng lượng gió
Theo cô giáo Nguyễn Thị Đại, qua khảo sát, các đầm nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là đầm nuôi tôm tại Hải Phòng phải thường xuyên sử dụng máy sục khí chạy bằng năng lượng điện.
Hàng tháng người nông dân đều phải trả một số tiền điện rất lớn cho việc sử dụng các máy sục khí tại các đầm nuôi thủy sản.
Có những năm thời tiết không thuận lợi, người dân bị mất mùa thì việc trả tiền điện cho một vụ tôm là vấn đề rất lớn.
Máy khuấy, đảo khí chạy bằng năng lượng gió được nghiên cứu, chạy thực nghiệm 3 lần tại đầm nuôi tôm (Ảnh: Nguyễn Đại)
“Với mong muốn có một sản phẩm tiết kiệm năng lượng, các em học sinh lớp 9D9 đã tư duy, sáng tạo ra đề tài “Máy khuấy, đảo khí cho đầm nuôi trồng thủy sản bằng năng lượng gió”.
Chiếc máy này sẽ thế các máy sục khí hoạt động bằng điện giúp người nông dân tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường và giảm giá thành sản phẩm đầu ra của thủy sản, đặc biệt là tôm”, cô Đại chia sẻ.
Cũng theo cô giáo Đại, ý tưởng trên được các học sinh của cô ấp ủ từ năm 2016, trải qua 2 năm nghiên cứu và chế tạo thành chiếc máy hoàn hảo.
Vật liệu để tạo nên chiếc máy khuấy, đảo khí gồm: ống sắt; chân đế bằng sắt (khi lắp đặt vào thực tế thì có thể dùng vật liệu thép không gỉ và chân đế được đổ bê tông);
Video đang HOT
Ống nhựa loại nhỏ, loại to và keo dán; Bánh răng; Pin mặt trời (công suất 25W, dòng 1,57 ampe lúc Pmax; Điện áp ra 16 vol lúc Pmax; Kích thước 465/360/25mm);
Một bình ắc quy 12vol DC, 30A; Động cơ điện một chiều 12V, 1 bộ solar charge controller sạc acquy.
Chi phí để lắp ráp chiếc máy khuấy, đảo khí bằng năng lượng gió rẻ hơn so với máy chạy bằng điện (Ảnh: Nguyễn Đại)
Theo em Nguyễn Ngọc Ánh, nguyên lý hoạt động của chiếc máy rất đơn giản, khi gió cấp 3 (từ 12-19 km/giờ) trở lên đập vào cánh quạt làm trục thẳng đứng quay.
Thông qua hệ thống bánh răng chuyển động được truyền tới trục nằm ngang theo tỉ số truyền 1:4. Khi đó các cần gạt nước khuấy nước làm hòa tan oxy vào nước.
Sau khi lắp ráp, chiếc máy trải qua với 3 lần thực nghiệm tại đầm nuôi tôm thuộc quận Hải An (Hải Phòng) mới thành sản phẩm hoàn hảo đem dự thi.
“Trong 3 lần thực nghiệm, lần đầu chiếc máy không hoạt động. Lần thứ 2 máy có hoạt động nhưng gió dưới cấp 3 thì máy không quay.
Lần thứ 3, chiếc máy được tích hợp năng lượng mặt trời thì quay hoàn hảo, khiến cô và trò vui mừng khôn siết”, cô Đại nói.
Cần áp dụng vào thực tiễn, tránh lãng phí
Theo chia sẻ của nhóm học sinh Trường Trung học cơ sở Chu Văn An, việc nghiên cứu đề tài trên là cách để học sinh có thể học hỏi, trau dồi kinh nghiệm cho bản thân.
Học sinh biết gắn kiến thức đã học trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống, tự xây dựng cho mình ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng trong việc tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và giáo dục mọi người cùng thực hiện.
Sản phẩm của nhóm học sinh Trường Trung học cơ sở Chu Văn An giành giải đặc biệt cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng Hải Phòng năm 2018. (Ảnh: Lã Tiến)
Nhóm học sinh Trường Trung học cơ sở Chu Văn An cũng mong muốn những kết quả nghiên cứu về đề tài này sẽ được hoàn thiện hơn, sớm áp dụng vào thực tiễn.
Qua đó giúp người nông dân tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường khi đầu tư nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm.
Đánh giá của cơ quan tổ chức cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên nhi đồng Hải Phòng năm 2018, sản phẩm máy khuấy, đảo khí của nhóm học sinh Trường Trung học cơ sở Chu Văn An có tính khả thi cao, có thể áp dụng vào thực tiễn.
Theo thầy giáo Phạm Văn Quân, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Chu Văn An, sản phẩm “Máy khuấy, đảo khí cho đầm nuôi trồng thủy sản bằng năng lượng gió” của nhóm học sinh nhà trường xuất sắc đạt giải Nhất và giải Đặc biệt cấp thành phố.
Đây là niềm vinh dự và tự hào của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và các em học sinh nhà trường.
Điều đáng nói là, sản phẩm máy khuấy, đảo khí chạy bằng năng lượng gió chưa từng thấy trong lịch sử ngành thủy sản Việt Nam.
Điều này cho thấy, học sinh Trường Trung học cơ sở Chu Văn An rất năng động và cực kỳ sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.
“Với tính ưu việt của máy khuấy, đảo khí, các em học sinh và nhà trường mong muốn các cấp lãnh đạo xem xét đưa sản phẩm vào thực tiễn để tránh lãng phí.
Đồng thời quan tâm, tạo điều kiện để khuyến khích nhiều học sinh tham gia nghiên cứu khoa học”, thầy Quân nói.
Được biết, Trường Trung học cơ sở Chu Văn An là một trong những trường đi đầu về việc tiếp cận dạy học theo định hướng STEM.
Nhiều năm qua, nhà trường luôn chú trọng việc đổi mới phương pháp giảng dạy, dạy học trải nghiệm, dạy học theo định hướng STEM.
Năm 2016, nhà trường là một trong 14 trường trên toàn quốc tham gia dự án STEM do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội Đồng Anh tổ chức.
Từ năm 2015 trở lại đây, năm nào nhà trường cũng có các các sản phẩm tham dự cuộc thi Khoa học kĩ thuật, cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn.
Đặc biệt, tại cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng, cuộc thi Schoollab, các sản phẩm dự thi của nhà trường đều đạt giải cao cấp quận, thành phố và cấp Quốc gia.
Theo giaoduc.net.vn
Sóc Trăng: Cậu học trò người dân tộc Khmer giành giải Nhất cuộc thi Sáng tạo
Với sản phẩm "Điều khiển thiết bị bằng điện thoại di động", nam sinh người dân tộc Khmer đã xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sóc Trăng lần thứ VII năm 2018. Đây cũng là sản phẩm được tỉnh Sóc Trăng chọn tham dự cuộc thi toàn quốc.
Tro chuyên vơi chúng tôi, Liêu Hoang Phu (học sinh trường THPT Dân tộc nội trú Huỳnh Cương, Sóc Trăng) cho biêt: Em sinh năm 2000 trong môt gia đinh nông dân ngươi dân tôc Khmer ơ TP Soc Trăng, tinh Soc Trăng. Gia đinh em chi co ít đât san xuât nên cuôc sông cũng kha vât va khi cha me phai nuôi 5 ngươi con đi hoc.
Trong suôt 12 năm hoc phô thông, Hoang Phu luôn đat danh hiêu hoc sinh gioi toan diên. Ngoai ra, vào năm hoc lơp 9, em đa đat danh hiêu hoc sinh gioi câp tinh môn Tin hoc; năm lơp 11 đat danh hiêu hoc sinh gioi câp tinh môn Vât ly.
Thây Văn Kim Ngoi - Pho Hiêu trương trương THPT Dân tộc nội trú Huynh Cương, nhân xet: "Ở trường, em Phú được thây cô, ban be quý mến vì em rât chăm hoc va luôn hoc gioi. Em cung la ngươi rât nhiệt tình, hiên lanh và đam mê sáng tạo. Năm nào em cung tham gia cuôc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng và đa sơ hưu nhiêu giai thương cao".
Theo Hoang Phu, đên nay em đã sơ hưu 10 giai thương trong cac ky tham gia cuôc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn Sóc Trăng phối hợp tổ chức.
Nam sinh Liêu Hoàng Phú với sản phẩm sáng tạo của mình.
Với cuộc thi năm 2018, Hoang Phu đăng ky dư thi sản phẩm "Điều khiển thiết bị bằng điện thoại di động". Vơi giai phap nay, em đa đươc trao giai Nhât câp thanh phô va câp tỉnh. Đông thơi, giai phap nay là 1/6 giải pháp được tinh chọn tham dự cuộc thi toàn quốc.
Noi vê công trinh nay, Liêu Hoang Phu cho biêt: "Ơ nha cung như ơ trương, em thây moi ngươi phai thưc hiên thu công vơi đô dung, vât dung, vưa mât thơi gian, vưa thiêu an toan. Vi vây, em nghi minh phai lam môt cai gi đo đê điêu khiên cac đô dung, vât dung nay tư xa. Tư đo, ý tưởng đươc ra đơi".
Theo mô ta cua Hoang Phu, em đa chê tao ra môt thiêt bi sư dung sóng điện thoại di động thiết lập ra một chương trình điều khiển từ xa. Cu thê, dung môt phich căm nôi nguôn điên tư ô căm vao thiêt bi, trên thiêt bi co 7 ngo ra tương ưng vơi cac thiêt bi sư dung điên trong gia đinh. Đên thoai di đông đươc kêt nôi vơi thiêt bi. Trên điên thoai di đông co 9 nut điêu khiên. Trong đo, tư nut sô 1 đên nut sô 7 dung điêu khiên 7 ngo ra cua thiêt bi; sô 8 dung đê tăt thiêt bi, con sô 9 dung bât mơ thiêt bi. Thiêt bi nay đươc găn vơi cac vât dung, đô dung trong gia đinh. Khi cân sư dung vât dung, đô dung nao trong gia đinh, chi cân mơ thiêt bi va bâm vao sô cân thiêt thi thiêt bi đo se hoat đông, chi cân co song điên thoai la điêu khiên đươc.
Sản phẩm được đánh giá có tính khả thi cao ở chỗ có thể tự động hóa bật, tắt các thiết bị, giảm được sức lao động, tải ra của mạch là 220V có thể sử dụng cho tất cả các thiết bị điện trong nhà cùng một lúc, đặc biệt với chi phí lăp rap thiêt bi nay không cao, chi khoang 700.000 đông. Con nêu ban ra thi trương thi dao đông tư trên 1 triêu đông, rât dê trong gia đình, cơ quan, trường học.
Được biết, ky thi THPT Quôc gia 2018 vưa qua, Liêu Hoang Phu đa chinh thưc đô vao Trương Đai hoc Y Dươc Cân Thơ. Hiên em đang hoan thanh hô sơ, thu tuc nhâp hoc chuyên nganh Dươc cua trương nay.
Cao Xuân Lương
Theo Dân trí
Chuyện về hai chàng trai đất Cảng giành huy chương Olympic Toán quốc tế Lần đầu tiên, Hải Phòng có 2 thành viên góp mặt trong đội tuyển Olympic Toán quốc tế và cả 2 đều đạt huy chương, mang lại niềm tự hào cho thành phố Cảng. Từ phải sang: Trịnh Văn Hoàn và Trần Việt Hoàng Lọt vào danh sách đội tuyển Olympic Toán quốc tế 2018 là điều bất ngờ đối với Trịnh Văn...