Học sinh dùng điện thoại trong lớp: Đừng mượn danh đổi mới!
Việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong giờ học khiến nhiều phụ huynh lo ngại và cho rằng vội vàng, thiếu thuyết phục
Bạn đọc Thi Thu nêu ý kiến: “Cho con đem điện thoại đến trường, thầy cô sẽ không thể quản được; bố mẹ thì lo lắng, sẽ không yên tâm làm việc. Suốt ngày ở trong đầu cứ có câu hỏi: “Con có lo học, có quan tâm bài học hay chỉ dùng điện thoại chơi game?”. Nếu quyết định này được thực hiện trong nhà trường thì sẽ có nhiều cao thủ game, chất lượng học tập của con em sẽ đi xuống”.
Dư luận lo lắng với việc cho phép học sinh được sử dụng điện thoại di động trong giờ học (ảnh chỉ mang tính minh họa)
Cùng quan điểm, bạn đọc Lelong băn khoăn: “Vì sao không khảo sát ý kiến phụ huynh, giáo viên về vấn đề này? Thử nghĩ xem một lớp học có 40 học sinh được phép sử dụng điện thoại sẽ rất phiền phức, bình thường quản không nổi, giờ lại thêm điện thoại, giáo viên nào quản cho xiết? Rồi sẽ có hình ảnh, âm thanh “gì đó” của giáo viên, học sinh được tung lên mạng, rồi sẽ có nhiều học sinh bị nghiện game; gia đình và nhà trường sẽ xào xáo vì chuyện này, cha mẹ và con cái sẽ có cự cãi, mệt thêm”.
Nhiều bạn đọc khác cũng cho rằng có bao nhiêu học sinh dùng điện thoại như công cụ học tập, phục vụ cho mục đích học tập hay học thì ít mà để chơi game hoặc lên các mạng xã hội xem “tào lao” thì nhiều.
Bạn đọc Nguyen Viet Nam cho biết hiên ơ cac nươc như My, Canada…, phu huynh co quyên lựa chọn: Nêu chon cho con hoc online, co giao viên online chuyên trach, thi khoi đên lơp. Nêu đên lơp hoc vơi giao viên thì phải tập trung nghe giáo viên giảng bài, không co chuyên ngôi trong lơp ma lại tham khảo thông tin từ điện thoại. Muôn tham khảo trên internet thi làm việc này sau giờ lên lơp.
Bạn đọc Công Thành bổ sung thêm: “Lên lớp là phải tư duy để nghe giảng, tranh luận, phát biểu… Dùng điện thoại sẽ rất dễ sa vào việc chơi game, chát, tìm bài giải sẵn và copy dẫn đến lười tư duy, học như thế sao tiến bộ? Không loại trừ sẽ có học sinh tranh thủ Livetream cô giáo, bạn bè, rồi bình luận khiếm nhã…”.
Bạn đọc Phan Tấn Quốc đề xuất: “Bộ Giáo dục- Đào tạo nên triển khai thí điểm trước ở một địa phương có mức sống trung bình và cũng chỉ giới hạn ở một khối lớp nào đó; từ đó tổ chức một số hội thảo khoa học cho vấn đề này rồi mới tính đến việc triển khai trên cả nước. Hiện người dân còn nghèo, ngành giáo dục nhiều nơi còn rất thiếu thốn, bản thân ngành giáo dục cũng còn nhiều chính sách cần tiếp tục hoàn chỉnh. Tôi thấy áp dụng Thông tư 32 lúc này là vội vàng, thiếu thuyết phục”.
Bạn đọc Mai Hương cũng thẳng thắn: “Bộ Giáo dục- Đào tạo không nên vội vàng áp dụng Thông tư 32, cần nghiên cứu kỹ trước khi đưa ra những quyết sách về giáo dục. Đừng mượn danh đổi mới rồi đẩy trách nhiệm cho phụ huynh và giáo viên. Nội dung của Thông tư 32 nói thẳng là chưa thật cần thiết và phù hợp trong thời điểm này. Đừng quên rằng hiện nay tỉ lệ học sinh bị cận thị, bị nghiện game do lạm dụng dùng điện thoại đang ngày càng báo động”.
Các nước có 'cởi mở' chuyện học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học?
Không chỉ ở Việt Nam, ngay cả ở những nước có nền giáo dục phát triển, thì vấn đề nên hay không nên cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học vẫn là vấn đề gây tranh cãi.
Video đang HOT
Chuyện học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học vẫn là đề tài gây tranh cãi ở nhiều nước. (Nguồn: Vietnamnet)
Cấm để chống bắt nạt trên mạng
Tại một số nước phương Tây, lý do cấm học sinh dùng điện thoại là để hạn chế nạn bắt nạt trên mạng.
Cụ thể, theo AFP, gần 90% thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi ở Pháp dùng điện thoại di động. Từ năm học 2018-2019, Pháp áp dụng lệnh cấm sử dụng điện thoại di động trong tất cả trường học trên cả nước. Lý do cấm nhằm giảm thiểu tình trạng mất tập trung, chống bắt nạt trên mạng và quan trọng là khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn.
Bộ trưởng Giáo dục Pháp Jean-Michel Blanquer hoan nghênh đạo luật trên, và gọi đây là "luật của thế kỷ 21", giúp tăng cường kỷ luật đối với 12 triệu học sinh ở Pháp.
"Cởi mở với công nghệ của tương lai không có nghĩa chúng ta phải chấp nhận mọi cách sử dụng chúng" , ông Blanquer nhấn mạnh.
Một số ý kiến ủng hộ học sinh dùng điện thoại trong lớp đưa ra những lý do như sử dụng hiệu quả công nghệ có thể giúp học sinh học tốt hơn và cái cần làm là hướng dẫn học sinh dùng cho đúng cách thay vì cấm.
Tại Australia, tháng 9/2018, nước này đã quyết định ban hành lệnh cấm điện thoại di động trong trường học. Lệnh cấm được thực thi lần đầu tiên tại các trường ở bang New South Wales sau đó tiến hành trên phạm vi toàn bang này. Một trong số những nguyên nhân là do lo ngại về hành vi bắt nạt trên mạng.
Bộ trưởng Giáo dục Australia đương thời - ông Rob Stokes - còn ra chỉ thị xem xét lại về việc sử dụng các thiết bị công nghệ khác ở trường học, chứ không chỉ riêng điện thoại thông minh.
"Trong các lớp học và sân chơi trên khắp thế giới, smartphone trao cơ hội kết nối cho học sinh và phụ huynh, nhưng chúng cũng tạo ra nhiều vấn đề khác: từ bắt nạt trên mạng, mạng xã hội, smartphone gây ra nhiều quan ngại cho các bậc phụ huynh, giáo viên và học sinh", ông Stokes nhấn mạnh.
Hiện nay, ở Australia, các trường học quy định điện thoại di động chỉ được sử dụng trong trường hợp gọi cho cha mẹ hoặc người bảo hộ, chỉ khi cha mẹ hoặc người bảo hộ cho phép con em mình sử dụng trong lúc diễn ra các hoạt động ngoại khóa của trường như đi cắm trại, dã ngoại...
Việc sử dụng điện thoại di động cũng bị hạn chế trong môi trường học tập, đặc biệt là bị tuyệt đối trong một số khu vực nhất định trong trường như phòng thay đồ, phòng tắm, phòng thể chất và bể bơi. Nếu một học sinh bị phát hiện sử dụng điện thoại di động ở những khu vực trên, họ sẽ bị tịch thu thiết bị của mình, tùy theo tình huống sẽ bị phạt theo mức độ nặng.
Các trường hợp ngoại lệ sẽ được cân nhắc cụ thể và cho phép bởi hiệu trưởng mỗi trường, đặc biệt là với học sinh sử dụng thiết bị thông minh để theo dõi sức khỏe. Nếu học sinh cần liên lạc với phụ huynh trong giờ học hoặc ngược lại thì sử dụng điện thoại của văn phòng nhà trường.
Tại Thái Lan, phần lớn các lớp học, bao gồm cả trường quốc tế, việc sử dụng điện thoại bị nghiêm cấm. Thậm chí, một số trường còn giới hạn thời gian học sinh dùng điện thoại thông minh trong khuôn viên trường giữa các tiết học và sau giờ học. Lý do học sinh sẽ bị phân tâm khi dùng điện thoại để truy cập Internet, hoặc nhắn tin.
Tương tự, Singapore cũng cấm học sinh dùng điện thoại trong lớp từ 7h30 tới lúc tan học. Nếu mang theo thì phải tắt điện thoại, còn vi phạm thì sẽ bị tịch thu điện thoại từ một tuần đến một năm.
Để cải thiện điểm số
Tại Anh, bắt đầu từ năm 2007, hơn 50% tổng số trường học ở Anh quyết định cấm sử dụng điện thoại di động trong lớp học, một điều chưa từng có tiền lệ trước đó khoảng một thập kỷ. Đến 2012, số lượng các trường học trên khắp nước Anh cấm điện thoại di động đã tăng lên 98%.
"Kể từ tháng 9/2018, học sinh ở độ tuổi 11 - 16 có điện thoại di động ở trường học phải nộp cho giáo viên hoặc cất trong tủ đồ của lớp và chỉ được nhận lại khi tan trường", lệnh cấm nêu rõ.
Chính quyền nước Anh đã ra lệnh cấm mạnh tay nhằm cải thiện điểm số, loại bỏ những hành vi sử dụng điện thoại vì những mục đích không liên quan tới học tập.
Sau khi lệnh cấm được thực thi, các trường học ở Anh đã ghi nhận kết quả tích cực đối với học sinh: có thêm nhiều học sinh năng hoạt động bên ngoài hơn, số lượng học sinh tham gia các câu lạc bộ và sự kiện xã hội của trường tăng cao.
Theo một nghiên cứu của Đại học Kinh tế London xuất bản năm 2015, học sinh có kết quả học tập cao hơn khi trường học cấm sử dụng điện thoại trong giờ học.
Tìm cách "sống chung"
Tại Mỹ không có quy định cấm mang và sử dụng điện thoại ở trường học với lý do, điện thoại là một công cụ hữu hiệu giúp ích cho việc học tập trong nhiều trường hợp.
Năm 2006, Michael Bloomberg vốn là thị trưởng đương thời thành phố New York đã ra quyết định cấm học sinh, sinh viên sử dụng điện thoại ở tất cả trường học, gây làn sóng tranh cãi trong cộng đồng phụ huynh và học sinh.
Luật cấm học sinh sử dụng điện thoại tại trường học có hiệu lực đến tận năm 2015 khi ông Bloomberg rời ghế thị trưởng và ông Bill de Blasio lên thay.
Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học của Mỹ chỉ ra, phần lớn học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học không phải để học mà để gửi tin nhắn cũng như đăng các dòng trạng thái lên mạng xã hội. Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng học của học sinh.
Một số phụ huynh tin rằng con họ cần có điện thoại ở trường để họ có thể liên lạc với con khi cần. Đó là lý do vì sao nhiều nơi, nhất là ở Mỹ, cho phép trẻ mang điện thoại tới trường nhưng không cho dùng trong lớp học.
Một số người cho rằng tốt hơn, thay vì cấm thì nên dạy trẻ cách sử dụng công nghệ có trách nhiệm. Những người này cũng tin rằng smartphone còn có thể là một công cụ giáo dục thuận tiện cung cấp các nguồn tài nguyên học tập phong phú, hữu ích cho học sinh.
Tại Nhật Bản, theo chính sách mới nhất được thông qua vào tháng 7/2020, học sinh Nhật Bản từ cấp 2 sẽ được phép mang điện thoại đến trường để liên lạc trong các trường hợp khẩn cấp, điều cần thiết với tần suất thiên tai lớn ở Nhật Bản.
Với quy định này, học sinh sẽ được mang điện thoại trong từ nhà đến trường để phòng tránh trường hợp nguy hiểm. Sau khi tới trường, các em sẽ được yêu cầu cất điện thoại vào những tủ cá nhân để tránh mất tập trung trong giờ học.
Tại Hàn Quốc, từ năm 2012, toàn bộ học sinh Hàn Quốc bị cấm mang điện thoại đến trường, trừ những trường hợp cụ thể như đi dã ngoại hay hoạt động ngoại khóa ngoài trời.
Quyết định này được đưa ra sau nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng gần 20% giới trẻ Hàn Quốc bị nghiện điện thoại thông minh hoặc mạng Internet. Song việc cấm là cấm, còn học sinh lén lút sử dụng thì tất nhiên không tránh khỏi.
Tuy nhiên, kể từ năm 2014, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã thử nghiệm một phần mềm quản lý điện thoại học sinh dựa vào GPS: iSmartKeeper. Các nhà giáo dục Hàn Quốc giờ đây đã không còn phải đau đầu với sự phát triển của điện thoại thông minh đang gây mất tập trung trong từng tiết học của học sinh.
Kể từ năm 2014, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã thử nghiệm một phần mềm giúp giáo viên có tắt điện thoại học sinh từ xa. Song sử dụng phần mềm này, cũng như nhiều phần mềm theo dõi, hạn chế sử dụng điện thoại đã vấp phải nhiều lo ngại khác về quyền riêng tư và thông tin cá nhân của học sinh.
Học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học: Chỉ người trong cuộc mới thấu! Hẳn chúng ta ai cũng từng ít nhất một lần nghe đến câu "nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò". Nay học trò lại có thêm điện thoại thông minh trong lớp thì tha hồ mà thể hiện những hành vi phá bĩnh? Việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học theo thông tư mới ban hành của...