Học sinh được trang bị kỹ năng sống tại rạp chiếu phim
CGV triển khai dự án “ Giáo dục cùng điện ảnh” nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng sống cho học sinh THCS, THPT.
Hướng đến tổ chức chuỗi hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS và THPT, CJ CGV Việt Nam đã phối hợp với nhãn hàng Kotex triển khai chương trình “Giáo dục cùng điện ảnh”.
Dự án được khởi động từ ngày 17/5 tại 5 tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Vĩnh Long, Tiền Giang, Kiên Giang, Cần Thơ và Trà Vinh.
Xuyên suốt chương trình là các buổi hoạt động ngoại khóa ngay tại các cụm rạp CGV. Tại đây, học sinh được giao lưu chia sẻ, thảo luận các chủ đề về giáo dục tâm lý và giới tính, kỹ năng sử dụng mạng xã hội… nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng sống cần thiết.
Học sinh hào hứng xem tiểu phẩm ngắn đan xen với các tình huống ngay trong rạp.
Cụ thể, học sinh đến rạp, xem tiểu phẩm ngắn đan xen với các tình huống ngay trong rạp. Sau đó, các em trả lời câu hỏi theo dạng trắc nghiệm và câu hỏi mở dưới sự dẫn dắt của nhân viên tại rạp cùng sự tư vấn của Tiến sĩ Tâm lý học Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu trong tiểu phẩm.
Chủ đề đầu tiên “Yêu và ‘ấy’ sao cho đúng” đã thu hút hơn 4.000 học sinh tại 14 trường trung học phổ thông và trung học cơ sở. Không giống các bài học thuần lý thuyết ở trường, tại đây, học sinh được tham gia giải quyết các tình huống giả định thông qua tiểu phẩm hài hước cùng Thạc sĩ Tâm lý học Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, từ đó dễ dàng rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân và biết cách xử lý khi đối mặt với những vấn đề thực tế trong cuộc sống.
Chủ đề đầu tiên “Yêu và ‘ấy’ sao cho đúng” đã thu hút hơn 4.000 học sinh tại 14 trường trung học phổ thông và trung học cơ sở.
Một chủ đề nổi cộm hiện nay cũng được mang ra thảo luận chính là”Bảo vệ hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội”. Chủ đề này giúp các em đã chủ động đưa ra quan điểm của mình và các giải pháp sử dụng mạng xã hội hợp lý, tránh gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình và người khác. Ngoài ra, các em còn tìm hiểu các quy định việc đăng tải, sử dụng hình ảnh của người khác trên mạng xã hội đan xen với các trò chơi vui nhộn từ chương trình.
Bên cạnh các chủ đề trên, học sinh còn được trải nghiệm phòng chiếu tại cụm rạp CGV, đăng ký thẻ thành viên U22 để nhận nhiều ưu đãi, tìm hiểu quy trình hoạt động tại rạp chiếu phim, được hướng dẫn thực hành chế biến bỏng ngô và tận hưởng thành quả lao động của mình.
Học sinh trải nghiệm phòng chiếu tại cụm rạp CGV, tìm hiểu quy trình hoạt động tại rạp chiếu phim, được hướng dẫn thực hành chế biến bỏng ngô…
Bước đầu triển khai tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, ban tổ chức chương trình đã nhận được những phản hồi tích cực từ phía nhà trường cũng như các em học sinh. Em Nguyễn Tấn Phong học sinh THPT tại thành phố Cần Thơ chia sẻ: “Chương trình rất bổ ích cho các bạn nam như em trong việc chuẩn bị hành trang cho chuyện tình cảm. Em mong rằng CGV có thể chức nhiều chương trình về các chủ đề như môi trường, định hướng nghề nghiệp và thể dục thể thao”.
Thầy Lâm Phước Nhu, Bí thư trường Quốc tế Việt Mỹ thành phố Cần Thơ chia sẻ: “Tôi thấy chương trình hôm nay rất thiết thực, đem lại những kiến thức, kỹ năng cho các em, đặc biệt là đối với các bạn nữ nhằm giúp các em có thể tự bảo vệ sức khỏe cũng như tính mạng của bản thân. Đồng thời các bạn nam cũng trang bị cho mình những hiểu biết trước khi yêu. Tôi hy vọng CGV sẽ tiếp tục tổ chức những chương trình như thế này với nhiều chủ đề mới lạ nữa để các em được chuẩn bị thêm hành trang trong những chặng đường sắp tới của mình.”
Trong thời gian tới, CGV sẽ tiếp tục nhân rộng dự án “Giáo dục cùng điện ảnh” đến nhiều tỉnh thành trong cả nước. Đồng thời, ban tổ chức sẽ cải tiến và điểu chỉnh nhằm mang đến một chương trình toàn diện và hiệu quả với mọi đối tượng học sinh.
Video: Học sinh được trang bị kỹ năng sống tại rạp chiếu phim
Thế Đan
Theo VNE
Giáo dục kỹ năng cho học sinh tiểu học
Đẩy mạnh hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo định hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học, Sở GD-ĐT TPHCM sẽ tổ chức sân chơi kỹ năng dành cho học sinh tất cả các trường tiểu học trên địa bàn thành phố.
Ảnh minh họa
Chương trình sẽ tập trung hình thành cho học sinh tiểu học 4 nhóm kỹ năng: Kỹ năng sống đẹp (giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bạn bè...); kỹ năng tự bảo vệ và phòng chống xâm hại; kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước; kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn.
Tất cả nội dung giáo dục kỹ năng đều được yêu cầu phải phù hợp với từng lứa tuổi và được rèn luyện theo mức độ tăng dần ở các bậc học kế tiếp. Việc tổ chức giáo dục kỹ năng cho học sinh cần đảm bảo tính an toàn, nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, phát huy tính tự quản, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Theo hướng dẫn của Sở GD-ĐT, chương trình sẽ được tổ chức vào một buổi sáng trong tuần, tại sân trường, với sự tham gia của học sinh toàn trường, được sắp xếp để lần lượt vào các trạm rèn luyện kỹ năng. Phụ trách các trạm kỹ năng là các giáo viên của trường đã được tham gia tập huấn tại Sở GD-ĐT.
Mỗi trạm kỹ năng sẽ huấn luyện cho học sinh một kỹ năng cần thiết thông qua các hình thức vừa học vừa chơi, các hoạt động, rèn luyện, làm việc nhóm hoặc cá nhân. Mỗi đợt huấn luyện có thời gian tối đa không quá 30 phút. Các trạm kỹ năng có thể được thiết kế ngay trên sân trường, hoặc sử dụng các phòng học của các lớp ở tầng trệt, sắp xếp và trang trí phù hợp với nội dung cần rèn luyện.
MINH QUÂN
Theo SGGP
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, 'dục tốc bất đạt'! Những năm trở lại đây, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh (HS) trở thành một yêu cầu cấp thiết trong trường học. Học sinh Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1) trong giờ học kỹ năng - B.THANH Đây là hoạt động ngoài giờ chính khóa nhằm bù đắp những điểm khuyết tồn tại bấy lâu nay trong giáo dục...