Học sinh đóng cọc dựng lại chiến thắng Bạch Đằng
Sáng 15-1, học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Linh (quận 8, TP.HCM) được tham gia một buổi sinh hoạt ngoại khóa vô cùng đặc biệt.
Quân Nam Hán thua tan tác, quân ta giành chiến thắng vẻ vang.
Nhà trường đã cho các em học sinh vừa sinh hoạt ngoại khóa vừa học về văn hóa cổ truyền và lịch sử dân tộc thông qua hình thức sân khấu hóa cải lương.
Mở đầu buổi ngoại khóa, các em được diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang, Chủ nhiệm CLB Nghiên cứu và vinh danh văn hóa Nam bộ, trình bày những giá trị trong văn hóa cổ truyền, từ tục cúng kính ông bà, tục trầu cau, cưới hỏi, bánh xèo, chiếc nón lá…
Các em học sinh dựng lại trận chiến lịch sử trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938.
Đặc biệt, các em học sinh được tham gia vào các vai diễn trong vở cải lương mang tên Thanh sử Ngô vương, dựng lại trận chiến lịch sử trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938.
Video đang HOT
Diễn giả Hồ Nhựt Quang trong vai Kiều Công Tiễn (kẻ phản bội lợi ích của dân tộc, cầu cứu nhà Nam Hán).
Gần chục học sinh trong vai quân lính chặt cây gỗ, vót nhọn, bịt sắt rồi đóng xuống lòng sông theo lệnh của Ngô Quyền (do nghệ sĩ Lý Trung Tín đảm nhận). Quân Nam Hán mắc bẫy đi qua bãi cọc Bạch Đằng, chúng bất ngờ bị quân ta từ các hướng xông ra tấn công dồn dập, thua chạy ra biển. Khi rút ra tới cửa sông, thủy triều rút mạnh, bãi cọc nhô lên khiến thuyền địch mắc lại và vỡ tan tành.
Ngồi chăm chú theo dõi chương trình, TS sử học Nguyễn Nhã cho biết ông rất vui và ấn tượng mạnh với các tiết mục, đặc biệt là vở diễn Thanh sử Ngô vương. Đây là vở kịch mang tính giáo dục sâu sắc, khơi gợi trong các em lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
Các em học sinh đang mô phỏng việc bài trí đồ cúng trên bàn thờ.
Mặc dù chỉ đóng vai quân lính đóng cọc trên sông Bạch Đằng nhưng em Dương Tấn An (lớp 11A1) hồ hởi : “Trước đây trường em cũng tổ chức nhiều chương trình ngoại khóa sôi động, riêng hôm nay em được góp phần nhỏ cho vai diễn về lịch sử, em cảm thấy điều mình học trên sách vở không còn khô cứng nữa mà thực tế vô cùng”.
Các em học sinh thích thú xem các tiết mục biểu diễn trong buổi ngoại khóa.
“Chương trình đã phần nào giúp các em gần gũi hơn với loại hình sân khấu cải lương cổ truyền dân tộc, yêu thích hơn thể loại này. Cạnh đó, bằng việc sân khấu hóa về các giai đoạn và nhân vật lịch sử giúp các em cảm thấy lịch sử không còn khô cứng, mở ra cho các em cách tiếp cận lịch sử bằng phương tiện khác sinh động hơn” – thầy Đoàn Nhật Quang, Phó Hiệu trưởng nhà trường, nhấn mạnh.
Theo Phapluattp.vn
Có bao giờ mẹ không mở cửa?
Mọi sóng gió quật vào con trẻ, phải chăng người đau trước tiên và nhiều nhất là mẹ?
ảnh minh họa
Ngày mai, con trai nhỏ sẽ đi sinh hoạt ngoại khóa. Khác với lệ thường, mới tám giờ tối, con đã ôm mền gối, leo lên giường. Có thể do chưa đến giờ, cũng có thể do nôn nao vì chuyến đi chơi với bạn bè, con cứ xoay trở, trằn trọc không ngủ được.
"Mẹ xoa lưng cho con đi mẹ" - con nài. Tôi đưa tay xoa nhẹ vào tấm lưng mát rượi của con, tiếng ầu ơ tự dưng rơi ra như bản năng vẫn ở đó tự thuở nào: "Ầu ơ, ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi...".
Hơn 5 năm rồi tôi không hát ru, kể từ ngày con vào lớp Một. Tôi cũng ngạc nhiên khi nghe mình ru. Hóa ra, nỗi niềm âu yếm, yêu thương con luôn trong đáy tim - như một tài sản vô giá mà mỗi người cha người mẹ luôn mang theo bên mình. Mặc năm tháng, mặc cho con bao lớn, như một dòng sông dẫu sóng nhỏ sóng to, trắc trở gập ghềnh, vẫn luôn ăm ắp, vỗ về con khi có thể.
Tôi còn nhớ ngày đầu tiên đưa con trai đầu lòng đi mẫu giáo. Chưa đầy 2km từ trường về nhà, ngồi sau lưng chồng mà tôi tưởng như mình đã đi một quãng đường dài hàng trăm cây số - mệt nhoài, rã rượi. Nắm đôi tay run rẩy của tôi, chồng an ủi: "Con lớn rồi, phải đi học thôi em".
Tôi không biết tại sao lúc ấy nước mắt mình lại tuôn chảy. Lần đầu tiên tôi cảm nhận nỗi đau có hình thù như thế nào. Nó không giống bất kỳ nỗi đau nào tôi đã từng qua. Có lẽ trong suốt đời mình, không một ai, không điều gì khiến tôi có cảm giác như thế.
Ngày tôi sinh con, nghe nói mẹ thức suốt theo những cơn đau trở dạ banh xé thịt da của tôi, tỉ mẩn ngồi chưng hấp đủ thứ món ngon bổ dưỡng gì đó và cả len lén quệt nước mắt khi thấy tôi thức ròng rã ôm con, dỗ cho nó ngủ. Nhưng trong cơn đau, trong bỡ ngỡ của lần đầu làm mẹ, trong tâm trạng kỳ lạ của sản phụ sau sinh, tôi không hề nghĩ đến mẹ mình, không một lần nhìn về phía mẹ.
Chỉ đến khi em gái trở dạ, ngồi ngoài hành lang bệnh viện với mẹ, nhìn mẹ tái nhợt run rẩy, tôi mới hiểu sao tóc mẹ bạc nhanh đến thế, hiểu sao ánh mắt mẹ nặng sâu đến thế. Thậm chí tôi như nghe được từng nhịp đập nặng nề trong lồng ngực mẹ. Tôi ngỡ mẹ là cái túi, bao nhiêu sức lực dốc ngược ra hết, gửi vào bên trong cánh cửa phòng sinh im lìm kia.
Bốn đứa con gái cho đi học xa, biết bao cạm bẫy. Bốn đứa con gái bỡ ngỡ về nhà người ta, biết bao chông chênh. Bốn đứa con gái lần lượt mang thai, sinh và nuôi con, biết bao cay đắng. Bao nhiêu năm, bao nhiêu lần ngọn sóng đời đã quật vào trái tim mẹ tôi?
Sau khi đi thăm anh về, tôi đã không cách gì tìm được giấc ngủ. Anh là bạn thân của gia đình tôi. Tôi chưa từng nghĩ có một ngày người đàn ông mạnh mẽ, cao lớn, khỏe mạnh như anh lại nằm im trên giường ngơ ngơ hệt đứa trẻ. Anh là giám đốc công ty xây dựng, bị tai nạn trong một lần đi thị sát công trình.
Sau thời gian nỗ lực giữ mạng sống cho anh, vợ anh thay chồng điều hành công ty. Công việc cuốn chị đi, không có nhiều thời gian bên anh nữa. Con trai lớn du học đã ba năm cũng không thể dang dở. Con gái nhỏ mới bảy tuổi, học bán trú cả ngày. Mình anh trong căn nhà vắng với cô giúp việc mải mê phim Ấn Độ.
Một lần ghé thăm, mẹ anh rơi nước mắt, đưa anh về nhà bà. Ngoài 70 tuổi, hằng ngày bà đi chợ, nấu cơm, nâng niu lau từng phần thân thể cho đứa con trai ngỡ như từ lâu đã rời khỏi vòng tay mẹ, nhẹ nhàng đút từng muỗng cháo, nắn bóp đôi chân teo tóp - đôi chân đã từng đi khắp nơi giờ trắng bệch, da bóc từng mảng vì gần hai năm rồi anh chưa chạm đất.
Bà thủ thỉ với anh chuyện trời hôm nay mưa to, đi chợ gặp học trò cũ, đứng nói chuyện hồi lâu mà không nhớ tên, cây hoàng lan nhà hàng xóm trổ bông thơm lắm... Bao nhiêu tuổi thì con lớn? Bao nhiêu tuổi thì con thôi cần mẹ? Có bao giờ khát vọng về câu hát ru, vòng tay mẹ nguôi trong tim những đứa con? Và có bao giờ những trái tim mẹ lại không mở cửa để đón chờ những đứa con?
Nhìn hình ảnh người mẹ lưng còng bên đứa con ngơ ngác, tôi tưởng như mình đang ngồi trong lớp học của hơn 20 năm trước, trên bục giảng là thầy dạy văn. Thầy đặt tay lên ngực, đọc từng từ, rành rọt, thiết tha bài Thư gửi mẹ của Heinrich Heine: "Con tìm tình yêu khắp nơi, khắp nẻo. Con đập vào cánh cửa mỏi rời tay. Con đã van xin như một kẻ ăn mày. Không tìm thấy tình yêu, con trở về với mẹ". Giọt nước mắt nhớ mẹ lặng lẽ rơi trên gò má đã nhiều nếp nhăn của thầy. Bên dưới lớp, có những tiếng thút thít cố nén.
Theo Tinmoi24.vn
Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ ba - trận đánh kinh động thế giới Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 là chiến công lớn nhất trong ba lần chống quân xâm lược Mông - Nguyên của quân và dân Đại Việt, gây chấn động thế giới thời kỳ đó. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, mùa xuân năm 1287, Thoát Hoan (con trai Hốt Tất Liệt) thêm một lần nữa mang 50 vạn quân (một số...