Học sinh dốt là có, nhưng ‘dốt đến đâu học lâu cũng biết’
Là giáo viên có thâm niên 15 năm dạy cả hai hệ công lập và tư thục bậc THPT, tôi thừa nhận vẫn còn nhiều học sinh dốt, dẫu biết rằng cách nói này rất thiếu nhân văn.
Tuy vậy, tôi cho rằng, biết rõ học sinh nào dốt cũng là cách giúp giáo viên thay đổi phương pháp giảng dạy nhằm giúp các em tiến bộ hơn bởi “dốt đến đâu học lâu cũng biết”.
Trước khi bàn chuyện có học sinh dốt thật không, xin bàn một chút về chữ “dốt” trong cách tri nhận của người Việt từ xưa đến nay.
Từ điển Tiếng Việt – Hoàng Phê ( Viện Ngôn ngữ học), nhà xuất bản Hồng Đức (2018) định nghĩa “dốt”: 1) Kém về trí lực, chậm hiểu, chậm tiếp thu; trái với thông minh. Ví dụ: Học dốt; Dễ thế mà không nghĩ ra, dốt quá. 2) Không hiểu biết gì hoặc hiểu biết rất ít (thường nói về trình độ văn hóa). Ví dụ: Dốt toán. Dốt nhạc. Chữ nghĩa rất dốt. Giấu dốt.
Từ điển cũng ghi nhận từ ngữ “dốt đặc”: Dốt hoàn toàn, không biết một tí gì. Hay “ Dốt đặc cán mai”, như dốt đặc nhưng nghĩa mạnh hơn. “Dốt” (nói khái quát). Ví dụ: Học hành dốt nát. Cảnh dốt nát lạc hậu. (Trang 331-332). Cùng với đó, thành ngữ, tục ngữ cũng nói nhiều về người dốt: “Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ”, “Dốt đến đâu học lâu cũng biết”, “Dốt có đuôi”, “Dốt (ngu) như bò”, “Một chữ bẻ đôi cũng không biết”…
Như thế để thấy rằng, người dốt là có thật! Người ta dốt vì không chịu học hỏi nhưng vẫn có nhiều người dù được học hành nhưng vẫn dốt.
Biết rõ học sinh nào dốt cũng là cách giúp giáo viên thay đổi phương pháp giảng dạy. Ảnh: Lê Anh Dũng
Trở lại câu chuyện có học sinh dốt thật không, câu trả lời là có, thậm chí rất nhiều. Bản thân tôi lúc học tiểu học cũng rất dốt môn Toán, điểm kiểm tra toàn 3, 4. Tôi không nhớ rõ lúc đó thầy cô tôi giảng dạy thế nào nhưng ba tôi thì kèm rất kĩ. Ba dạy thêm cho tôi môn Toán đến hết bậc tiểu học nhưng tôi dốt vẫn hoàn dốt. Mãi đến năm lớp 7 thì tôi hết dốt, có lẽ do trí não phát triển và được gặp thầy giáo dạy giỏi.
Vào đại học, tôi chứng kiến nhiều bạn khoa Ngữ văn rất dốt tiếng Anh. Họ học thuộc từ vựng nhưng không thể nào hiểu được ngữ pháp, một câu đơn giản có chủ ngữ và vị ngữ cũng không viết được. Họ học đi học lại hết năm này qua năm khác nhưng vẫn thi rớt tiếng Anh dù kiến thức chỉ ở mức sơ đẳng.
Video đang HOT
Đến lúc làm thầy, tôi chưa thấy học sinh công lập nào dốt vì trường tôi đang dạy ở TP.HCM được thi tuyển đầu vào với mức điểm chuẩn trên trung bình. Tuy vậy, tôi gặp rất nhiều học sinh trường tư thục đúng là dốt thật.
Hiện tại tôi dạy khoảng 70 học sinh lớp 10 hệ tư thục, trong đó có vài em đọc, viết vẫn chưa thành thạo, thua cả học sinh lớp 4. Thậm chí, có em vẫn không viết đúng chính tả, cũng không hiểu được nghĩa một số từ ngữ như “khoảnh khắc”, “huỳnh huỵch”, “khoảng không”…
Tôi tập cho các em viết bài văn nghị luận xã hội có nội dung đơn giản, gần gũi nhưng nhiều học sinh ngồi suốt 90 phút (2 tiết học) vẫn không viết được 4-5 câu cho phần mở bài. Đáng nói, những em này không phải thuộc diện học sinh hòa nhập (khiếm khuyết về trí tuệ, tâm sinh lí).
Trải qua 12 năm ăn học nhưng nhiều em thi rớt tốt nghiệp chỉ vì bị điểm liệt (dưới 1 điểm) trong đó có môn Ngữ văn. Phần đọc hiểu chiếm 3 điểm, trong đó câu nhận biết, thông hiểu dao động từ 1 đến 1,5 điểm (tùy theo năm), học sinh chỉ cần nhìn văn bản chép ra giấy là được (học sinh tiểu học vẫn làm tốt) nhưng nhiều em không thể nào đạt mức 1,25 điểm và cuối cùng là rớt tốt nghiệp.
Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn của cả nước năm ngoái cho thấy, số thí sinh có điểm
Quan điểm cá nhân tôi cho rằng, “dốt đến đâu học lâu cũng biết”, nhưng để cải thiện cái sự dốt là nan giải. Nếu người thầy không có phương pháp và thiếu kiên nhẫn, cảm thông, có khi càng dạy thì học sinh lại càng dốt.
Trở lại câu chuyện tôi học dốt môn Toán, một phần cũng bởi ba tôi thiếu phương pháp giảng dạy. Ba tôi là một trong những người hiếm hoi của xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị thi đỗ Tú tài trước 1975. Ông rất nóng tính, thường la mắng và đánh tôi mỗi khi tôi làm toán sai nên mặc dù được ông dạy nhiều năm, tôi vẫn dốt.
Tôi thường nói với đồng nghiệp, người thầy giỏi là phải biết biến cái khó thành những cái đơn giản, dễ hiểu nhất thì mới mong học sinh bớt dốt (chứ không phải hết dốt). Và điều đáng mừng là, có những học sinh dốt về học tập nhưng các em lại giỏi về thể thao, văn nghệ hoặc có sở trường về một lĩnh vực nào đó. Biết được bản thân giỏi ở đâu, dốt ở đâu để định hướng cho cuộc đời, cớ sao lại sợ dốt, giấu dốt?
Đưa công nghệ số vào giảng dạy
Những công nghệ hiện đại như internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (cloud computing), dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ khối chuỗi (blockchain)... sẽ dần thay đổi toàn diện đời sống của con người.
Đây cũng là thách thức vô cùng lớn với ngành giáo dục Việt Nam trong việc chuẩn bị hành trang cho học sinh để có thể đáp ứng các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng trong xã hội tương lai.
Học sinh Trường Trung học Thực hành Sài Gòn hứng thú trong giờ học với công nghệ mới Metaverse
Từ trực tuyến đến tích hợp
Mô hình dạy học trực tuyến kết hợp trực tiếp LMS (phần mềm hệ thống quản lý học tập) và chương trình tiếng Anh tích hợp Metaverse đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều trường tại TPHCM.
Tại Trường THCS Nguyễn Du (quận 1, TPHCM), LMS giờ đã trở thành một phần không thể tách rời trong công tác dạy và học của nhà trường. Việc học tập trên nền tảng số giúp giáo viên, học sinh tương tác và trao đổi với nhau một cách dễ dàng. Qua mỗi buổi học, thầy cô có thể tổng hợp nội dung tự học của học sinh trên hệ thống để làm căn cứ đánh giá và điều chỉnh. Chưa kể LMS còn hỗ trợ giáo viên trong việc tạo đề, quản lý và chấm thi một cách tự động, nhanh chóng, đảm bảo tính công bằng, minh bạch.
Thầy Nguyễn Công Phúc Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du, cho biết: "Nhà trường vẫn duy trì hệ thống LMS trên nền tảng e-learning như là một phần để giúp học sinh có kỹ năng số, giúp các em quen dần và thích nghi với môi trường học tập đa dạng. Đây là kỹ năng quan trọng giúp các em bước vào thị trường nghề nghiệp đa dạng và số hóa sắp tới".
Ứng dụng chương trình tiếng Anh tích hợp Metaverse, giáo viên truyền tải kiến thức cho học sinh trong không gian 3D mà không cần có mặt trực tiếp tại lớp. Quan trọng hơn, ứng dụng này cho phép nghiên cứu kiến thức một cách trực quan, có tính tự chủ trong học tập, cũng như kiểm tra, đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức ngay trong tiết học.
Ông James Moran, Giám đốc học vụ EMG Education, nói: "Khi triển khai lớp học theo phương pháp giảng dạy mới, chúng tôi không bị bó buộc bởi những giới hạn vật lý trong lớp học truyền thống. Giờ học Metaverse luôn mang lại những thay đổi, trải nghiệm mới và hứng thú cho học sinh". Thầy Nguyễn Minh, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (quận 1, TPHCM), cho biết: "Chương trình Metaverse có một số mô hình thí nghiệm, mô hình ảo giúp học sinh tiệm cận hơn với các hoạt động phòng thí nghiệm ảo. Đây là một trong những phương pháp giáo dục hiện đại mà các nước phát triển đang sử dụng".
Việc ứng dụng công nghệ vào công tác giảng dạy tại TPHCM đã góp phần thiết thực trong việc đảm bảo học sinh hoàn thành chương trình giáo dục đúng tiến độ, duy trì thái độ học tập chủ động. Đây là tiền đề vô cùng quan trọng để triển khai các ứng dụng số của ngành giáo dục trong thời gian tới.
Ông GARETH JONES, Cố vấn cấp cao, EMG Education: Giáo viên đóng vai trò then chốt trong ứng dụng công nghệ
Giáo viên đóng vai trò then chốt trong công tác ứng dụng các công nghệ mới. Họ chính là cầu nối giữa học sinh, phụ huynh và nội dung học tập. Giáo viên là người truyền lửa, khuyến khích học sinh trong quá trình học tập, đặc biệt là giúp các em xây dựng thói quen học tập tự chủ. Trong tương lai, với sự xuất hiện của những công nghệ mới, học sinh sẽ ngày càng trở nên tự chủ hơn trong quá trình học tập và khi đó vai trò của nhà giáo sẽ có thể có những sự thay đổi. Bên cạnh đó, những công nghệ hiện đại được thiết kế một cách thông minh, dễ hiểu sẽ không mất nhiều thời gian để giáo viên, đặc biệt là những người trẻ, có thể nắm bắt và sử dụng.
Giáo viên ngày nay phải luôn nhanh nhạy trong việc thay đổi phương pháp giảng dạy để thích ứng với những công nghệ mới. Tuy nhiên, một việc rất quan trọng là lãnh đạo các cấp cần xây dựng những chính sách, cơ chế phù hợp để có sự hỗ trợ cần thiết về chuyên môn, nhất là với những giáo viên còn cảm thấy bối rối với công nghệ mới.
Những giải pháp đột phá
EMG Education hiện là một đơn vị giáo dục luôn đi đầu với những phương pháp giảng dạy hiện đại, sáng tạo và ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất của thế giới. Với mục tiêu mang lại cơ hội để học sinh hôm nay có thể gặt hái thành công trên trường quốc tế mai sau, EMG Education hướng vào những giải pháp giáo dục đột phá có thể giúp các em thụ hưởng những giá trị giáo dục cốt lõi đạt chuẩn thế giới. Những năm qua, EMG Education đưa ra nhiều giải pháp chuyển đổi số sáng tạo để ứng dụng công nghệ trong giảng dạy và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Đầu tiên, có thể kể đến việc phát triển và ứng dụng thành công mô hình giảng dạy trực tuyến trên nền tảng EMG Virtual Classroom. Đây là một môi trường dạy học trực tuyến toàn diện, cung cấp cho giáo viên, học sinh những công cụ để có thể gặp gỡ trong môi trường trực tuyến, tổ chức dạy và học hiệu quả. Trong các tiết học trên EMG Virtual Classroom, giáo viên và học sinh có thể tương tác, trao đổi về các nội dung bài học thông qua các hình ảnh và nội dung được giáo viên chia sẻ. Học sinh có thể tham gia hoạt động nhóm, làm bài kiểm tra trắc nghiệm, xem các đoạn video trực quan để nghiên cứu sâu hơn về nội dung bài học. Việc triển khai giảng dạy trực tuyến trên nền tảng EMG Virtual Classroom đặc biệt giúp ích rất nhiều cho công tác giảng dạy trong giai đoạn đại dịch Covid-19 và góp phần vào mục tiêu chung "ngừng đến trường, không ngừng việc học" trong giai đoạn này.
Bên cạnh nền tảng EMG Virtual Classroom, EMG Education cũng đã đưa vào sử dụng hệ thống học liệu trực tuyến EMG Learning Management System (EMG LMS) dành cho học sinh chương trình Tiếng Anh tích hợp tại TPHCM. Hệ thống này cho phép học sinh truy cập mọi lúc, mọi nơi kho học liệu trực tuyến phong phú, đa dạng, sinh động phù hợp với lứa tuổi để các em ôn tập các nội dung đã học trong tuần cũng như tìm hiểu trước về các nội dung sẽ được học trong các bài giảng tiếp theo.
Năm học 2022-2023, EMG Education có những bước đi đột phá khi trở thành đơn vị đầu tiên đưa vào sử dụng thành công công nghệ Metaverse trong giảng dạy. Với mục tiêu kép là nâng cao năng lực khoa học của học sinh theo chuẩn quốc tế với định hướng giáo dục STEM cho học sinh phổ thông, góp phần chuẩn bị tốt nhất cho học sinh tham gia vào thế giới số trong tương lai với vai trò chủ động nhất. Môi trường Metaverse được sử dụng để tạo ra một không gian học tập sống động giúp học sinh có thể học kiến thức và lập tức thực hành với các kiến thức đã học.
Vượt qua giới hạn về cơ sở vật chất, không gian và thời gian, trong một tiết học thực tế ảo Metaverse, học sinh có thể gặp và tương tác với giáo viên trên mặt trăng hay trong một thành phố La Mã cổ đại. Học sinh có thể thực hiện các bài thí nghiệm sử dụng dụng cụ đắt tiền, tổ chức các thí nghiệm hóa học với các chất hóa học mà các em ít có cơ hội được sử dụng ở lớp học truyền thống; các em có thể đi sâu vào bên trong mô hình trực quan cơ thể người trong một tiết học về giải phẫu.
Việc ứng dụng công nghệ số trong giảng dạy tiếp tục là xu hướng của nền giáo dục hiện đại. Chuyển đổi số là một thách thức lớn với ngành giáo dục toàn cầu, nhưng cũng là cơ hội để Việt Nam vượt qua khó khăn, bắt kịp xu hướng phát triển với các cường quốc giáo dục trên thế giới.
Hình thành thói quen và tư duy sử dụng công nghệ
Công nghệ Metaverse cho phép học sinh tiếp cận kiến thức một cách trực quan thông qua các mô hình 3D và các công cụ thực tế ảo như kính VR (Virtual Reality). Trải nghiệm trong môi trường số với công nghệ hiện đại từ sớm sẽ giúp học sinh hình thành thói quen và tư duy về phương pháp sử dụng công nghệ trong đời sống. Những tiết học Metaverse giúp học sinh chủ động học tập thông qua "phiên bản kỹ thuật số" của chính mình trong môi trường thế giới số.
Trải nghiệm học tập của học sinh cũng được nâng cao hơn nữa khi các em được tham gia vào những trò chơi sinh động, thú vị lồng ghép trong môi trường học hàng ngày. EMG Education đưa vào triển khai một trò chơi giáo dục mang tên "Didi Adventure", giúp học sinh có thể luyện tập và nâng cao khả năng phát âm tiếng Anh với sự trợ giúp của AI. Trò chơi được thiết kế hình ảnh sinh động, các hoạt động vui nhộn, hấp dẫn; quan trọng là khung nội dung và từ vựng bám sát chương trình học tập hàng ngày, giúp các em có thể vừa học vừa chơi, biến trải nghiệm học tập trở nên hào hứng, từ đó các em có thể làm chủ quá trình học tập của bản thân.
Trường mầm non miền núi, hải đảo linh hoạt phương pháp, bù lấp khó khăn cho trò Bù lấp những thiệt thòi cho trẻ, nhiều trường mầm non miền núi, hải đảo của tỉnh Quảng Ninh đã linh hoạt ứng dụng các phương pháp giáo dục. Cô trò Trường Mầm non Bình Liêu trong giờ học. Khỏa lấp những khoảng trống Bản Sen dù đã hoàn thành chương trình nông thôn mới, nhưng điều kiện kinh tế các hộ dân...