Học sinh được “học nghề” ngay từ tiểu học?
Theo đề xuất của Bộ GD&ĐT, sắp tới ở cấp tiểu học, nhà trường, giáo viên có nhiệm vụ giáo dục học sinh nhận biết một số công việc, nghề nghiệp của cha mẹ, người thân và một số việc làm cơ bản trong xã hội.
Hướng nghiệp từ cấp tiểu học
Theo Dự thảo Thông tư quy định công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục của Bộ GD&ĐT, học sinh tiểu học sẽ được hướng nghiệp, giới thiệu về vấn đề việc làm trong trường học. Theo Dự thảo, ở cấp tiểu học, nhà trường, giáo viên có nhiệm vụ giáo dục học sinh nhận biết một số công việc, nghề nghiệp của cha mẹ, người thân, nghề truyền thống ở địa phương và một số việc làm cơ bản trong xã hội.
Cùng đó, hướng dẫn học sinh tham gia công việc thường ngày tại gia đình và nhà trường. Rèn luyện, bồi dưỡng cho học sinh các kỹ năng cơ bản như: Quản lý bản thân; xã hội; tìm hiểu về gia đình, cộng đồng. Từ đó, phát hiện năng khiếu của học sinh và lập kế hoạch bồi dưỡng, phát triển. Hình thức triển khai hướng nghiệp ở cấp tiểu học có thể tích hợp, lồng ghép vào các môn học và hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục cấp tiểu học. Hoặc tổ chức cho học sinh tìm hiểu nghề nghiệp, việc làm hiện có ở Việt Nam và trên thế giới thông qua các tài liệu giáo dục hướng nghiệp…
Học sinh tiểu học sẽ được giáo dục, định hướng nghề nghiệp từ nhỏ nghe có vẻ là mông lung, nhưng thông tin này lại rất được nhiều phụ huynh quan tâm, đón nhận. Có con đang học lớp 2 có những sở thích, ước mơ thay đổi theo ngày tháng, chị Vũ Thị Ngọc (ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: “Tôi nghĩ, nếu ngay từ nhỏ con được làm quen với đa dạng nghề nghiệp cũng là một cái hay. Tuy nhiên, chưa biết sẽ định hướng như thế nào, tổ chức trải nghiệm ra sao… Bởi nếu như chỉ định hướng chung chung qua giới thiệu, tranh ảnh và lời kể của giáo viên thì rất khô cứng. Bản thân bé nhà tôi hồi nhỏ muốn làm bác sỹ, lính cứu hỏa, nhưng giờ lại thích làm cầu thủ bóng đá… Những điều này hoàn toàn theo cảm tính chứ chưa phải là sở thích, sở trường của con”.
Từ những chuyến tham quan, thực tế tại các địa điểm hướng nghiệp của con, phụ huynh Trần Văn Nghĩa (ở Minh Khai, Hà Nội) cho biết: “Mỗi lần con được bố mẹ, hay nhà trường đưa đi tham quan thành phố hướng nghiệp, nông trại… là con rất vui vì được trải nghiệm công việc và đó cũng là hình thành công việc. Tuy nhiên, con đi với mục đích giải trí là chủ yếu, làm quen với các công việc của người lớn chứ chưa thực sự có những chiều sâu của các công việc đó. Ví dụ, nhiệm vụ của bác sỹ không phải chỉ tiêm, băng bó mà cao hơn đó là mổ, cắt các bộ phận trong cơ thể. Người nông dân thì trồng cây, nuôi con vật mang lại đồ ăn, thức uống phục vụ cuộc sống con người… Nên tôi nghĩ, nếu đã hướng nghiệp hãy chỉ rõ cho các em thấy được ý nghĩa của từng công việc và kích thích say mê, năng lực, sở trường của trẻ”.
Video đang HOT
Học sinh tiểu học sắp tới sẽ được tăng cường hướng nghiệp. Ảnh minh họa: Q.Anh
Chọn đúng nghề để tránh… thất nghiệp
Theo ghi nhận, hiện nay chương trình học của học sinh tiểu học cũng được lồng ghép nhiều các tiết học kỹ năng sống, giới thiệu về các ngành nghề… Trên lớp, học sinh được xem nhiều hơn các đoạn video về các ngành, nghề khác nhau. Bên cạnh đó, học sinh đều có hoạt động tham quan, trải nghiệm ở thành phố hướng nghiệp, nông trại… Nếu như trước đây, mơ ước thường “đóng khung” là lớn lên sẽ trở thành phi công, chú bộ đội, bác sỹ, lính cứu hỏa… Nay các em đã mở rộng ước mơ của mình trở thành ca sỹ, nhạc sỹ, cầu thủ bóng đá, diễn viên hoặc những ngành nghề mà các em ấn tượng.
Chỉ ra một thực tế học sinh hiện nay còn “hổng” về định hướng nghề nghiệp, TS Lê Viết Khuyến – Trưởng ban Hỗ trợ Nghiệp vụ (Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) cho biết, ngay cả học sinh THPT còn lúng túng không biết chọn trường nào, ngành nghề nào để đăng ký xét tuyển. Công tác hướng nghiệp tại trường học hiện nay mới chỉ dừng lại ở mỗi tháng có một tiết, lại không có giáo viên riêng. Giáo viên kiến thức chưa đầy đủ về các ngành nghề hiện nay…
Từ thực tế trên, TS Lê Viết Khuyến cũng lý giải hệ quả vì sao nhiều sinh viên chọn sai ngành nghề, mỗi năm hàng nghìn cử nhân thất nghiệp vì đa số các em cứ học, cứ thi chứ không biết mình học xong làm gì. Trong khi đó, một số em chạy theo sở thích, chọn ngành “hot”, lương cao cũng chỉ là mang tính tức thời, không mang tính hiệu quả trong chọn nghề. Đến nay, cũng ít tổ chức, chuyên gia định hướng cho các em. Theo đó, cần phát triển ở nhà trường, các hiệp hội nghề tư vấn cho các em chọn nghề phù hợp.
“Tôi ủng hộ giáo dục, định hướng nghề từ sớm cho học sinh tiểu học, thậm chí cấp học mầm non. Từ những hoạt động đơn giản như giới thiệu về các nghề, công việc mang tính gần gũi để các em dần dần nhận biết được ngành nghề trong tương lai. Định hướng nghề nghiệp là qua mỗi bài học, các em có thể thấy được bố mẹ, người thân của mình đang làm nghề gì, công việc đó ra sao. Để hiệu quả, cũng cần trang bị thêm các kiến thức cho giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất cũng như thiết kế các bài học sinh động, hình thức trải nghiệm phù hợp với học sinh”, TS Lê Viết Khuyến chia sẻ thêm.
Theo Bộ GD&ĐT, mục đích của công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm tại các cơ sở giáo dục là để giúp người học tự nhận thức về khả năng, sở thích và nguyện vọng nghề nghiệp của bản thân. Có kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp để phát huy được năng lực định hướng nghề nghiệp, việc làm phù hợp. Am hiểu về các ngành, nghề, việc làm trong xã hội. Nâng cao khả năng nhận thức của người học về việc làm, nắm bắt thông tin, xu hướng dịch chuyển của thị trường lao động và lựa chọn việc làm cho phù hợp.
Quỳnh Lưu tạm dừng việc sáp nhập, chia tách các đơn vị trường học
Việc tạm dừng nhận được ý kiến đồng tình của các nhà trường và đông đảo phụ huynh, học sinh do có nhiều yếu tố chưa phù hợp với điều kiện thực tế.
Trước đó, theo kế hoạch sáp nhập trường tiểu học và THCS huyện Quỳnh Lưu giai đoạn 2019 - 2021, trong năm học 2019 - 2020, huyện Quỳnh Lưu thực hiện sáp nhập 4 trường tiểu học và THCS ở 4 xã Ngọc Sơn, Quỳnh Mỹ, Quỳnh Thọ và Quỳnh Thuận. Hiện, các trường đã hoàn thành việc sáp nhập.
Đến năm học 2020 - 2021, huyện sẽ tiếp tục sáp nhập các trường Tiểu học Quỳnh Thắng A và Tiểu học Quỳnh Thắng B thành trường Tiểu học Quỳnh Thắng.
Đồng thời, sáp nhập các Trường Tiểu học và THCS các xã Quỳnh Thạch, Quỳnh Hậu, Quỳnh Tam và Quỳnh Long thành Trường Tiểu học và THCS Quỳnh Thạch, Quỳnh Hậu, Quỳnh Tam và Quỳnh Long.
Ngoài ra, sẽ tách Trường THCS Minh Lương để sáp nhập với 2 Trường Tiểu học Quỳnh Mỹ và Tiểu học Quỳnh Lương để thành lập 2 trường liên cấp gồm Trường Tiểu học và THCS Quỳnh Minh và Trường Tiểu học và THCS Quỳnh Lương.
Tương tự sẽ tách Trường THCS Bá Ngọc để sáp nhập với Trường Tiểu học Quỳnh Bá và Tiểu học Quỳnh Ngọc để thành lập 2 trường liên cấp tiểu học và THCS. Theo kế hoạch, việc sáp nhập sẽ hoàn thành trước ngày 1/7/2020.
Liên quan đến việc sáp nhập này, trong thời gian qua, trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu đã có khá nhiều ý kiến đóng góp. Tuy nhiên, đa phần đều cho rằng, việc sáp nhập chưa hiệu quả và có nhiều bất cập, khó khăn, đặc biệt là trong chỉ đạo, phân công nhiệm vụ chuyên môn. Đơn cử như với bậc tiểu học, học sinh chỉ học 35 phút/tiết. Trong khi đó, học sinh THCS lại học 45 phút/tiết khiến cho cùng một trường học nhưng giờ ra chơi lại khác nhau.
Giờ học của học sinh Trường Tiểu học và THCS Ngọc Sơn (Quỳnh Lưu). Ảnh: M.H
Ngoài ra, việc triển khai công tác chuyên môn gặp nhiều khó khăn bởi mỗi bậc học có một đặc thù riêng. Ngay cả Hiệu trưởng nhà trường dù quản lý 2 bậc học nhưng chỉ có chuyên môn của một ngành đào tạo.
Trước bất cập này, một số trường đã có tờ trình xin ý kiến tạm dừng việc sáp nhập. Trong đó, UBND xã Quỳnh Thạch đã có 2 lần làm tờ trình gửi UBND huyện Quỳnh Lưu về nội dung trên. Cụ thể, hiện xã Quỳnh Thạch có 2 trường với 36 lớp (tiểu học 22 lớp, THCS 14 lớp) với gần 1.300 học sinh. Quy mô phát triển trường lớp trong 5 năm tới đều tăng dần, đến năm 2024 - 2025 sẽ có 44 lớp cả tiểu học và THCS. Nếu sáp nhập sẽ gây khó khăn trong công tác quản lý, điều hành, sinh hoạt chuyên môn giữa 2 bậc học.
Với những khó khăn này, đầu năm học 2020 - 2021, UBND huyện Quỳnh Lưu cũng đã có văn bản xin chủ trương điều chỉnh thời gian sáp nhập, chia tách các đơn vị trường học trên địa bàn.
Qua bàn bạc, Thường trực Huyện ủy Quỳnh Lưu cũng đã có văn bản thống nhất chủ trương điều chỉnh thời gian sáp nhập, chia tách các đơn vị trường học trên địa bàn sang năm 2021 để không làm ảnh hưởng đến công tác quản lý, chất lượng giáo dục và có thời gian xem xét, nghiên cứu thêm ý kiến của các ngành chuyên môn.
Tổng hợp của Sở Giáo dục và Đào tạo, đến tháng 3/2020, toàn ngành đã sáp nhập, giảm được 34 trường, trong đó có 3 trường mầm non, 19 trường tiểu học, 12 trường THCS. Ngoài ra, giảm 36 điểm trường mầm non và 40 điểm trường tiểu học.
Theo định hướng của Sở, từ năm học này, các địa phương sẽ chủ động xây dựng, phối hợp tham mưu phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục giai đoạn 2021-2030 trong Quy hoạch chung của địa phương nhằm đảm bảo khoa học, phù hợp và khả thi. Bên cạnh đó, chủ động xây dựng, phối hợp tham mưu phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục giai đoạn 2021-2030 trong Quy hoạch chung của địa phương đảm bảo khoa học, phù hợp và khả thi.
Học sinh tiểu học ... coi chừng bị điểm 0! Với học trò điểm 0, càng cần sự quan tâm, yêu thương gấp nhiều lần của thầy cô giáo và gia đình. Từ trước đến nay, học sinh tiểu học được đánh giá theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT và Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT. Theo đó có đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh và đánh giá định...