Học sinh ghi âm giáo viên: sao lại cấm?
Lẽ ra xã hội phải cổ vũ việc mỗi người đều có thể ghi bằng chứng để làm sáng tỏ nhiều nỗi bất bình, sao lại có chuyện nói cấm hay không cấm học sinh ghi âm giờ giảng? Nhất là trong thời đại ngày nay, khi internet, mạng xã hội đang rùng rùng phát triển, được coi như một biểu hiện rực rỡ cho tính công khai, minh bạch và quyền thông tin của mọi cá nhân.
Lúc trước, sinh viên trường mình cũng rất bất bình về việc một thầy giáo mắng mỏ sinh viên vô tội vạ trên lớp. Thưa với trường mãi không thấu, một nhóm quyết định ghi âm để làm bằng chứng.
Mấy bạn góp tiền mua một cuộn băng để ghi âm lại giờ giảng “chửi như hát hay” của thầy giáo đó, rồi gửi cho một tờ báo trong ngành giáo dục. Mấy hôm sau báo gửi trả về trường, nói “để giải quyết nội bộ”!
Trường cho gọi mấy sinh viên này lên uống trà, thuyết giảng về đạo lý “đóng cửa bảo nhau”. Sau này, sinh viên các khóa không nghe thấy chuyện trường nhắc nhở hay góp ý gì cho giảng viên nọ, đừng nói đến kỉ luật.
“Đóng cửa bảo nhau” là vậy! Trông từ ngoài “cửa”, mọi thứ vẫn yên ổn, đẹp đẽ.
Nay lại nghe chuyện có học sinh ghi âm và tung lên mạng đoạn cô giáo chửi trước lớp học liên tục trong… 18 phút. Có người cho rằng hành động này là thiếu tôn trọng giáo viên và nên cấm. Cũng không ít người nghĩ chẳng nên “chuyện bé xé ra to”, “vạch áo cho người xem lưng”, nên để thầy trò của trường “đóng cửa bảo nhau” để đẹp mọi bề.
Nhưng may nhờ internet, đoạn băng đó không bao giờ bị gửi trả lại hay rơi vào lãng quên. Vì thế mà xã hội và giới truyền thông mới biết đến câu chuyện “rùm beng” này.
Ghi âm để giúp giáo viên “chuẩn” hơn
Vấn đề nên mang máy ghi âm vào lớp học không chỉ phục vụ nhu cầu thu lại bài giảng, mà còn được xem là một phương tiện để hỗ trợ nhà trường thực hiện tính công khai.
Những học sinh, sinh viên ý thức được quyền đòi hỏi chất lượng giảng dạy tốt, được đối xử một cách tôn trọng bởi các giảng viên có tư cách, có rất nhiều cách để phản hồi ý kiến của mình. Lựa chọn góp ý trực tiếp, viết thư, hay thổ lộ trên mạng là quyền của học sinh. Ghi âm lại cũng là một cách để thực hiện quyền đó.
Video đang HOT
Điều đó sẽ trở thành một động lực mạnh mẽ đẩy vào cỗ máy giáo dục trì trệ, lạc hậu và đầy tính kẻ cả. Giống như nhà trường lắp camera trong các giờ thi để giám sát học sinh trung thực, việc học sinh ghi âm bài giảng cũng là một cách tạo áp lực buộc các giáo viên phải “chuẩn” hơn trong cả giảng dạy cũng như lời ăn tiếng nói.
Hơn nữa, giờ giảng bài ở trường học là hoạt động công khai, việc ghi âm lời giảng viên mà không cần xin phép là hoàn toàn hợp pháp. Chỉ trừ trường hợp với những giờ giảng được thiết kế đặc biệt, dành riêng cho một nhóm đối tượng, và phía tài trợ tổ chức giờ giảng có những thỏa thuận với người nghe, thì việc ghi âm mới bị xem xét tùy theo một số quy định.
Nếu thầy cô giảng bài hay, có nhiều thông tin bổ ích mà sinh viên muốn được ghi âm để nghe lại, thì còn vinh dự nào bằng. Còn nếu chỉ sợ mình mắc lỗi, bị ghi vào “tang chứng rành rành” mà phản đối ghi âm, thì lý do đó rất khó thuyết phục.
Đó là còn chưa xét đến trong phương pháp giảng dạy hiện đại, học sinh, sinh viên rất ít hoặc hầu như không cần phải chép lại toàn bộ bài giảng. Khi ấy, học sinh chỉ cần tập trung nghe giảng, các số liệu hoặc chi tiết cần trích dẫn chính xác đã được in trong tài liệu, hoặc ghi âm để nghe lại là cách học rất hay.
Theo TuanVietnam
Trường học Việt Nam sợ di động công nghệ cao của teen
Các trường phổ thông đang siết dần kỷ luật dùng di động trong lớp sau khi hàng loạt clip và file ghi âm được học sinh tung lên mạng mà không có sự kiểm soát. Không cấm mang điện thoại đến lớp, nhưng có trường nêu rõ không khuyến khích dùng các loại điện thoại di động có chức năng quay phim, chụp ảnh, ghi âm.
Khốn khổ vì chức năng quay phim của di động
Trước nhu cầu của chính phụ huynh và học sinh, ngày nay, hầu hết các trường phổ thông đều phải chấp nhận việc HS từ lứa tuổi THCS được mang điện thoại di động (ĐTDĐ) tới trường.
Khảo sát một số trường lớn ở Hà Nội, ước tính 60 - 70% HS lứa tuổi THCS có máy, trong khi 90- gần 100% HS lứa tuổi THPT có di động.
Nếu chiếc điện thoại chỉ có chức năng đơn giản là nghe, gọi được và không đi kèm các chức năng khác như quay phim, chụp ảnh... thì các trường và nhiều bậc phụ huynh đã không đau đầu trong việc quản lý.
Một hiệu phó của trường THCS ở Kim Liên, Hà Nội cho biết: "Có lần, tôi chứng kiến cảnh hai bạn nam lớp 9 hôn nhau theo kiểu đùa nghịch và một nhóm khác đấm đá như phim võ thuật để các bạn trong lớp dùng di động quay phim. Tôi biết, các em chỉ đùa cho vui. Nhưng nếu cảnh này cắt cúp rồi tung lên mạng, người ta không hiểu là đùa, lại thấy mặc đồng phục ghi rõ tên trường, thì chúng tôi biết ăn nói ra sao. Tôi đã phải tịch thu di động để xóa đoạn phim nói trên."
Một cảnh ôm ấp của teen trong lớp học.
Trò đùa tai quái khác của một nhóm HS lớp 11 của một trường THPT ở quận Ba Đình là quay phim cảnh mang... băng vệ sinh đến tặng cho lớp bên cạnh.
Những chiếc ĐTDĐ ghi hình theo bước chân náo loạn của các "quỷ sứ" trên dãy hành lang. Nước ngọt Sting đỏ chưa đủ độ đậm màu, các trò này đã nghĩ ra chiêu dùng mực bút đỏ trộn vào. Vậy là tác phẩm "Kotex" hoàn thành. Cả hội cùng "dô" nhau mang đến dán hiên ngang lên cánh cửa lớp bên cạnh.
"Vụ này nhà trường không xử gì cả, lớp bị dán Kotex nhe răng ra cười. Sau đó, chúng nó phản đòn bằng Diana cho lớp tôi!", cậu học trò tên Lâm lớp 11 tường thuật.
Có anh chàng trong lớp kiếm được món đồ giả miệng bằng cao su, thế là các máy quay không chuyên là di dộng lại được phen chạy theo mệt nghỉ để ghi lại cảnh bạn này "cưỡng hôn" (tên clip do Lâm đặt) các bạn gái. Cái miệng cao su gắn lên cái miệng thật, "tóm" được bạn gái nào thì chiến hữu giữ chặt lấy cho anh chàng hôn được mới tha.
Chơi bài trong lớp, trình diễn hút thuốc lào với những màn rít thuốc, phun khói thuốc điệu nghệ, màn chơi bốc đầu xe đạp giữa phố đông người, tự sướng với thân hình đầy rồng phượng đen, đỏ xanh...tất cả đều được đội ngũ điện thoại di dộng đa chức năng hiện đại của Lâm và các trò trong lớp ghi lại.
Chỉ "tự sướng" với nhau trong lớp còn gì là ý nghĩa, hoành tráng? Các "trò tặc" còn giao phó cho Lâm nhiệm vụ tải "tất tần tật" những cuộc chơi "hoành tráng" này lên mạng Youtube.
Những clip được quay bằng ĐTDĐ và đưa lên Youtube hay lên các trang diễn đàn của giới trẻ, trường, lớp các teen không hề hiếm. Những trò nghịch ngợm, mô phỏng sex hay đua nhau chụp lại những khoảnh khắc hớ hênh, lộ hàng của nhau đều được các chú dế cật lực ghi lại, tạo thành một mốt chơi không thể thiếu trong đời sống học đường.
Mục đích chính để bố mẹ sắm điện thoại cho con để làm phương tiện liên lạc, đưa đón, kiểm tra xem đang ở đâu hoặc giúp con giải trí như nghe nhạc, xem phim lành mạnh giờ đã bị biến dạng, hoặc đã trở thành mục đích phụ.
Chỉ nên dùng điện thoại nghe, gọi được?
Trường THCS Đống Đa cấm sử dụng các loại điện thoại di động có chức năng ghi hình, ghi âm.
Tại một lớp học của trường THCS Giảng Võ, Hà Nội, một cô giáo chủ nhiệm cho biết: "Lớp 9 tôi dạy có gần 100% HS có di động, nhưng giờ học nào cũng phải tắt máy. Nếu HS nào vi phạm sẽ bị nhắc nhở, vi phạm nhiều lần là tịch thu điện thoại, gửi nhà trường, cha mẹ phải viết cam kết thì mới trả lại điện thoại. Tuy nhiên, rất may là chưa có HS nào không chấp hành nội quy đề ra".
Một giáo viên chủ nhiệm lớp 11, trường THPT dân lập Lương Thế Vinh cho biết: "Mặc dù nội quy của nhà trường không ghi rõ các vấn đề liên quan đến ĐTDĐ, nhưng đã học ở đây, các em đều ý thức được hình thức kỷ luật nghiêm minh nếu không chấp hành. Giờ học nào các em cũng phải tắt nguồn điện thoại".
Ông Phạm Văn Hoan, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Trần Hưng Đạo, Thanh Xuân, Hà Nội cho biết: Nội quy của trường đã ghi rõ là không sử dụng ĐTDĐ trong giờ học. HS nào để chuông kêu trong giờ học, nhắn tin...bị nhắc nhiều lần sẽ bị nhà trường tịch thu. Sau một tuần, cha mẹ HS mới được đến xin về sau khi đã ký vào cam kết không cho con mình sử dụng ĐTDĐ trong giờ học. Hình thức cao nhất có thể là hạ hạnh kiểm.
Hiện trường Trần Hưng Đạo đang "tạm giữ" nhiều chiếc điện thoại vì cha mẹ HS không chịu đến lấy về. Họ cho biết nhà trường cứ giữ hộ lâu lâu vì bản thân họ không muốn con sử dụng di động, nhưng vì con đòi mua nên phải chiều.
Bà Đinh Vân Hồng, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Đống Đa, Kim Liên, Hà Nội cho biết: Trong cuộc họp đầu năm với phụ huynh, nhà trường đã đề nghị HS và phụ huynh ký vào bản cam kết không sử dụng các loại ĐTDĐ có camerra và các phương tiện ghi âm, ghi hình khác. Trong tổng số 2.250 HS, có tới 70% HS có sử dụng ĐTDĐ.
"Tuy nhiên, có phụ huynh vẫn thắc mắc, dù đã ký vào bản cam kết, là có vô lý không khi cha mẹ muốn bỏ điện thoại cũ của mình cho con, mà những chiếc điện thoại này thường rất hiện đại, có đủ mọi chức năng", bà Hồng cho biết.
Thậm chí, có phụ huynh còn cho rằng, nhờ việc HS ghi âm, ghi hình "tung lên mạng" nên xã hội mới biết được sự thật trong nhà trường ra sao.
Bà Đinh Vân Hồng cho biết: "Học trò đang đi học thì việc chính là việc học tập. Các em chưa hiểu được hết những hậu quả to lớn nếu tự tung lên mạng những gì mình ghi được. Nhà trường không ủng hộ việc các em quay phim, cho dù là quay cảnh đùa nghịch đưa lên mạng. Nếu cố tình, các em phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Cho dù thế nào thì việc đưa lên mạng cũng thể hiện một ý đồ không tốt".
"Sắp tới, nhà trường sẽ kiểm tra đột xuất các lớp học. Nếu HS nào vẫn mang điện thoại không đúng như cam kết thì sẽ bị tịch thu".
Bà Hồng cho biết thêm: Những chiếc di động hiện đại càng dễ tạo điều kiện cho các em tải những hình ảnh "độc hại" về xem, đó là mặt trái của nó.
Tuy nhiên, có HS lại lý sự: "Có nhiều cảnh bạn bè đáng yêu lắm, nếu không có điện thoại ghi lại những hình ảnh ấy thì quá tiếc".
Theo Vietnamnet
Học sinh Trần Phú lên tiếng vụ "cô giáo xúc phạm học trò" Gần đây, trên mạng tràn ngập thông tin bàn luận học sinh "cố - tình - gài - bẫy - ghi - âm lén" giáo viên chửi mình rồi đăng lên mạng. Khi mọi việc đi quá giới hạn, thì chính học sinh Trường THPT Trần Phú phải lên tiếng. Gần đây, trên mạng tràn ngập thông tin bàn luận chuyện học sinh...