Học sinh ‘gian nan’ học trực tuyến: Giáo viên, phụ huynh phối hợp sao cho hiệu quả?

Theo dõi VGT trên

Giáo viên thiết kế bài giảng thật sinh động, còn phụ huynh thì nên hướng dẫn học sinh cách sử dụng, tương tác với các thiết bị công nghệ để việc học trực tuyến hiệu quả hơn.

Học sinh gian nan học trực tuyến: Giáo viên, phụ huynh phối hợp sao cho hiệu quả? - Hình 1

Học sinh tiểu học đang học trực tuyến – T.L

Những ngày qua, học sinh tiểu học ở TP.HCM và nhiều tỉnh thành khác đã học trực tuyến. Tuy nhiên, với lứa t.uổi này, việc học trực tuyến còn gặp rất nhiều khó khăn.

Đừng làm thay, hãy hướng dẫn con

Cô Mai Thị Kim Phượng, Hiệu trưởng Trường tiểu học Tân Sơn Nhì (Q.Tân Phú, TP.HCM) cho rằng việc học trực tuyến mới triển khai nên trường nào cũng sẽ có những khó khăn riêng. Nhưng không phải là không khắc phục được.

Theo cô Phượng, với lứa t.uổi tiểu học, để học có hiệu quả thì phải có sự tham gia của phụ huynh, đặc biệt với học sinh khối lớp 1, 2 vì các em chưa biết cách sử dụng các thiết bị kết nối mạng, cũng như cách tương tác, sử dụng bài giảng hay liên hệ trực tiếp với giáo viên.

Nhiều phụ huynh cũng không muốn con mình sử dụng điện thoại, máy tính nhiều vì sợ con xem phim, chơi game… Do vậy những lúc học nhiều phụ huynh nên ngồi với con vừa để hướng dẫn con thực hiện các thao tác vừa giảng giải thêm bài học cho con.

Còn với những khối lớn hơn như lớp 3, 4, 5 nếu có ý thức tự giác với việc học thì phụ huynh chỉ cần hướng dẫn con trong thời gian đầu, sau đó các em có thể thao tác được.

Tuy nhiên trên thực tế cũng có một vài phụ huynh ít sử dụng thiết bị công nghệ, thậm chí họ không có các thiết bị có thể kết nối mạng nên việc học của học sinh sẽ bị gián đoạn.

“Phụ huynh không cần phải ngồi với con liên tục ở tất cả các giờ học, vì thực tế rất nhiều người còn bận công việc. Chỉ cần thời gian đầu, khi con tham gia học trực tuyến, thay vì làm thay phụ huynh hãy hướng dẫn con cách sử dụng máy, cách mở bài giảng, tải bài học về. Chỉ cần 2-3 tuần đầu là các em hoàn toàn có thể chủ động được việc học của mình”, cô Phượng chia sẻ.

Ngoài ra, với những phần học bé chưa hiểu, những bài tập khó nếu không thể hỗ trợ được con phụ huynh có thể liên lạc trực tiếp với giáo viên để được hỗ trợ.

“Trên thực tế, với một số bài toán, phép tính khi được giáo viên đưa ra thường phụ huynh sẽ hướng dẫn con giải theo cách mà người lớn biết chứ chưa đúng phương pháp tính mà lứa t.uổi tiểu học đang được học. Do vậy phụ huynh nên theo dõi kỹ các bài giảng của giáo viên và hướng dẫn con làm theo chứ không nên “giải tắt” theo cách của mình”, cô Phượng lưu ý thêm.

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả việc học trực tuyến, ở Trường tiểu học Tân Sơn Nhì, ngoài việc làm bài giảng sau đó tải lên cổng thông tin điện tử của trường thì mỗi tuần giáo viên sẽ tổ chức 2-3 buổi trực tuyến để tương tác trực tiếp với học sinh, hướng dẫn các em cách tập viết, tập đọc cũng như làm bài tập và giải đáp các thắc mắc.

Video đang HOT

Nhận xét về quá trình dạy học, cô Phượng nói: “Không chỉ dạy kiến thức, giáo viên còn phải nghĩ ra đủ “kế” để dụ học sinh học bài như thiết kế bài giảng sinh động, tạo ra các trò chơi xen kẽ bài học, động viên các em học bài đúng tiến độ… Đây cũng là cơ hội để giáo viên có thêm những trải nghiệm mới cũng như đối mới cách dạy, sáng tạo ra nhiều phương pháp sao cho hiệu quả”.

Học sinh gian nan học trực tuyến: Giáo viên, phụ huynh phối hợp sao cho hiệu quả? - Hình 2

Ngoài việc tải bài giảng lên cổng thông tin điện tử của trường, mỗi tuần cô Thùy Anh dành 2-3 buổi mở lớp trực tuyến để tương tác trực tiếp với học sinh – NVCC

“Phải thật kiên nhẫn mới được”

Trong khi đó, là giáo viên đứng lớp, cô Thùy Anh Khối trưởng khối lớp 1 Trường tiểu học Tân Sơn Nhì, cũng cho biết lúc mới triển khai dạy trực tuyến cả giáo viên và học sinh gặp khá nhiều khó khăn.

Theo cô Thùy Anh, khi giáo viên giao bài tập, hay tải bài giảng lên website thì học sinh cần ba mẹ hỗ trợ in bài tập hay mở bài giảng cho con. Nhưng thời gian này nhiều phụ huynh vẫn đi làm, một số em thì được gửi về quê với ông bà nên không có kết nối mạng. Khó khăn đối với học sinh là không có người lớn hỗ trợ.

Thời gian đầu giáo viên gửi bài qua phần mềm classroom, nếu giáo viên chỉ việc quăng bài giảng vào đấy thì phụ huynh sẽ không biết sử dụng. Do vậy ngoài việc tải bài giảng lên, giáo viên này đã lấy điện thoại của mình quay lại từng bước đăng nhập, sử dụng phần mềm sau đó gửi cho phụ huynh xem và làm theo. Với từng bài giảng, cô cũng làm tương tự, ngoài việc quay bài giảng, cô còn làm video về từng bước làm bài tập để phụ huynh tham khảo.

“Để các con học được mình phải làm từng bước chứ không thể chỉ việc tải bài lên rồi yêu cầu phụ huynh nộp lại bài làm của con. Về việc hướng dẫn con học bài, nếu phụ huynh không hiểu, không làm được thì nên tương tác trực tiếp với giáo viên. Giáo viên trong quá trình dạy cũng cần phân loại học sinh ra thành từng nhóm, để biết các em yếu, mạnh chỗ nào để hướng dẫn cụ thể”, cô Thùy Anh chia sẻ.

Nhưng cũng có những trường hợp, học sinh nhà có 3 anh chị em, mẹ lại có em nhỏ không thể nào hỗ trợ, ba thì bận đi làm từ sáng tới tối. Với trường hợp này cô Thùy Anh liên lạc trực tiếp với ba học sinh, thay vì yêu cầu vào phần mềm classroom tải bài như những phụ huynh khác thì cô gửi bài trực tiếp qua zalo rồi nhờ phụ huynh in bài mang về cho con.

Cũng có trường hợp học sinh ba mẹ không có thiết bị kết nối mạng, không biết sử dụng zalo thì giáo viên sẽ in sẵn bài tập rồi nhờ shipper chuyển bài đến cho các em.

“Nếu mình cố gắng hết mình thì phụ huynh sẽ nhìn thấy điều đó, họ cũng vì thế mà cố gắng vì con của mình. Thật sự, dạy trực tuyến ở tiểu học chỉ nhiệt tình thôi chưa đủ mà còn phải kiên trì. Nhiều lần mình muốn bỏ cuộc luôn vì gửi bài cho học sinh mà phụ huynh không phản hồi, cũng có phụ huynh thì “nợ” bài mãi không thấy gửi lại”, cô Thùy Anh tâm sự và cho biết, sau khi tìm hiểu, thấy nhiều phụ huynh còn vất vả, công việc bị ảnh hưởng vì dịch nên giáo viên cũng phải đồng cảm và chia sẻ những khó khăn với họ.

Cô Thùy Anh nói: “Nếu mình kiên nhẫn, mỗi ngày chỉ cần gửi cho các em một bài để duy trì việc học thì dần dần phụ huynh sẽ nhận ra được việc học của con quan trọng rồi họ sẽ hợp tác, hỗ trợ mình trong việc dạy các em”.

Với phụ huynh, theo cô Anh việc hỗ trợ con học trực tuyến tốt nhất là hỗ trợ con trong 1-2 tuần đầu, hướng dẫn học sinh tiểu học các thao tác đồng thời lên thời khóa biểu cụ thể để rèn con vào một thói quen nhất định. Khi bé đã quen với lịch học, phụ huynh sẽ thoải mái hơn.

Nguyễn Loan

Dạy và học trực tuyến không phải để... vui là chính!

Giáo viên chưa có kinh nghiệm, phụ huynh không biết sử dụng các thiết bị công nghệ, học sinh chưa có tinh thần tự học cao, các ứng dụng dạy học bị hạn chế... là những khó khăn gặp phải khi triển khai dạy học trực tuyến.

Dạy và học trực tuyến không phải để... vui là chính! - Hình 1

Học sinh tại TP.HCM tham gia học trực tuyến, học qua truyền hình - Ảnh: Hoàng Giang

Sau một thời gian các trường triển khai dạy học trực tuyến, dù nhận ra nhiều ưu điểm của phương thức này nhưng để phát huy hiệu quả, các giáo viên (GV) đã chỉ ra những điều bất cập cần khắc phục.

Học sinh ra, vô liên tục

Ngay từ những ngày đầu thời gian tạm nghỉ học do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các trường đã tổ chức và triển khai cho học sinh (HS) tham gia các lớp học trực tuyến, làm bài tập online... Tuy nhiên, sau hơn một tháng thực hiện, một số GV cho rằng, đối với HS có ý thức, có khi không cần đến những tương tác trực tuyến của thầy cô, các em vẫn tự tạo thời khóa biểu học tập trong thời gian nghỉ không đến trường. Với phần lớn các HS, do việc học trực tuyến ban đầu là phương án có tính tình thế, không có những áp lực về kiểm tra đ.ánh giá, chưa tạo thành thói quen nên còn lơ là, tham gia với tinh thần "vui là chính", do vậy tính hiệu quả chưa như mong muốn.

GV V.K dạy ngữ văn tại một trường THCS ở Q.1 (TP.HCM) cho biết trước mỗi giờ dạy trực tuyến, thông qua các nhóm phụ huynh, nhóm HS, qua các kênh liên lạc trên mạng xã hội, GV phải "rao" liên tục trong vòng 1 đến 2 ngày để các em sắp xếp thời gian tham gia. Thật sự "may mắn lắm mới có khoảng 50% HS tham gia, còn lại có môn HS ra vô liên tục, không tập trung".

Tương tự, GV T.L sau một tháng thực hiện lớp học tiếng Anh trực tuyến cho HS khối 7 và khối 8, đã gửi tin nhắn đến phụ huynh thông báo về tình hình lớp học: "Về giờ giấc học tập, một số HS có biểu hiện học không đều, vắng thường xuyên, không hoàn thành bài trong thời gian dài. Hoặc các em vẫn online nhưng dành thời gian làm việc riêng như chat, chơi game... khiến thời gian trên lớp bị ảnh hưởng".

Nói về những hạn chế của hình thức học trực tuyến cho HS tại VN, GV V.K cho rằng vai trò của phụ huynh khá quan trọng trong việc thúc đẩy tạo ra hiệu quả. Nếu phụ huynh không ủng hộ thì khó lòng tạo ý thức cho HS và động lực cho người dạy.

Để giải quyết thực trạng này và tạo thói quen cho HS, thầy Võ Kim Bảo, GV Trường THCS Nguyễn Du (Q.1), cho rằng nên duy trì học trực tuyến ngay cả sau khi kết thúc việc tạm nghỉ do ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Không cần thường xuyên nhưng cũng có thể tổ chức mỗi học kỳ vài ba tiết học theo hình thức này. Để thu hút thì phải tạo cho HS những quyền lợi nhất định, chẳng hạn như gần ngày kiểm tra thì online để giải đáp thắc mắc giúp HS luôn muốn tham gia và có nhu cầu học, vì nếu không sẽ thiệt thòi hơn các bạn.

Ngoài ra, tạo cho HS ý thức tự học bằng cách không ra bài kiểm tra theo kiểu đ.ánh đố mà các yêu cầu đặt ra là để giúp HS thể hiện tư duy thông qua việc tự học.

Khó kết nối với học sinh

Bà Bùi Minh Tâm, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh (Q.1), cho biết việc chuyển từ dạy học trực tiếp sang trực tuyến đã gặp một số bất cập.

Đầu tiên, để triển khai, trường phải thay đổi nhận thức của thầy cô vì trước đây họ chưa từng dạy trực tuyến, do vậy nhiều người còn bỡ ngỡ trong việc chuẩn bị nội dung cũng như phương thức dạy.

Nhiều HS sau khi nghỉ học được bố mẹ gửi về quê, không thể kết nối internet, cũng có HS mải chơi nên đến giờ học GV không thể kết nối được với HS.

Khó khăn nữa theo bà Tâm là không phải phụ huynh nào cũng có điều kiện để kết nối internet, cũng như biết sử dụng các thiết bị điện tử thông minh. "Nhiều lúc mình điện thoại hướng dẫn chi tiết nhưng cũng có một số phụ huynh không biết sử dụng các thiết bị cũng như phần mềm dạy học để hướng dẫn cho con", bà Tâm chia sẻ.

Trong thời gian đầu, vì chưa có kinh nghiệm, nhiều GV bộ môn cùng nhau lên lịch dạy trực tuyến. Việc dạy quá nhiều môn trong ngày khiến HS quá tải. Sau phản ánh của HS, GV bộ môn đã điều chỉnh lại cách dạy, chia lịch các môn để không gây áp lực lên HS.

"Mỗi lớp đều có hơn chục môn học, nếu GV nào cũng tham gia dạy trực tuyến thì sẽ rất khó cho HS. Do vậy nên chọn dạy những môn trọng tâm, còn có những môn HS tự học, tự ôn được thì khuyến khích các em chủ động học", bà Tâm nói.

Bà Tâm cho biết, trường đã tổ chức họp trực tuyến mỗi tuần để nắm bắt những khó khăn mà GV gặp phải và cùng nhau tìm cách giải quyết. Các GV sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nên dần dần các GV của trường đã thích nghi được với việc dạy trực tuyến.

Cũng theo bà Tâm, thời gian đầu, có lớp chỉ có khoảng 10/40 HS tham gia, nhưng sau hơn 6 tuần triển khai, tỷ lệ tham gia ngày càng đông. Trong đó, HS cuối cấp, đặc biệt lớp 12 thì gần như tham gia 100%.

Khó khăn về trang thiết bị

Ông Phạm Phương Bình, Hiệu phó Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (Q.Thủ Đức), nhìn nhận dù hiện nay việc triển khai giảng dạy trực tuyến cho HS có nhiều thuận lợi như trình độ tin học và sử dụng của GV tốt, ngành giáo dục tổ chức nhiều lớp tập huấn về đổi mới phương pháp giảng dạy và chỉ đạo áp dụng công nghệ thông tin đổi mới phương pháp dạy học từ nhiều năm học trước, nhiều phần mềm chương trình dạy học được cung cấp miễn phí giúp việc dạy và học trực tuyến được dễ dàng. Tuy nhiên, ông Bình nói rằng trong quá trình thực hiện vẫn còn một số khó khăn. Chẳng hạn, điều kiện kinh tế, trang thiết bị mỗi gia đình HS không giống nhau, thực tế còn một số gia đình không đủ điều kiện trang bị máy tính, kết nối mạng cho con em học tập.

Tương tự, ông Cao Đức Khoa, Hiệu trưởng Trường THCS Huỳnh Khương Ninh (Q.1), cho biết khi triển khai dạy trực tuyến trường đã nhận được ủng hộ nhiệt tình từ cả phụ huynh và HS. "Cái khó là bây giờ phải tìm chương trình nào giảng dạy trực tuyến cho tốt. GV đã chủ động dạy trên nhiều ứng dụng như Zoom, Google Classroom... nhưng mỗi ứng dụng đều có những hạn chế riêng", ông Khoa chia sẻ.

Ví dụ, việc dạy học trên phần mềm Zoom hay của VNPT thì GV phải trả một khoản phí nhất định. Một số phần mềm miễn phí, nhưng khi đưa vào sử dụng thấy không phù hợp nên nhiều GV buộc phải trả phí để được dạy.

Hạn chế nữa là với những ứng dụng này, mỗi lớp học chỉ dạy được khoảng 25 HS một lần vì phần lớn các phần mềm hạn chế số người tham gia. Hơn nữa, việc dạy học trực tuyến đối với các lớp đông HS sẽ rất khó để tương tác.

Về vấn đề này, ông Phạm Phương Bình cho rằng do điều kiện cơ sở vật chất các trường chưa chuẩn hóa để có thể đáp ứng tổ chức dạy học trực tuyến nên đa phần sử dụng các chương trình phần mềm miễn phí, quay các tiết dạy bằng các thiết bị sẵn có nên chất lượng bài dạy chưa cao.

Ngoài ra, theo ông Bình, do chưa có quy định rõ ràng về một tiết dạy trực tuyến nên hiện mỗi nơi mỗi kiểu theo điều kiện sẵn có. Vì vậy, cần quy định thống nhất chung về cách tổ chức dạy trực tuyến, đ.ánh giá tiết dạy, kiểm tra đ.ánh giá HS, quản lý và tổ chức cũng như trách nhiệm các bên (nhà trường, gia đình, GV, HS...).

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tôn Bằng lần đầu tiên gặp lại các con sau cuộc l.y h.ôn chấn động, người thân Hằng Du Mục nơm nớp lo sợ
19:41:54 21/09/2024
Cận cảnh cuộc sống tại khu tạm cư mới của Làng Nủ sau thảm hoạ lũ quét kinh hoàng
19:14:04 21/09/2024
Liveshow Duy Mạnh - Tuấn Hưng: Tam Đảo đổ mưa lớn, khán giả tắc đường đến trễ phải lùi giờ bắt đầu!
21:20:37 21/09/2024
Thảm đỏ "hot" nhất Hoa ngữ hôm nay: Triệu Lệ Dĩnh gây thất vọng vì tạo hình nhưng vẫn chiếm trọn "spotlight"
23:30:16 21/09/2024
Huỳnh Hiểu Minh đưa bạn gái hot girl đi khám thai, sắp đón con thứ 2 chào đời
19:58:54 21/09/2024
Khung hình lịch sử showbiz Việt: Bộ đôi duyên nợ Duy Mạnh - Tuấn Hưng chạm tay song ca cực tình!
19:51:15 21/09/2024
Triệu Vy là ngoại lệ của Huỳnh Hiểu Minh, Diệp Kha hay Angelababy "bít cửa" so
21:39:27 21/09/2024
Bị quá nhiều tin đồn qua đời, ca sĩ Kasim Hoàng Vũ lên tiếng
22:55:14 21/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Jackson thăng hoa giúp Chelsea áp sát ngôi đầu Premier League

Sao thể thao

23:41:14 21/09/2024
Chelsea nối dài mạch bất bại ở Premier League bằng chiến thắng 3-0 ngay trên sân của West Ham United trong ngày t.iền đạo Nicolas Jackson thi đấu thăng hoa.

Tuấn Hưng nóng tính mắng ban nhạc, chế lời bản hit gửi đến Duy Mạnh: "Dù anh trêu đùa em trên Facebook của anh..."

Nhạc việt

23:27:05 21/09/2024
Tuấn Hưng muốn lắng nghe rõ giọng hát của khán giả bên dưới nhưng ban nhạc lại không hiểu ý anh. Nam ca sĩ không ngại ngần mắng ban nhạc trên sân khấu.

Hoa hậu Kỳ Duyên về Nam Định làm từ thiện, Hồng Diễm đẹp đến nao lòng

Sao việt

23:18:00 21/09/2024
Hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên đang có chuyến về quê Nam Định làm từ thiện. Diễn viên Hồng Diễm đăng ảnh đẹp đến nao lòng.

Thượng đỉnh Bộ tứ: Đẩy mạnh hợp tác hàng hải, thảo luận về tình hình Biển Đông

Thế giới

21:42:37 21/09/2024
Trong hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ tứ tại thành phố Wilmington, bang Delaware (Mỹ) lần này, các nhà lãnh đạo sẽ nhất trí về một số sáng kiến mới, bao gồm cả bắt đầu tiến hành các cuộc tập trận chung của lực lượng bảo vệ bờ biển.

Hồ Tấn Tài bỏ t.iền túi hỗ trợ trẻ mồ côi khiến Quyền Linh cảm kích

Tv show

21:41:27 21/09/2024
Ngoài vượt qua các thử thách, Hồ Tấn Tài cùng Ngọc Thanh Tâm còn bỏ t.iền túi hỗ trợ các em nhỏ mồ côi trong Mái ấm gia đình Việt .

Bộ phim tài liệu khiến Oprah Winfrey chi hàng triệu USD ngăn chặn việc phát hành

Hậu trường phim

21:34:35 21/09/2024
Tờ Page Six đưa tin nữ hoàng truyền hình Oprah Winfrey đã trả một khoản t.iền khổng lồ cho Apple TV+ để mua lại bản quyền bộ phim tài liệu kể về cuộc đời và sự nghiệp của bà.

Angelina Jolie làm công chúng không nhận ra, thay đổi 360 độ hậu sự cố Pax Thiên

Sao âu mỹ

20:27:19 21/09/2024
Xuất hiện trên bìa tạp chí CR Fashion Book, nữ minh tinh Angelina Jolie, 49 t.uổi, trông thật khác lạ khi uốn tóc theo kiểu xoăn disco thập niên 1980, trang điểm đậm, phong cách lạnh lùng.

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 22/9: Cự Giải khó khăn, Ma Kết phát triển

Trắc nghiệm

20:21:47 21/09/2024
Xem tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 22/9 về sự nghiệp, tài lộc, tình yêu. Hôm nay, Cự Giải hãy chú ý kiểm soát cảm xúc, Ma Kết hãy mạnh dạn hành động.

Phạm Thoại lại g.ây s.ốc, nhưng lần này quá oke: Tiếp tục đem 5 tỷ đồng đi làm từ thiện!

Netizen

19:53:24 21/09/2024
Trưa 21/9, Phạm Thoại bất ngờ công bố sẽ ủng hộ thêm 5 tỷ đồng cho đồng bào bị ảnh hưởng do bão số 3 và lũ lụt vừa qua. Số t.iền này được ứng trước từ lợi nhuận trong phiên livestream vào ngày 25/9 tới đây của Phạm Thoại.