Học sinh Hà Nội tiếp tục nghỉ học đến 15/4, tăng cường học qua truyền hình
Học sinh tất cả các cấp của Hà Nội sẽ nghỉ học thêm 10 ngày nữa so với quyết định lần trước, đến 15/4, do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Trong cuộc họp Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội chiều 27/3, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chỉ đạo tiếp tục cho học sinh các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông, học viên các trường cao đẳng, dạy nghề trên địa bàn thành phố nghỉ học đến hết ngày 15/4.
Theo Chủ tịch UBND thành phố, tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, cần phải áp dụng ngay các biện pháp hạn chế tụ tập đông người kể từ 0h ngày 28/3 đến hết ngày 15/4. Vì thế, Hà Nội tiếp tục cho học sinh tất cả các cấp, từ mầm non đến trung học phổ thông, học viên các trường cao đẳng, dạy nghề trên địa bàn thành phố nghỉ học đến hết ngày 15/4.
Học sinh Hà Nội học qua truyền hình Hà Nội. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Cùng với đó, ông Nguyễn Đức Chung yêu cầu các trường cần tiếp tục có các chương trình giảng dạy bằng hình thức trực tuyến phù hợp cho học sinh, tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch, bảo đảm giữ gìn vệ sinh, khử khuẩn cũng như chuẩn bị đầy đủ các thiết bị y tế cho các lớp học.
Tại các quận, huyện, việc triển khai học qua truyền hình, học trực tuyến thời gian qua đã được triển khai sâu rộng. Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã kịp thời hướng dẫn các đơn vị, trường học triển khai các giải pháp hỗ trợ học sinh vừa củng cố bài cũ, vừa được học bài mới bằng cách mở rộng hệ thống học tập trực tuyến Hanoi Study. Thời gian dạy học qua truyền hình cho học sinh từ lớp 4 đến lớp 12 trên toàn thành phố đến ngày 15/7/2020. Trong đó, các bài dạy qua truyền hình giúp học sinh tiếp cận bài học mới theo phân phối chương trình, còn việc học tập trực tuyến tạo điều kiện để các em củng cố, ôn tập kiến thức đã học.
Lê Vân
Giọt mồ hôi phía sau chương trình dạy học trên truyền hình
Trước tình hình bệnh Covid-19 tại Hà Nội, khiến học sinh Hà Nội phải nghỉ học gần 2 tháng, từ ngày 9-3, Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội đã phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức dạy học trên truyền hình cho học sinh lớp 9 và lớp 12.
Chỉ sau đó 10 ngày, các chương trình dạy và học cho học sinh lớp 4, 5 cấp Tiểu học, lớp 6, 7, 8 cấp THCS và lớp 10,11 cấp THPT lần lượt được phát sóng. Từ ngày đầu phát sóng đến nay, chương trình đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ xã hội.
Tuy nhiên, ít ai biết được để có được những bài giảng chất lượng, phục vụ gần 2 triệu học sinh Hà Nội là những nỗ lực, mồ hôi công sức của cả một tập thể những cán bộ Đài Phát thanh và Truyền hình (PT-TH) Hà Nội và đội ngũ các thầy cô giáo tham gia chương trình.
Video đang HOT
Ông Đoàn Khắc Sóng, Trưởng Ban biên tập chương trình Đài PT-TH Hà Nội cho biết: Chỉ sau 3 ngày nhận nhiệm vụ, Đài đã huy động nhân lực, trang thiết bị, các trường quay hiện có để tập trung sản xuất chương trình và lên sóng.
"Bên cạnh công tác đối phó dịch, thành phố còn rất quan tâm đến các lĩnh vực đời sống xã hội, đặc biệt là giáo dục. Cả đồng chí Bí thư Thành ủy và Chủ tịch UBND thành phố đều coi việc học trên truyền hình là một nhiệm vụ, là kênh quan trọng đáp ứng nhu cầu của học sinh thủ đô trong phòng, chống dịch Covid-19. Xác định rõ điều đó, nhân viên của Đài và lực lượng giáo viên tham gia giảng dạy trên truyền hình đều làm việc với một tinh thần chống dịch như chống giặc", ông Sóng chia sẻ.
Báo QĐND Online xin gửi tới bạn đọc một số hình ảnh về những người đang ngày đêm lặng thầm làm việc, để việc học của gần 2 triệu học sinh thủ đô không bị gián đoạn.
Tất cả đều chạy đua với thời gian, từ việc lựa chọn giáo viên đến chuẩn bị giáo án cho phù hợp với cách dạy mới.
Không chỉ học sinh thủ đô mà học sinh nhiều tỉnh khác có dịp tiếp cận với những giáo viên mới, có kỹ năng giảng dạy tốt.
Dù làm việc vất vả nhưng ai cũng nhớ đeo khẩu trang bảo vệ sức khỏe.
Ekíp làm việc từ 7 giờ 30 phút sáng đến gần 23 giờ đêm mới kết thúc do sức ép khối lượng lớn công việc.
Bên cạnh những nhiệm vụ thường xuyên, trung bình một ngày Đài sản xuất thêm 15 chương trình phục vụ các cấp học.
Với khối lượng công việc gấp đôi bình thường, không có thêm nhân lực nên Đài chỉ khắc phục bằng việc tăng ca, tăng kíp.
Việc dạy học trên truyền hình dù vất vả hơn bình thường nhưng các thầy cô giáo tham gia rất hào hứng. Họ luôn đến sớm để chuẩn bị và xem lại bài giảng.
Giáo viên phải sử dụng đến công nghệ thông tin nhiều hơn để bài giảng trở nên sinh động, tăng tính tương tác.
Dạy học trên truyền hình, giáo viên phải dùng phương pháp độc thoại, coi như học sinh đang đứng trước mặt và giảng. Vì không có sự tương tác với học sinh nên sự chuẩn bị phải kỹ lưỡng hơn, đầy đủ và giải thích chi tiết hơn so với việc học trên lớp.
Các cán bộ của Đài luôn túc trực hỗ trợ các thầy cô với phương pháp dạy học mới.
Bố trí giờ phát sóng cũng là một áp lực không nhỏ khi thời lượng dạy học mỗi ngày chiếm hơn 7 giờ đồng hồ.
Dạy học trên truyền hình là nhiệm vụ ưu tiên số một nên Đài đã "hy sinh" nhiều chương chương trình khai thác thương mại, nhường thời lượng cho dạy học.
Để nội dung bài giảng đúng như ý đồ của người dạy, các thầy cô thường phải ở lại làm hậu kỳ cùng đội ngũ kỹ thuật viên của Đài đến tận đêm khuya.
Để sản xuất được một chương trình dạy học cần nỗ lực của rất nhiều người. Tuy nhiên, nhiều học sinh vẫn chưa có thái độ đúng đắn với việc học trên truyền hình và trên mạng internet. Những người sản xuất chương trình đều mong các em đừng coi đây là diễn đàn để tùy tiện đưa ra bình luận thiếu nghiêm túc dưới mỗi bài học, mà hãy trân trọng hơn sức lao động của những người đang ngày đêm làm ra chương trình.
KHÁNH HÀ (thực hiện)
Thi vào lớp 10 sớm hơn năm ngoái: Phụ huynh sốt ruột muốn con trở lại trường Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid - 19, cho đến thời điểm hiện tại, học sinh Hà Nội đã nghỉ học 3 tuần để chủ động phòng chống dịch bệnh. Bộ GD&ĐT cho biết, vì học sinh cả nước nghỉ học kéo dài nên đã quyết định lùi thời gian năm học sau ngày 31/5. Thế nhưng, theo kế hoạch tuyển...