Học sinh đột tử và thế hệ mang trên lưng gánh nặng bài tập về nhà

Theo dõi VGT trên

Trung Quốc từng có nam sinh đột tử do dành quá nhiều thời gian làm bài tập về nhà. Đây cũng là tình trạng nan giải của nhiều nước, gánh nặng đối với không ít học sinh, gia đình.

Câu chuyện nam sinh ở thành phố Nam Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, đột tử tại lớp học vì kiệt sức do thiếu ngủ trong thời gian dài từng làm dư luận nước này xôn xao. Người thân của cậu bé kể em phải thức khuya làm bài tập và thức dậy từ 6h20 để kịp giờ đến trường.

Không chỉ ở Trung Quốc, tại nhiều nước khác, bài tập về nhà trở thành gánh nặng với cả học sinh lẫn phụ huynh. Bất chấp nhiều nỗ lực của cơ quan quản lý giáo dục, đây vẫn là bài toán nan giải.

Làm bài tập về nhà đến 2h sáng

Theo China Daily, học sinh THCS ở Trung Quốc dành trung bình 3 tiếng mỗi ngày để làm bài tập về nhà. Con số đối với học sinh THPT, đặc biệt những em chuẩn bị bước vào kỳ thi đại học, thậm chí nhiều hơn.

Học sinh đột tử và thế hệ mang trên lưng gánh nặng bài tập về nhà - Hình 1

Bài tập về nhà trở thành gánh nặng cho học sinh, phụ huynh ở nhiều nước. Ảnh: Shutterstock.

Trung Quốc cũng là một trong những nước đứng đầu bảng xếp hạng về thời lượng dành cho bài tập về nhà, theo đánh giá của tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Theo đó, trung bình, học sinh nước này mất khoảng 13,8 tiếng mỗi tuần cho bài tập về nhà. Nga và Singapore đứng kế tiếp với lần lượt 9,7 và 9,4 tiếng/tuần. Thông thường, trong 18 năm đầu đời, người Trung Quốc dành 10.080 tiếng cho bài tập về nhà. Khoảng thời gian này tương đương 4.032 buổi hòa nhạc, 7.000 trận bóng đá.

Hàn Quốc, dù không nằm trong diện khảo sát của OECD, nổi tiếng với nền giáo dục nặng nề. Học sinh phải thức đến 2h để hoàn thành bài tập sau khi tham gia các lớp học thêm hay phát triển năng khiếu là chuyện bình thường.

Trong một bài viết trên BBC, Hye-Min Park, nữ sinh 16 tuổi sống ở khu nhà giàu Gangnam, Seoul, cho biết một ngày của em bắt đầu từ lúc 6h30. Em học ở trường từ 8h đến 16h rồi di chuyển đến trung tâm học thêm để học tiếp và về nhà vào 23h.

Nhưng một ngày học tập chưa dừng ở đó. Nữ sinh còn phải cặm cụi giải quyết đống bài tập thầy cô ở trường và trung tâm dạy thêm giao đến tận 2h. Sau khi ngủ khoảng 4 tiếng rưỡi, em thức dậy và lặp lại chu kỳ sinh hoạt nặng nề, bức bối đó.

“Em luôn mệt mỏi, thiếu ngủ. Nhưng nhiệm vụ của học sinh chúng em là vượt qua cơn buồn ngủ đó nếu muốn vào đại học tốt”, nữ sinh 16 tuổi tâm sự.

Bài tập về nhà cũng gánh nặng cho học sinh, phụ huynh tại nhiều nước phương Tây. Học sinh Italy dành 8,7 tiếng/tuần cho bài tập về nhà, trong khi con số này ở Mỹ là 6,1 và Pháp là 6.

Chưa nói đến hiệu quả trong học tập, bài tập về nhà với số lượng quá lớn đang ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của trẻ em nhiều nước trên thế giới. Nó khiến trẻ không còn thời gian để tư duy, tìm tòi những thứ mới lạ, đồng thời rút ngắn thời gian bên nhau của các gia đình.

Trong dịp Giáng sinh 2018, Bộ trưởng Giáo dục Italy thậm chí phải đề nghị các trường trên cả nước giảm bài tập về nhà để học sinh và gia đình có thời gian nghỉ ngơi.

Video đang HOT

Bài tập về nhà phản tác dụng

Bài tập về nhà được đưa ra nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức học tập tại lớp và chuẩn bị cho bài học tiếp theo. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy bài tập về nhà tồn tại nhiều mặt trái, bất lợi cho học sinh.

Học sinh đột tử và thế hệ mang trên lưng gánh nặng bài tập về nhà - Hình 2

Nhiều học sinh sống mệt mỏi vì bài tập về nhà. Ảnh: China Daily.

Nhà nghiên cứu Denise Pope thuộc ĐH Stanford (Mỹ) từng khảo sát học sinh tại bang California, phát hiện việc dành hơn hai tiếng mỗi ngày để làm bài tập về nhà cản trở học tập, khả năng tiếp thu cùng hạnh phúc của trẻ. Nó khiến người học căng thẳng, dễ gặp những vấn đề về sức khỏe, thiếu cân bằng, thậm chí trở nên tách biệt khỏi xã hội.

Các nhà nghiên cứu tại ĐH Duke cũng tiến hành hơn 60 nghiên cứu về bài tập về nhà và kết luận “quá nhiều bài tập về nhà sẽ phản tác dụng”. Alfie Kohn – một hiệu trưởng ở Mỹ, tác giả cuốn The Homework Myth (Huyền thoại bài tập về nhà) – cho rằng bài tập về nhà có thể “gây ra xung đột gia đình, giảm chất lượng cuộc sống, phá hủy trí tò mò và niềm yêu thích học tập”.

Ông lập luận nó khiến học sinh không còn hoặc phải giảm thời gian cho tự học, ngoại khóa hay các hoạt động của gia đình, xã hội. Điều này có hại đối với sự phát triển của trẻ.

“Khi một dung dịch đạt đến độ bão hòa, nó không thể hấp thụ hay đồng hóa chất nào nữa. Tương tự, khi đứa trẻ “bão hòa” về tinh thần, việc đưa thêm “chất” cho nó tiếp thu là vô nghĩa”, ông viết.

Nghiên cứu do ĐH Oviedo (Tây Ban Nha) thực hiện năm 2015 đối với 7.725 học sinh cho thấy những em dành hơn 100 phút/ngày để làm bài tập về nhà có kết quả học tập thấp hơn học sinh khác.

Nhận thấy mặt trái của vấn đề này, nhiều cơ quan quản lý giáo dục ở các nước kêu gọi trường giảm bài tập. Song các phương pháp không mấy hiệu quả khi nền giáo dục vẫn tùy thuộc nhiều vào điểm số.

Tại Hàn Quốc, học sinh không dám và gia đình cũng không cho phép các em buông lỏng việc học vì nếu thi đại học không tốt, các em sẽ đánh mất tương lai.

Trung Quốc cũng nỗ lực giảm gánh nặng bài tập về nhà cho học sinh. Cuối năm 2017, Bộ Giáo dục nước này đưa ra tiêu chuẩn quản lý về bài tập về nhà và học thêm, yêu cầu nhà trường, gia đình phối hợp để học sinh tiểu học ngủ đủ 10 tiếng/ngày và 9 tiếng/ngày cấp THCS.

Năm 2013, bộ ban hành quy định cụ thể về việc ra bài tập về nhà đối với học sinh tiểu học. Theo đó, học sinh lớp 1, 2 không phải làm bài tập. Học sinh các khối khác không phải làm bài tập về nhà quá một tiếng mỗi ngày.

Theo Straits Times, những nỗ lực đó góp phần giảm thời gian làm bài tập về nhà cho học sinh nước này xuống 2,64 tiếng cho học sinh tiểu học và 2,94 tiếng cho cấp THPT. Dù vậy, hơn 80% học sinh Trung Quốc vẫn phải vật lộn với bài tập về nhà đến hơn 22h.

Theo Zing

Đầu tư giáo dục hiệu quả ở một số quốc gia châu Á

Giáo dục là quyền cơ bản của mỗi người, là chìa khóa cho tương lai của bất cứ quốc gia nào. Giá trị to lớn của giáo dục là không thể phủ nhận nhưng không phải quốc gia nào cũng đầu tư cho lĩnh vực này một cách hiệu quả.

Đầu tư không đúng cách sẽ tạo thêm nhiều gánh nặng về chi phí cho xã hội, ảnh hưởng đến các vấn đề như tăng trưởng kinh tế, an ninh xã hội... Nhiều quốc gia lớn trong khu vực châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... đã có những thành công trong việc đầu tư phát triển con người.

Đầu tư giáo dục hiệu quả ở một số quốc gia châu Á - Hình 1

Đầu tư cho giáo dục đem lại những hiệu quả lớn lao (Ảnh: Istock)

Những thách thức trong phát triển giáo dục đối với mỗi quốc gia, châu lục đều có những đặc điểm riêng. Trong một thế giới công nghiệp, chúng ta đang đối mặt với những tác động của sự thay đổi nhân khẩu học, cụ thể là sự thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và sự già hóa dân số. Các quốc gia đang phát triển cần phải đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng trong giáo dục.

Một số thách thức chung mà hầu hết các quốc gia đang phải đối mặt đó là "tình trạng kế thừa trong giáo dục". Điều này có thể được hiểu là thành tích giáo dục của mỗi người chủ yếu phụ thuộc vào nền tảng kinh tế xã hội và tình trạng giáo dục của cha mẹ họ. Mặc dù, một số quốc gia cung cấp nhiều cơ hội bình đẳng cho người dân tiếp cận giáo dục hơn các quốc gia khác, nhưng vẫn còn những thách thức trong việc cải thiện hiệu quả của đầu tư giáo dục.

Ngân sách dành cho giáo dục còn hạn chế, nhất là trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Việc tăng hay giảm ngân sách cho giáo dục ở một số quốc gia đã mang lại những kết quả khác nhau. Nếu như đầu tư cho giáo dục là một việc quan trọng thì ngân sách hạn hẹp làm hạn chế các nguồn lực. Vậy, các quốc gia châu Á đã đầu tư cho giáo dục như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất?

Đầu tư giáo dục hiệu quả ở một số quốc gia châu Á - Hình 2

Trẻ em Nhật Bản được học tập trong một nền giáo dục chất lượng cao (Ảnh: Thejapantimes)

Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản đã cam kết mạnh mẽ giáo dục sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Nhờ có nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò là nhân tố chính trong sản xuất công nghệ cao, các sản phẩm có giá trị do quốc gia này sản xuất tăng rất cao.

Chìa khóa cho sự thành công của Nhật Bản trong giáo dục là niềm tin mang tính truyền thống rằng tất cả trẻ em đều có thể đạt được thành công trong học tập. Nhật Bản nỗ lực trong việc dành trách nhiệm ra quyết định về giáo dục cho các trường học. Chính quyền địa phương cần đưa ra các chính sách công bằng để thu hút các giáo viên chất lượng cao về giảng dạy.

Nhiều quốc gia đánh giá cao Nhật Bản ở những tiêu chuẩn rõ ràng và đầy tham vọng trong giáo dục. Quốc gia này có hệ thống giảng dạy và thực hành chất lượng cao, các phương pháp tiếp cận học tập hiệu quả.

Nhật Bản là quốc gia có nền giáo dục hàng đầu châu Á, tuy nhiên Chính phủ Nhật Bản không chi tiêu nhiều cho giáo dục. Nhìn vào con số trung bình của tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục so với tổng chi tiêu của chính phủ của các quốc gia OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) là 12,9% thì Nhật Bản xếp ở mức thấp thứ hai là 9,1%, chỉ sau Italy ở mức 8,6%.

Chính phủ Nhật Bản đã thay đổi cách phân phối ngân sách cho các độ tuổi. Nhiều nguồn lực dần được chuyển sang thế hệ trẻ với những kế hoạch cung cấp thêm tài trợ cho giáo dục mầm non. Đảng Dân chủ Tự do của Thủ tướng Shinzo Abe đang xem xét đưa ra kế hoạch giảm chi phí của các hộ gia đình dành cho giáo dục, tương tự như hệ thống HECS-HELP của Australia. Theo chương trình này, sinh viên có quốc tịch Australia có thể mượn tiền từ Chính phủ để trang trải học phí trong những năm học đại học. Khoản vay này tùy thuộc vào các chỉ số và không tính lãi. Các sinh viên bắt đầu trả nợ Chính phủ khi thu nhập của họ vượt qua ngưỡng tối thiểu.

Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản đang cung cấp các chương trình học bổng đa dạng cho các gia đình có thu nhập thấp nhằm tạo cơ hội giáo dục bình đẳng trên cả nước. Khoản đầu tư trị giá 800 tỷ Yên của Chính phủ Nhật Bản cho phép sinh viên từ các hộ gia đình có thu nhập thấp được hưởng giáo dục miễn phí tại các trường đại học quốc gia. Học phí tại các trường đại học tư, cao đẳng 2 năm và trường dạy nghề cũng sẽ được trợ cấp từ năm 2020. Khoản đầu tư này là một phần trong mục tiêu của Thủ tướng Shinzo Abe nhằm tăng năng suất lao động của Nhật Bản lên 10% trong vòng 4 năm tới. Thủ tướng cũng hứa sẽ trợ cấp chi phí giáo dục từ mẫu giáo đến đại học cho tất cả người dân Nhật Bản.

Các trường tư ở Nhật Bản chiếm 80% số lượng các trường đại học ở quốc gia này và thu học phí lên tới 1,2 triệu Yên hàng năm, học phí đầu vào cao nhất là 300.000 Yên, gấp đôi chi phí theo học một trường đại học quốc gia chất lượng thấp hơn.

Ở cấp mẫu giáo, theo OECD, Nhật Bản là quốc gia có sự bình đẳng giáo dục cao nhất thế giới. Tuy nhiên, ở cấp đại học, những sinh viên có điều kiện tài chính hạn chế có thể phải chọn theo học các trường có chất lượng thấp hơn nhưng chi phí phải chăng hơn, hoặc vay một khoản tiền lớn hơn để trang trải học phí ở các trường tư. Theo chương trình đang được đề xuất thì sinh viên có điều kiện tài chính khó khăn sẽ có cơ hội xin học bổng, trong đó Chính phủ sẽ trả học phí cho họ nếu được các trường đại học chấp thuận. Để giúp sinh viên sau khi ra trường có thể nhanh chóng trả các khoản nợ Chính phủ, Bộ Giáo dục Nhật Bản hỗ trợ họ bắt đầu các dự án khởi nghiệp hay sử dụng kiến thức và kĩ năng từ bậc đại học để tìm được môi trường làm việc tốt.

Quốc gia châu Á khác cũng có sự đầu tư hiệu quả trong giáo dục, mang lại những thành công lớn đó là Hàn Quốc. Trong 4 năm qua, những thành tích của Hàn Quốc đạt được luôn được thế giới đánh giá cao. Năm 2017, tại Cuộc đánh giá 20 nền giáo dục hàng đầu thế giới NJ MED, năm thứ 4 liên tiếp Hàn Quốc đứng vị trí đầu. Mặc dù, Nhật Bản đang tăng hạng và thu hẹp khoảng cách 7 điểm thì có vẻ Hàn Quốc vẫn sẽ đứng vị trí số 1 trong các năm 2018-2022.

Theo báo cáo của OECD, 70% số người Hàn Quốc ở độ tuổi 24-35 đã hoàn thành giáo dục đại học, đây là quốc gia có tỷ lệ cao nhất thế giới. Hàn Quốc có hệ thống trường học chất lượng cao hàng đầu được đo bằng thành tích học tập của học sinh thông qua các bài kiểm tra tiêu chuẩn. Hàn Quốc luôn được xếp hạng một trong số các quốc gia có thành tích tốt nhất trong Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA).

Đầu tư giáo dục hiệu quả ở một số quốc gia châu Á - Hình 3

Hàn Quốc có một mạng lưới các trường đại học chuyên về nghiên cứu khoa học (Ảnh: Nature)

Ở cấp độ đại học, các trường đại học Hàn Quốc ít có tiếng tăm trên toàn cầu, tuy nhiên, quốc gia này xếp hạng 22 trong số 50 quốc gia trong Bảng xếp hạng hệ thống giáo dục đại học quốc gia năm 2018 bởi một mạng lưới các trường đại học chuyên về nghiên cứu khoa học. Trình độ học vấn cao tại Hàn Quốc đạt được nhờ một nền kinh tế tăng trưởng nhanh trong vòng 70 năm qua. Cùng với các nền kinh tế lớn khác tại châu Á là Hongkong, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc đã viết nên một câu chuyện thành công trong tăng trưởng kinh tế đáng chú ý nhất thế kỷ 20. Hàn Quốc hiện nay được biết đến là quốc gia công nghệ cao tiên tiến. Trọng tâm đầu tư quan trọng của Chính phủ Hàn Quốc là lĩnh vực giáo dục. Từ những năm 1980, Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu đầu tư chiến lược vào phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu và đổi mới công nghệ. Các hộ gia đình Hàn Quốc đồng thời dành nhiều nguồn lực cho giáo dục, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ việc đầu tư vào lĩnh vực này. Từ đầu những năm 1980 đến giữa những năm 2000, tỷ lệ nhập đại học của Hàn Quốc đã tăng gấp 5 lần. Trình độ học vấn của Hàn Quốc hiện nay có tầm quan trọng trong xã hội và có ảnh hưởng quyết định đến mức thu nhập và vị trí xã hội. Sinh viên tốt nghiệp 3 trường đại học hàng đầu Hàn Quốc thường giữ các vị trí quản lý, cấp cao trong các tập đoàn kinh tế lớn của quốc gia này.

Trong 25 năm qua, Hàn Quốc đã thu được tỷ lệ lợi nhuận rất cao từ đầu tư vào giáo dục, dao động khoảng 10%. Những người trẻ ở Hàn Quốc tin rằng đầu tư tiền vào giáo dục là lựa chọn khôn ngoan hơn gửi vào ngân hàng.

Chính phủ Hàn Quốc thể hiện cam kết nhất quán trong đầu tư vào giáo dục. Bộ Giáo dục hiện được cấp ngân sách 29 tỷ USD, gấp 6 lần so với năm 1990, chiếm 20% chi tiêu của Chính phủ. Người dân Hàn Quốc cũng sẵn sàng đầu tư cho giáo dục. Chính phủ Hàn Quốc dành 3,4% GDP cho giáo dục chính quy. Giáo viên được coi là một phần quan trọng của khoản đầu tư này. Thống kê của OECD xếp Hàn Quốc ở vị trí số 10 về mức lương giáo viên.

Đầu tư giáo dục hiệu quả ở một số quốc gia châu Á - Hình 4

Singapore có nền giáo dục toàn diện (Ảnh: Theindependent)

Mặc dù là quốc đảo có diện tích hạn chế và dân số khá nhỏ nhưng Singapore là một trong những đầu tàu về giáo dục của khu vực châu Á. Singapore được biết đến với nền giáo dục toàn diện, cung cấp nhiều cơ hội phát triển cho học sinh, sinh viên. Kể từ khi lập quốc hơn 50 năm trước, giáo dục luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu - kiến trúc sư trưởng của đất nước Singapore, nhằm tạo ra nguồn nhân lực kế cận có chất lượng cao.

Chính phủ Singapore luôn đầu tư "mạnh" cho lĩnh vực giáo dục bởi những tiềm năng lớn mà giáo dục chất lượng cao mang lại cho nền kinh tế và xã hội của quốc đảo này. Trong năm 2018, Chính phủ Singapore đã đầu tư 12,8 tỷ đôla Sing vào giáo dục. Số tiền đầu tư này vừa dành cho công tác trả lương giáo viên, cải thiện cơ sở hạ tầng, vừa để nâng cao chất lượng giảng dạy và hỗ trợ cho học sinh Singapore. Theo khảo sát của HSBC Holdings Plc, Singapore là nơi đứng thứ ba trên thế giới (chỉ sau Hồng Kông và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) về số tiền đầu tư cho mỗi học sinh từ tiểu học lên đến bậc đại học (ước gần 80.000 USD). Dù trên thực tế, học sinh của Singapore chỉ phải đóng khoản học phí rất thấp. Trong năm học 2017, Chính phủ Singapore trợ cấp khoảng 435.100 học sinh cấp một và cấp hai, ngoài ra còn có khoảng 80.100 sinh viên đang theo học đại học và sau đại học. Bất chấp việc đầu tư mạnh của Chính phủ, số liệu mới nhất về chỉ số giá tiêu dùng cho thấy chi phí giáo dục vào tháng 5/2017 tại Singapore đã tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước, cao gấp đôi so với tỷ lệ lạm phát bình quân.

Mặc dù luôn được đánh giá là nền giáo dục chất lượng cao nhưng sau bên trong hệ thống giáo dục Singapore luôn có những thay đổi, cải cách lớn lao. Bộ Giáo dục Singapore vừa công bố danh sách "Các kỹ năng của thế kỷ 21" với mong muốn học sinh, sinh viên sẽ tích lũy được, trong đó có những kỹ năng mềm như tự nhận thức và đưa ra những quyết định có trách nhiệm. Phương pháp dạy học cũng đang thay đổi. Tất cả các giáo viên phải trải qua 100 giờ đào tạo mỗi năm, trong đó họ học các kỹ năng sư phạm mới như khuyến khích làm việc nhóm và sự trao đổi giữa giáo viên với học sinh. Một thay đổi khác là tạo ra môi trường học tập gần gũi nhất với nơi làm việc sau này. Đến năm 2023, gần như tất cả các trường học ở Singapore sẽ phải áp dụng các môn học như khoa học máy tính, robotic và điện tử, ngoài ra còn có văn hóa và thể thao. Trọng tâm là tạo ra môi trường cho phép học sinh thực hành như trong thế giới thực.

Với những nền tảng giáo dục chất lượng cao từ nhiều năm qua cùng với sự đầu tư đúng đắn của các chính phủ cũng như chính những người dân tại các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, hệ thống giáo dục của các quốc gia này ngày càng phát triển bền vững và đóng vai trò là đầu tàu cho các quốc gia trong khu vực trong đó có Việt Nam học hỏi.

Hồng Nhung

Theo tapchimattran

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Loạt sao từng đòi rời khỏi Mỹ nếu Donald Trump đắc cử tổng thống
21:14:30 08/11/2024
Vai trò đặc biệt của con út Barron trong chiến thắng của ông Trump
20:24:49 08/11/2024
Một nữ NSƯT giàu có: "Tôi không biết ra ATM rút tiền"
18:54:14 08/11/2024
Vợ cực kín tiếng của nam thần Vbiz: Là "con gái rượu" đại gia, chỉ lộ 2 bức ảnh cưới đã gây sốt!
19:12:24 08/11/2024
Ván bài thắng đậm của tỷ phú Elon Musk trong chiến dịch ủng hộ ông Trump
20:08:20 08/11/2024
Giúp việc đến làm ngày đầu tiên, chủ nhà mở camera giám sát lên và chứng kiến hành vi lạ
19:54:55 08/11/2024
Rộ tin ông Trump muốn "đóng băng" xung đột, Nga và Ukraine lên tiếng
17:46:52 08/11/2024
Sống trong căn hộ 9m2, người đàn ông phải nằm chéo mới ngủ được
20:50:10 08/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Phim Hàn chưa chiếu đã bị tẩy chay vì coi thường phụ nữ, cảnh 1 nữ giáo viên bị tát gây sốc

Hậu trường phim

22:59:14 08/11/2024
Mới đây, bộ truyện tranh trực tuyến Get Schooled từng thu hút hơn 99 triệu lượt xem khi đăng tải trên Naver đang trở thành tâm điểm của sự chỉ trích.

Nụ hôn đồng tính gây sốc của Mai Davika

Phim châu á

22:56:13 08/11/2024
Mới đây, tập thứ 5 của siêu phẩm cổ trang Nữ Hoàng Ayodhaya (Mae Yuhua) đã chính thức lên sóng và ngay lập tức thu hút sự chú ý đông đảo của khán giả.

Trấn Thành nhắc đàn em: "Chúng ta là nghệ sĩ, không nên chợ búa"

Tv show

22:53:45 08/11/2024
Trấn Thành thấy thế liền can ngăn và nhắc đàn em: Bảo vệ cần đưa hai người này ra ngoài. Chúng ta là nghệ sĩ, không nên chợ búa .

Sao nữ hạng A phát ngôn nông cạn gây phẫn nộ nhắm đến những người bầu cho ông Trump

Sao âu mỹ

22:51:48 08/11/2024
Làn sóng chỉ trích mạnh mẽ đến nỗi Cardi B phải nhanh chóng xóa video. Tuy nhiên, nữ rapper này không hề đưa ra bất kỳ lời xin lỗi nào.

Mối quan hệ giữa Quang Minh và con riêng của bạn gái ra sao?

Sao việt

22:49:03 08/11/2024
Quang Minh có mối quan hệ thân thiết với gia đình của Tăng Khánh Chi. Thậm chí, anh còn thoải mái trêu ghẹo con riêng của bạn gái trong dịp sinh nhật vừa qua.

Ảnh hưởng của ông Trump lớn chưa từng thấy, một nước Mỹ mới đang định hình?

Thế giới

22:15:13 08/11/2024
Chiến thắng bầu cử của Donald Trump không chỉ là một sự kiện chính trị đơn thuần, mà còn là bước ngoặt lớn phản ánh sự thay đổi sâu sắc trong tư tưởng của người dân Mỹ.

Muôn vàn cảm xúc trong teaser poster và trailer 'Nhà gia tiên' từ Huỳnh Lập, Phương Mỹ Chi

Phim việt

21:50:01 08/11/2024
Ngày 6/11, Huỳnh Lập đã chính thức công bố teaser poster của phim điện ảnh Nhà gia tiên, dự kiến khởi chiếu tại các cụm rạp trên toàn quốc vào ngày 21/2/2025.

Lý do bất ngờ khiến bé trai 4 tuổi bị chảy máu cam kéo dài

Sức khỏe

21:31:17 08/11/2024
Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang vừa điều trị cho bé trai (4 tuổi, Yên Dũng, Bắc Giang) với chiếc răng mọc lạc chỗ ở sàn mũi phải. Theo y văn, đây là trường hợp rất hiếm gặp.

Dàn sao Hàn bị phát hiện hút thuốc tại nơi công cộng: GD, Jennie...

Sao châu á

21:30:55 08/11/2024
Nhiều sao Hàn như G-Dragon, Jennie... bị phát hiện hút thuốc tại nơi công cộng, gây ra tranh cãi lớn trên cộng đồng mạng.

Nagelsmann mắc sai lầm khó tin gọi ngôi sao tuyển Latvia vào đội tuyển Đức

Sao thể thao

21:00:59 08/11/2024
HLV trưởng đội tuyển Đức đã gây ra một vài bất ngờ với đội hình mới nhất của mình, đặc biệt là việc ông điền tên một cầu thủ quốc tế của Latvia vào danh sách các ngôi sao mà ông triệu tập

Chị em xa cách gần 40 năm, vỡ òa cảm xúc ngày tìm thấy nhau

Netizen

20:53:46 08/11/2024
Darragh Hannan (39 tuổi) và Ha Jee Won (38 tuổi), vừa có cuộc đoàn tụ đầy xúc động. Họ được sinh ra cách nhau 14 tháng tại Hàn Quốc nhưng lớn lên trong những môi trường hoàn toàn khác nhau.