Học sinh dùng điện thoại trong lớp: Những tiết học không biên giới
Quy định học sinh THCS, THPT được phép sử dụng điện thoại trong giờ học để phục vụ mục đích học tập, dưới sự đồng ý của giáo viên đã nhận được sự đồng tình của giáo viên và chuyên gia.
Những tiết học không biên giới qua chiếc điện thoại. Ảnh có tính chất minh họa/internet
Theo thầy Nông Ngọc Trọng – giáo viên ngữ Văn (Trường THPT An Mỹ, Bình Dương), quy định này mở ra cho học sinh nhiều cơ hội học tập mới. Ngoài phấn trắng, bảng đen, sách vở; học sinh có thể học qua điện thoại – thiết bị công nghệ tiện ích cho mọi người.
Thời đại 4.0, thế giới nằm trong bàn tay của chúng ta, vì thế không nên cấm đoán học sinh sử dụng điện thoại trong học tập.
“Vì thế, tôi đồng ý với quy định cho phép học sinh mang điện thoại vào lớp phục vụ cho học tập nhưng phải được sự đồng ý của giáo viên. Bản thân chúng tôi cũng phải nhờ vào công nghệ, trong đó có điện thoại để tra cứu, cập nhật kiến thức mới nhằm bổ sung vào bài giảng của mình.
Do vậy tại sao không để học sinh cùng tương tác, cùng khám phá kiến thức ngay trong giờ học qua điện thoại. Nhờ đó, chúng ta có thể tạo ra những tiết học không biên giới.
Chỉ bằng chiếc điện thoại thông minh, học sinh có thể tìm hiểu kiến thức khắp năm châu và có thể làm quen, kết nối với bạn bè quốc tế. Như vậy chúng ta đang từng bước giúp các em trở thành những công dân toàn cầu” – thầy Trọng đặt vấn đề.
Thầy trọng viện dẫn, đơn cử như dịch Covid-19 vừa rồi, nếu không có điện thoại thì rất khó để giáo viên và học sinh dạy – học trực tuyến. Việc quản lý học sinh cũng nhờ vào điện thoại.
Video đang HOT
Đặc biệt, với giáo viên vùng khó, có điện thoại sẽ góp phần vào việc quản lý học tập của học sinh thuận lợi hơn. Chẳng hạn như: Giao bài tập hoặc nhiệm vụ học tập cho học trò. Hoặc thầy – trò có thể trao đổi bài học qua điện thoại.
Tuy nhiên, theo thầy Trọng, để học sinh sử dụng điện thoại hiệu quả, đúng mục đích, cần có quy định hoặc hướng dẫn cụ thể hơn của Sở GD&ĐT và của nhà trường; đặc biệt là cần sự phối hợp chặt chẽ của phụ huynh học sinh.
Ảnh minh họa/internet
Khẳng định, đây là quy định tốt, có hướng mở, TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng trao đổi, cần phân định rõ: học sinh chỉ được dùng điện thoại trong giờ học nếu được giáo viên cho phép, đặc biệt phải dùng điện thoại vào mục đích học tập. Nếu học sinh lợi dụng để làm việc khác là vi phạm nội quy và vi phạm kỷ luật.
“Tôi hoan nghênh Bộ GD&ĐT đã rất cởi mở khi đưa ra quy định này. Điều này cũng phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông mới” – TS Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ, đồng thời nhấn mạnh:
Hiện nay, sách giáo khoa không phải là phương tiện duy nhất để thầy – trò dạy -học. Học sinh có thể học tập thông qua nhiều phương tiện khác nhau. Vậy tại sao chúng ta lại cấm học trò sử dụng điện thoại trong giờ học để phục vụ vào mục đích học tập.
Nếu là điện thoại thông minh có kết nối internet thì bổ trợ rất nhiều cho học sinh trong học tập. Chẳng hạn như: Giáo viên có thể hướng dẫn sử dụng các phần mềm về đồ họa, hình học; hoặc các phần mềm học tiếng Anh… Thông qua đó, các em có thể kết nối với nhiều bạn bè trong và ngoài nước để cùng nhau trao đổi trong học tập, phát triển năng lực cá nhân.
Từ phân tích nêu trên, TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, chúng ta không nên cấm tuyệt đối học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. Tuy nhiên, ở lứa tuổi học trò, vẫn cần có sự giám sát của giáo viên và gia đình. Vì thế cần có quy định, nếu học sinh làm trái mục đích thì sẽ bị kỷ luật.
“Đặc biệt phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ với giáo viên, nhà trường trong giáo dục con cái. Hãy cùng với giáo viên để tạo ra những tiết học không biên giới cho con em mình” – TS Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh.
Học sinh được sử dụng điện thoại trong lớp: Lợi bất cập hại?
Nhiều ý kiến băn khoăn về quy định mới của Bộ GDĐT tại Thông tư 32, trong đó quy định học sinh có thể sử dụng điện thoại di động vì mục đích học tập.
Từ ngày 1.11.2020, học sinh THCS, THPT được sử dụng điện thoại di động trong giờ học để phục vụ học tập (ảnh minh họa). Ảnh: DLV
Bộ GDĐT vừa ban hành Điều lệ trường THCS và THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Trong số những điều học sinh được làm và không được làm, điều lệ mới cũng bỏ quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học.
Lý giải về điều này, đại diện Bộ GDĐT cho rằng, thay đổi này nhằm phù hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học nhưng để phục vụ cho việc học tập và được sự đồng ý của giáo viên giảng dạy. Vì hiện nay nhu cầu sử dụng điện thoại thông minh để ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học là rất cần thiết.
Quy định nói trên lập tức nhận được sự quan tâm rộng rãi của dư luận. Mạng xã hội xuất hiện nhiều ý kiến bày tỏ băn khoăn, lo ngại về mặt trái, bất cập của nó.
Thầy Trần Trung Hiếu - giáo viên trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) không đồng tình với chủ trương cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học.
"Chỉ có giáo viên bậc THCS, THPT mới thấu hiểu như thế này là ổn hay không, lợi hay hại. Chỉ có các bậc phụ huynh có con đang học THCS, THPT mới thấy rõ tai hại của việc này.
Những nhà giáo tâm huyết, những bậc phụ huynh cũng cần lên tiếng để đừng đẩy con em mình rơi vào tình trạng lạm dụng điện thoại" - thầy Hiếu chia sẻ.
Nhà giáo, nhà nghiên cứu Khắc Nguyễn tại TP Vinh (Nghệ An) chia sẻ về các bất cập của chủ trương cho phép học sinh sử dụng điện thoại.
"Trong 1 phòng học, cô giáo thì chỉ 1 mà học trò những 40, vậy lấy ai kiểm soát được mục đích sử dụng của học sinh, kiểm soát bằng cách nào?" - nhà giáo Nguyễn Khắc băn khoăn.
Ngoài ra, nhiều ý kiến lo ngại việc mặt trái của mạng xã hội, internet...thông qua điện thoại di động sẽ tác động đến học sinh, như việc "bóc phốt" giáo viên, xem, chia sẻ các thông tin xấu độc, bị rủ rê, lôi kéo vào các hoạt động không lành mạnh, thậm chí phạm pháp, sử dụng điện thoại sẽ làm sao nhãng, mất tập trung, yêu đương sớm...
Tuy nhiên, theo nhà giáo Nguyễn Đức Chiến (Hà Tĩnh), phụ huynh và giáo viên cũng đừng quá lo lắng về chủ trương nói trên.
"Việc học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học phải bảo đảm 2 điều kiện: Phục vụ cho mục đích học tập và được giáo viên cho phép. Hiện chưa có hướng dẫn cụ thể về việc học sinh sử dụng điện thoại vào mục đích học tập, nên giáo viên sẽ hết sức cân nhắc. Mặt khác, không phải trường, lớp nào 100% học sinh cũng có điện thoại di động, nên chủ trương này chưa thể thành hiện thực trong tương lai gần" - thầy Chiến phân tích.
Nhiều chuyên gia giáo dục cũng đồng tình với việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học vì mục đích học tập, bởi vì đây là xu hướng chung không thể ngăn cản, kèm theo đó là nhiều tiện ích từ công nghệ tiên tiến.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý cần nhận thức đầy đủ về mặt trái của chủ trương nói trên, kèm theo các giải pháp quản lý chặt chẽ; ban hành quy định, hướng dẫn cụ thể để tránh tình trạng lạm dụng và lợi bất cập hại.
Giáo viên nói gì về quy định học sinh được dùng điện thoại? 'Học sinh được dùng điện thoại là quy định thể hiện tư duy mở, nhưng đòi hỏi phải thể hiện kỹ năng sử dụng thông minh' Học sinh làm bài kiểm tra trên điện thoại di động - B.THANH Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, trong...