Học sinh đạt IELTS 8.0 và 97 điểm TOEFL iBT ở tuổi 14.
Với điểm số IELTS 8.0/9.0 do Hội Đồng Anh công bố ngày 21/07, Em Lê Ngọc An – 14 tuổi là thí sinh trẻ tuổi nhất hiện nay đạt chứng chỉ IELTS quốc tế với số điểm cao.
Một tuần sau đó, Ngọc An lại tiếp tục đạt 97/120 điểm tại kỳ thi chứng chỉ TOEFL iBT Quốc tế
Trong lá thư gửi AMA, Ngọc An viết “Em vừa qua 2 tháng học TOEFL và IELTS theo mô hình Active Learning tại AMA và tham gia các kỳ thi vào cuối tháng 7/2012. Điều bất ngờ là Em đã đạt được 8.0 điểm IELTS (Nghe:9.0/Nói:7.5/Đọc:8.5/Viết:6.5), đồng thời đạt TOEFL iBT điểm 97/120 (Nghe: 27/Nói: 24/Đọc: 22/Viết: 24). Khi mới vào học, điểm số của Em rất thấp. Với sự nhiệt tình chỉ bảo và động viên của các Thầy Cô tại AMA, đặc biệt là thầy Nigel. Những hướng dẫn, những mẹo làm bài thi của thầy đã giúp Em hiểu rõ hơn các bài tập, khi gặp các vấn đề về từ ngữ, thành ngữ, cách viết văn học thuật…Em cám ơn Thầy đã cho Em những hướng dẫn rất hữu ích. Không có thầy cô, không bao giờ Em có thể đạt được kết quả như vậy”
Lê Ngọc An là một học viên thông minh và nhờ Active Learning, Em đã đạt điểm cao và rút ngắn được rất nhiều thời gian học tập.
Giáo Sư George J. Hagerty – Hiệu Trưởng danh dự kiêm Chủ Tịch Hội Đồng Sư Phạm và Quản Lý Chất Lượng của Học Viên Anh Ngữ Quốc Tế AMA, đồng thời là Giám đốc Điều hành Tổ chức Tư Vấn Giáo Dục Quốc Tế (gọi tắt là UAI), và là cựu Hiệu Trường trường Đại Học Franklin Pierce (bang New Hampshire, Hoa Kỳ) đã đánh giá mô hình Active Learning tại AMA “Chương trình này áp dụng mô hình giảng dạy tiếng Anh tiên tiến tại Mỹ và đang thực hiện rộng rãi tại các trường Đại Học danh tiếng. Tôi rất vui mừng vì sau khi triển khai tại AMA, các bạn học viên Việt Nam đã nhiệt tình tham gia và kết quả học tập của các bạn làm cho tôi rất bất ngờ, các bạn đã dễ dàng vượt qua các kỳ thi quốc tế TOEFL, IELTS, TOEIC với số điểm rất cao “
Chương trình có nhiều đặc điểm nổi bật, khiến các bạn học sinh yêu thích như sau:
1. Một thầy: Một trò với 100% giáo viên bản ngữ là điều kiện tốt để học viên có nhiều cơ hội đàm thoại, phá vỡ sự rụt rè.
2. Lịch học linh động: học viên có thể đến lớp học bất kỳ lúc nào trong ngày, bất cứ ngày nào trong tuần và hoàn toàn chủ động về kế hoạch học tập của mình tạo tâm lý thoải mái, hứng khởi.
3. Cá nhân hóa việc học tiếng Anh: Học viên được tập trung chuyên sâu để phát triển những kỹ năng còn khiếm khuyết, khắc phục tình trạng chênh chệch quá nhiều giữa các khả năng Nghe, Nói, Đọc, Viết.
4. 100% giáo viên bản ngữ trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn: Các Giáo viên hiện đang giảng dạy tại Active Learning AMA không chỉ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, mà còn là những Giáo viên rất tâm huyết với nghề. Các thầy cô điều có chứng nhận TESOL (Teaching English to Speakers of Other Languages) và CELTA (Certificate in English Language Teaching to Adults).
5. Đảm bảo điểm số đầu ra TOEFL iBT 87 , IELTS 6.5 sau 300 giờ ôn luyện.Nếu chưa đạt, học viên sẽ được tiếp tục học mà không cần phải trả thêm bất cứ chi phí nào.
Cùng với Lê Ngọc An, Học Viện Anh Ngữ Quốc Tế AMA còn có nhiều học viên khác đạt điểm cao như:
&bull Trần Thanh Lâm – 105 điểm TOEFL iBT, hiện là sinh viên đại học RMIT
Video đang HOT
&bull Phạm Hằng Phương Xuân – 105 điểm TOEFL iBT,đang du học tại Mỹ
&bull Đỗ Thanh Hải – 99 điểmTOEFL iBT, hiện là sinh viên Đại học Kinh Tế Luật
&bull Nguyễn Trần Kha Nguyên – 90 điểm TOEFL iBT, đang du học tại Úc.
&bull Trần Trọng Hoàng Chương – 87 điểm TOEFL iBT, đang du học thạc sỹ Quản Trị Kinh Doanh, tại Mỹ.
&bull Nguyễn Diệu Phương Thảo – 8.0 điểm IELTS, đang du học tại Anh.
&bull Bùi Hữu Minh Tuệ – 8.0 điểm IELTS, đang làm việc tại Canada.
&bull Nguyễn Mai Thanh Thúy – 8.0 điểm IELTS, đang du học Thạc sỹ khoa Tài Chính tại Ý.
&bull Đỗ Nguyễn Anh Thư – 8.0 điểm IELTS, hiện là học sinh trường PSB College, Singapore
&bull Đỗ Ngọc Thúy Quỳnh – 7.5 điểm IELTS, đang du học thạc sỹ Công Nghệ Thông Tin, Úc.
&bull Nguyễn Huỳnh Phương Uyên – 7.5 điểm IELTS, đang du sinh khoa Innovative Bussiness Services, Phần Lan.
&bull Lê Phước Dũng – 7.5 điểm IELTS, hiện là sinh viên đại học RMIT.
Chúng tôi rất vui mừng trước những thành tích xuất sắc của các Bạn Học viên và mong ước sẽ được nhìn thấy những thành công to lớn hơn nữa trên con đường hòa nhập với cộng đồng quốc tế.
Thông tin chi tiết về chương trình Active Learning vui lòng truy cập www.ama.edu.vn hoặc liên hệ chi nhánh gần nhất.
Trụ Sở Chính: Số 186 Nguyễn Thị Minh Khai, P.6, Q.3, HCM. ĐT: (08) 3930 28 61. Website:http://www.ama.edu.vn
Các chi nhánh AMA trên toàn quốc:
&bull AMA 3 Tháng 2: 612A 3 Tháng 2, P. 14, Q.10 – TPHCM. ĐT: (08) 38 687 655.
&bull AMA Phú Nhuận: 195 – 197 Phan Đăng Lưu, Q.Phú Nhuận – TPHCM. ĐT: (08) 3995 6666.
&bull AMA Nguyễn Văn Cừ: 165 Nguyễn Văn Cừ, P. 2, Q.5 – TPHCM. ĐT: (08) 3 9246 393.
Theo VNE
Cô học trò nghèo đỗ cả ĐH Y lẫn Dược
Hoàn cảnh gia đình nghèo khó, éo le, nhưng Nguyễn Thị Hương, học sinh lớp 12A2 Trường THPT Thạch Thất (Hà Nội) luôn cố gắng học tập tốt. Đợt thi đại học vừa qua, em đỗ cả hai trường Đại học Y và Đại học Dược Hà Nội với số điểm cao.
Trong số các bạn cùng trang lứa, Hương thấp bé nhất. Trong ảnh: Hương (thứ 7 từ trái qua) và các bạn trong đội tuyển học sinh giỏi của Trường THPT Thạch Thất (Hà Nội).
"Cô giáo" làng
Căn nhà cấp bốn nhỏ bé của bốn bà cháu Hương nằm cuối con ngõ nhỏ lầy lội ở thôn Phúc Tiến (xã Bình Yên, Thạch Thất, Hà Nội).
Gần hai tháng nay, căn nhà này không ngớt tiếng cười vui vì Hương đỗ đại học, nhưng cũng không ít tiếng thở dài vì hoàn cảnh gia đình nghèo khó, biết lấy tiền đâu để nuôi tiếp giấc mơ đại học của Hương.
Bố mẹ chia tay khi Hương và em trai còn nhỏ. Tay trắng, ba mẹ con về nhà bà ngoại - một vợ liệt sỹ thời chống Mỹ - nương tựa nhau, rau cháo qua ngày.
Mẹ Hương - bà Cấn Thị Lan - năm nay 48 tuổi, nặng chưa tới 40kg, da xanh xao, vàng vọt. Từ năm 1985 trở lại đây, đã ba lần, bà phải lên bàn mổ vì đau ruột thừa, dính ruột.
Ngoài hai sào ruộng gieo cấy và làm thuê, làm mướn ngày được ngày không cho mấy nhà làm đồ mộc trong làng, bà Lan chẳng làm được gì thêm.
Sửa nhà, mua sắm đồ đạc, thậm chí tiền học của các con, tiền ăn uống, thuốc thang nhiều khi cũng phải trông vào khoản hưởng trợ cấp cho chế độ vợ liệt sỹ của mẹ đẻ (mỗi tháng khoảng 1 triệu đồng).
Biết gia cảnh nghèo khó, Hương luôn phấn đấu học tập tốt. Hầu như năm nào em cũng là học sinh giỏi của trường.
Đặc biệt, em còn đạt nhiều giải trong những kỳ thi học sinh giỏi, trong đó, phải kể đến Giải nhì môn Hóa kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố năm lớp 12.
Cũng vì thành tích vươn lên trong học tập mà Hương được nhiều thầy cô giúp đỡ, trao học bổng vượt khó. Số tiền đó, Hương để dành giúp đỡ gia đình và nộp tiền học phí.
"Gia đình cháu Hương là hộ gia đình chính sách nghèo trong xã, thuộc diện rất khó khăn. Hương luôn học giỏi, chăm ngoan. Tôi thấy những khi mùa vụ, cứ tan học là cháu lại giúp mẹ cấy, gặt, tát nước." - ông Cao Văn Thông - Trưởng thôn Phúc Tiến (xã Bình Yên, Thạch Thất, Hà Nội).
Không chỉ học tập tốt, Hương còn rất đảm việc nhà. Bà Lan kể, ngay từ năm học lớp ba, Hương đã đi tát nước cùng mẹ. "Cứ khoảng 30 gầu nước, lại nghỉ rồi mới tát tiếp được" - bà Lan nói. Đợt thi tốt nghiệp vừa qua, đúng dịp mùa, Hương vừa ôn thi, vừa tranh thủ đi cấy giúp mẹ.
Cũng vì thành tích học tập đáng nể mà Hương được bạn bè trong lớp, ở xóm ngưỡng mộ. Ngay từ năm lớp chín, Hương đã dạy phụ đạo cho nhiều bạn bè cùng trang lứa.
Không có bảng, cô học trò nhỏ tận dụng bức tường nhà hàng xóm, cánh cửa, thành hòm thóc làm bảng để dạy bạn. Đến nay, khi Hương rời nhà đi học đại học, bức tường vẫn còn in những công thức toán học Hương từng dạy bạn bè.
"Đợt ôn thi đại học vừa rồi, nó cũng hướng dẫn ôn tập gần hai tháng cho đứa bạn, nhưng chỉ đỗ được cao đẳng thôi" - bà Lan nói.
Đi thi, tối ngủ ở... trường thi
Ngày Hương đi thi đại học, bà Lan phải bán ruộng lạc và vay thêm khoảng 500 nghìn đồng. Số tiền này chia làm hai đợt cho Hương đi thi hai khối. Đi xe buýt lên Hà Nội, con vào thi, mẹ ngồi ngoài chờ. Bữa ăn, hai mẹ con chỉ dám mua hai suất cơm giá 15.000 đồng/suất.
Đến tối, sợ tốn tiền, hai mẹ con ngủ ngay ngoài hành lang phòng thi. "Cũng may, bảo vệ người ta cho ngủ. Với lại, cũng có một số phụ huynh đi thi ngủ cùng nên không sợ gì cả" - bà Lan nhớ lại.
Thi xong đại học, về nhà, Hương lại lao vào nghiệp gia sư. Có người trong làng thấy Hương học giỏi, thuê Hương phụ đạo cho con. Mỗi buổi như thế, Hương cũng kiếm được khoảng một trăm ngàn để tiết kiệm cho việc đi học sau này.
Nỗi vất vả của hai mẹ con đã không bị phụ lòng. Hương đỗ cả hai trường đại học danh tiếng mà như nhiều người từng nói "nhất Y nhì Dược".
Hương đỗ ĐH Dược Hà Nội (Toán 7,5 Lý 9 Hóa 9,5) và ĐH Y Hà Nội (Toán 9, Hóa 9,75, Sinh 6,75). "Em chọn học trường Dược Hà Nội và đã nhập học từ cuối tháng 8" - Hương nói.
Hương nhập học, nỗi lo với gia đình đã nhiều lại càng thêm nặng. Không có tiền, bà Lan lại phải vay nóng ba triệu đồng cho con nhập trường.
Lên Hà Nội, chưa tìm được phòng trọ, Hương ở nhờ nhà người quen. Mỗi ngày, em phải đi bộ hai cây số để ra bến xe buýt.
Mẹ Hương bảo, sợ tốn kém, Hương còn mang cơm nắm đi ăn buổi trưa." Hôm trước được nghỉ ngày 2/9, Hương về nhà mà lại tranh thủ đi dạy gia sư để kiếm tiền" - bà Lan nói, đôi mắt đỏ hoe vì thương con.
Theo Trường Phong
Tiền Phong
Thí sinh 'ảo' - Nhiều trường 'gọi' nguyện vọng 2, 3 Do có nhiều lý do khách quan có thể dẫn đến việc nhiều thí sinh chưa nhận được giấy chứng nhận kết quả thi trước ngày 31/8/2012. Để đảm bảo quyền lợi của thí sinh, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu thời điểm kết thúc nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đợt đầu tiên của các trường không được sớm hơn ngày 7/9/2012...