Học sinh đề xuất tư nhân hóa trường chuyên
Tại buổi góp ý cho Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi do Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 10/1, một số học sinh Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam đề xuất tư nhân hóa trường chuyên. Các em cũng mong muốn được giáo viên tôn trọng cá tính, bởi học sinh chuyên có nhiều khác biệt.
Buổi góp ý có sự góp mặt của đại diện phụ huynh, gần 100 học sinh Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam. Được BTC yêu cầu hãy đóng vai những đại biểu đang gánh vác trọng trách, nhiều em đã đóng góp ý kiến cho Dự thảo luật Giáo dục sửa đổi rất nghiêm túc.
Cần giáo viên tôn trọng sự khác biệt
Phần lớn các ý kiến tập trung liên quan đến quyền lợi của người học như: Có nên tư nhân hóa trường chuyên, vấn đề bình đẳng giới trong trường học…
Theo em Hạnh Nguyên, học sinh lớp 11 Sử, vấn đề bình đẳng giới đã có nhiều cải thiện nhưng ở miền núi, nam giới vẫn được ưu tiên hơn nữ. Phụ nữ hay bị rơi vào tảo hôn hoặc chỉ tham gia nội trợ. Trong trường học, vẫn còn định kiến nam giới học môn tự nhiên, nữ giới học xã hội. Vì vậy theo học sinh này, cần bổ sung các quy định cụ thể hơn về vấn đề bình đẳng giới trong luật.
Linh Khánh – lớp 11 Sử cũng nhận xét, chúng ta đang ngày càng thực hiện tốt hơn vấn đề bình đẳng giới. Tuy nhiên, hiện trong sách giáo khoa (SGK), hình ảnh và nội dung còn nhiều bất bình đẳng.
Chẳng hạn, nam giới xếp vào các nhóm ngành bác sĩ, cảnh sát, kĩ sư; Nữ giới làm nông, nhân viên, y tá, hộ lý, nội trợ… Các nhân vật quan trọng, các danh nhân đưa vào SGK đều là nam.
Các hình ảnh học sinh nghịch ngợm đều xếp vào học sinh nam, điều này là bất bình đẳng bởi không phải bạn nam nào cũng nghịch, không phải bạn nữ nào cũng ngoan. Chính những điều này khiến các em bị ép vào khuôn khổ của quan niệm, làm hạn chế khả năng của từng cá nhân.
Vì vậy học sinh này đề xuất, những nội dung trên trong SGK cần thay đổi để thể hiện sự công bằng giới tính một cách bền vững về sau.
Hội đồng thẩm định luôn ý thức thường xuyên vấn đề bất bình đẳng giới như học sinh đã chỉ ra và sắp tới sẽ khắc phục triệt để.
Học sinh Thùy Dương thì cho rằng, dù ở Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam là môi trường đặc thù nên các thầy cô đã khá tôn trọng cá tính của học trò. Tuy nhiên, bạn bè em ở nhiều trường khác nhau đều “kêu” rất nhiều về việc không được thầy cô tôn trọng cá tính, suy nghĩ riêng của học sinh.
Video đang HOT
“Giáo viên không chỉ dạy kiến thức mà cần tôn trọng cá tính của học trò, bởi trường chuyên có những nét khác biệt”, Thùy Dương mong muốn.
Một nam sinh đến từ lớp 11 Sử cũng đưa ra thí dụ về việc bất bình đẳng giới với cộng đồng người đồng tính hiện nay.
Em cho hay, có giáo viên phát hiện ra học sinh mình đồng tính nhưng không cho các em cơ hội được nhận. Do đó, nam sinh này cho rằng, cần bổ sung phần này bởi đây là vấn đề quốc tế, liên quan đến khá nhiều vấn đề trong xã hội.
Trường công chỉ giáo dục “đại trà”
Nhận xét trên vai trò và quyền lợi của người học, Thúy Hiền, học sinh lớp 11 Văn cho rằng, cần tư nhân hóa các trường chuyên để hướng tới giáo dục chất lượng cao. Tại sao cũng là trường công nhưng đào tạo khác nhau. Do đó, đầu tư cho trường chuyên còn hệ thống giáo dục công lập chỉ nên thực hiện vai trò giáo dục “đại trà”.
“Nên để tư nhân hóa các trường chuyên. Học sinh hãy thi đỗ và nộp một khoản học phí xứng đáng với những gì mình được hưởng. Những đối tượng học sinh nghèo, cần có chế độ học bổng”, Thúy Hiền phát biểu.
Học sinh Thúy Hiền mong muốn được tư nhân hóa trường chuyên.
“Phản pháo” ý kiến này, em Hạnh Nguyên cho rằng, việc tư nhân hóa trường chuyên không khả thi và không bình đẳng bởi nếu đa phần học sinh không có đủ điều kiện chi trả học phí, ai sẽ đứng ra? Học sinh muốn học chuyên, phải trả học phí rất cao thì rất bất công.
Đóng góp ý kiến về điều này, học sinh Thúy Hiền cho rằng, muốn tư nhân hóa trường chuyên, trường chất lượng cao, nên kêu gọi xã hội hóa giáo dục
“Trường chuyên đào tạo nhân tài cho đất nước nhưng nhân tài tồn tại hay không, khi hầu hết những em này đều nuốn đi nước ngoài và không muốn vào các ngành chuyên môn hoặc nghiên cứu”, Thúy Hiền băn khoăn.
Tư nhân hóa trường chuyên: Chưa phù hợp
Phát biểu tại buổi tọa đàm đóng góp ý kiến, ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT), ghi nhận và đánh giá rất cao các ý kiến góp ý thẳng thắn, đầy trách nhiệm của học sinh liên quan tới những vấn đề thiết thực với các em.
Ông Linh cho biết, tất cả những ý kiến góp ý sẽ được gửi tới Ban soạn thảo luật Giáo dục sửa đổi để xem xét trong quá trình xây dựng dự thảo luật này.
Cũng theo ông Linh, bình đẳng giới khái niệm nghiên cứu phức tạp và đặc biệt bất cập trong môi trường giáo dục nên ban soạn thảo luật sẽ có những chất liệu để bù đắp và thực hiện tốt hơn. Điều cốt lõi là cơ hội học tập làm sao mở rộng cả nam cả nữ để phát triển cơ hội học tập của mỗi cá nhân.
Nam sinh lớp 11 Sử cho rằng, vấn đề học sinh đồng tính đang thiếu được quan tâm trong nhà trường hiện nay.
“Về vấn đề bất bình đẳng giới trong SGK, ở nội dung Chương trình Giáo dục phổ thông mới, đã cập nhật nhiều vấn đề bình đẳng giới trong thời điểm hiện nay. Hội đồng thẩm định luôn ý thức thường xuyên vấn đề như học sinh đã chỉ ra và sắp tới sẽ khắc phục triệt để”, ông Linh chia sẻ.
Về chủ trương xã hội hóa trong giáo dục đào tạo, theo ông Linh, với bậc học thấp, chúng ta tạo cơ hội cho đầu tư để đón nhận học sinh sao cho mang tính đại trà.
Ở các bậc học cao, cần có nhiều mô hình đáp ứng được nhiều nhu cầu của người học và khả năng chi trả. Với chính sách phải đảm bảo và ưu tiên các vùng yếu thế.
Phó Hiệu trưởng Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam cũng đồng tình với quan điểm trên khi lý giải, việc tư nhân hóa trường chuyên sẽ không dành cho đại đa số gia đình và đối tượng học sinh có điều kiện vừa phải. Nếu tư nhân đầu tư, mức học phí cao, nhiều người sẽ không đủ điều kiện theo học.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Học sinh mong được thầy cô tôn trọng sự khác biệt
Nhiều học sinh Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị thầy cô cần tôn trọng sự khác biệt, cá tính, suy nghĩ của học trò, bớt việc học lý thuyết quá nhiều.
Linh Khánh, học sinh lớp 11 Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mong rằng học sinh được tôn trọng và không phân biệt giới - ẢNH THANH HÙNG
Chiều nay, 10.1, Bộ Giáo dục - Đào tạo tổ chức tọa đàm lấy ý kiến của học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam về những nội dung liên quan trực tiếp tới người học trong dự thảo luật Giáo dục sửa đổi.
Được ban tổ chức khuyến khích mỗi học sinh hãy tưởng tượng mình là đại biểu Quốc hội đang giữ trọng trách góp ý xây dựng luật, không ít học sinh đã nêu lên những suy nghĩ rất nghiêm túc và liên quan trực tiếp tới học trò. Nhiều ý kiến tập trung vào vấn đề bình đẳng giới.
Tô Mai Anh, học sinh lớp 11 Sử, đề cập đến vấn đề không hiếm gặp hiện nay, đó là những học sinh có giới tính thứ ba. "Con biết có một số giáo viên khi phát hiện học sinh của mình đồng tính thì không cho các bạn này có những cơ hội học tập và phấn đấu như các bạn khác. Đây sắp trở thành vấn đề lớn", Mai Anh nói.
Còn Hạnh Nguyên, học sinh lớp 11 Sử, thì nêu băn khoăn về việc phân biệt giới tính vẫn còn tồn tại, nhất là về cơ hội học tập của các bạn học sinh miền núi. Ở những nơi này vẫn còn hiện tượng nam giới thì được ưu tiên đi học còn nữ thì bị giữ ở nhà, ép tảo hôn hoặc tham gia công việc gia đình.
Linh Khánh, một học sinh khác, thì chỉ ra rằng, việc bất bình đẳng giới trong giáo dục cần sửa đổi còn là hình ảnh trong sách giáo khoa: nam giới thì được làm bác sĩ, doanh nhân, những người thành đạt; còn nữ giới chủ yếu làm các công việc nội trợ, nữ công gia chánh nhẹ nhàng...
Hay như trong sách giáo khoa đạo đức hoặc giáo dục công dân thì mặc nhiên thường lấy ví dụ nghịch ngợm, chưa ngoan là học sinh nam và ngược lại,... trong khi thực tế không phải như vậy. Theo Linh Khánh, những bài học và hình ảnh minh họa trong sách giáo khoa như vậy có thể dẫn tới việc khiến các bạn nữ khép mình lại, không phát huy hết khả năng của mình.
Thúy Hiền, học sinh lớp 11 Văn, đặt câu hỏi: Tại sao các nhà trường lại cấm học sinh nam để tóc dài, trong khi bạn nữ thì tóc ngắn hay tóc dài đều được? Thúy Hiền cũng bày tỏ sự không đồng tình khi lớp có buổi ăn liên hoan tại nhà cô giáo, các bạn nam thì được ngồi ở phòng khách xem ti vi, còn các bạn nữ thì vào bếp cùng cô.
Cũng quan tâm tới việc cần phải tôn trọng sự khác biệt của từng học sinh, một học sinh khác là Thùy Dương đề nghị khi sửa luật Giáo dục còn cần quan tâm tới chất lượng đào tạo các thầy cô giáo, không chỉ về chuyên môn mà cần cả những kỹ năng khác.
Theo Thùy Dương, dù ở Trường Hà Nội - Amsterdam là môi trường đặc thù nên các thầy cô đã khá tôn trọng cá tính của học trò nhưng bạn bè em ở nhiều trường khác nhau đều "kêu" rất nhiều về việc không được thầy cô tôn trọng cá tính, suy nghĩ riêng của học sinh. "Giáo viên không chỉ dạy kiến thức mà cần tôn trọng cá tính của học trò. Thầy cô đừng bắt học sinh ở trong khuôn khổ quá lâu khiến các em bị cảm giác kìm kẹp", Thùy Dương nói.
Trương Văn Anh, một học sinh nam của trường, khi nhận định về sách giáo khoa phổ thông hiện hành đã cho rằng, sách giáo khoa hiện có ưu điểm là chứa đựng nhiều kiến thức nhưng vì thế mà đi sâu vào học lý thuyết quá nhiều, trong khi lẽ ra có những môn phải thực hành nhiều hơn. Ví dụ với các bộ môn lý, hóa, sinh hiện nay có bạn ví như là "một combo sách đang hủy hoại tuổi thanh xuân của học sinh".
Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Bùi Văn Linh, Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT), ghi nhận và đánh giá rất cao các ý kiến góp ý thẳng thắn, đầy trách nhiệm của học sinh liên quan tới những vấn đề thiết thân với các em. Ông Linh cho biết, tất cả những ý kiến góp ý sẽ được gửi tới Ban soạn thảo luật Giáo dục sửa đổi để xem xét trong quá trình xây dựng dự thảo luật này.
Theo thanhnien
Bạn đọc viết: Tại sao phụ huynh không thích con giỏi môn Xã hội? Suốt mấy bữa nay, chồng tôi rất buồn bực về chuyện học hành của con. Ông xã không ngừng chì chiết thằng bé. Rằng tại sao lại chọn môn Địa để bồi dưỡng chứ. Rồi học giỏi Địa thì sau này để làm gì. Anh vừa động viên, vừa dọa dẫm để con thay đổi... Ảnh minh họa Con trai tôi năm nay...