Học sinh đánh nhau, tung clip như “mốt”: Bất lực?
Chỉ cần vào google gõ cụm từ “clip nữ sinh đánh nhau” ngay lập tức có hơn 1,88 triệu video với những đề tựa giật gân, gây sốc.
Thời gian gần đây, giới trẻ lan truyền những clip đánh nhau, làm nhục bạn như một cái “mốt”. Những clip này là tâm điểm để các chuyên gia giáo dục bàn thảo giải pháp giảm thiểu, nhưng dường như họ đang bất lực.
Học sinh phổ thông cần được giáo dục nhận thức đạo đức nhiều hơn.
Đạo đức hay trò đùa?
Gần đây nhất, ngày 29.11, trên mạng Internet phát tán một clip ghi học sinh nữ Trường THCS Thuận Châu (Sơn La) bị một nhóm học sinh nam “sàm sỡ” ngay tại trường học. Clip đã được xác minh việc sàm sỡ chỉ là một trò đùa, và nhóm học sinh này không ý thức được tác hại khi tung clip lên mạng nhưng vẫn để lại nhiều dư âm “gợn”.
Trước đó, ngày 20.11, cư dân mạng xôn xao về clip “Nữ sinh lớp 7 bị lột áo” tại Trường THCS Lý Tự Trọng (Trảng Bom, Đồng Nai). Điều đó cho thấy, sau rất nhiều vụ tai tiếng, những clip tương tự không hề giảm mà ngày càng gia tăng với mật độ nhiều hơn, độ tuổi nạn nhân ngày càng trẻ, khiến xã hội phải đặt ra câu hỏi: Phải chăng đạo đức học sinh đang ngày càng xuống cấp?
Khảo sát mới nhất của Trung tâm Dư luận xã hội, Viện Xã hội học từ 200 nữ sinh tại 2 trường THPT ở Hà Nội cho thấy: 96,7% số học sinh được hỏi nói rằng hiện tượng nữ sinh đánh nhau có xảy ra tại trường mình.
Trong các em nữ từng đánh nhau thì số nữ sinh một lần đánh nhau là 12,7%, 2-3 lần là 20,7%, 4-5 lần là 10,7% và 19,3% đánh nhau từ 5 lần trở lên. Không có sự khác biệt giữa các lớp học về tỷ lệ nữ sinh có hành vi đánh nhau. Như thế, các em lớp 10 cũng sánh ngang các chị lớp 11, 12 về “thành tích” nói chuyện với bạn bè bằng vũ lực.
TS Trần Hoà Bình -Giám đốc Trung tâm cho biết: “Đáng sợ nhất là các em không nhận thức được hành vi của mình là sai, có tới 57,3% số nữ sinh từng đánh nhau coi việc đó là “bình thường” và 39,6% số nữ sinh “chấp nhận được” hành động này. Đó là một sự lệch chuẩn đạo đức nghiêm trọng”.
Ở mức độ vi phạm cao hơn, đại tá Nguyễn Đức Chung – Phó Giám đốc Công an TP.Hà Nội cho biết: “Từ năm 2010 đến nay riêng TP.Hà Nội đã xảy ra 42 vụ học sinh tụ tập đánh nhau gây hậu quả nghiêm trọng, trong đó có 2 vụ giết người từ mâu thuẫn rất nhỏ. Từ năm 2008 đến nay đã có gần 1.000 đối tượng là học sinh vi phạm hình sự, riêng năm 2011 đã phát hiện, xử lý 110 đối tượng”.
Video đang HOT
Lỗ hổng giáo dục?
TS Trần Hoà Bình cũng đưa ra phân tích: “Gia đình là cái nôi đào tạo nhân cách đầu tiên cho học sinh, nhưng có 84,7% số nữ sinh đánh nhau nói rằng trong gia đình các em có hành vi bạo lực giữa các thành viên, trong đó 12% bạo lực giữa cha mẹ; 16,7% bạo lực giữa anh, chị em và mức độ bạo lực giữa cha mẹ và con cái là 32,7%. Đó là những nguyên nhân chính tác động đến tâm lý “nổi loạn” của các em”.
Nhiều học sinh chưa nhận thức được hành vi đánh nhau, làm nhục bạn rồi quay clip phát tán là vi phạm đạo đức, pháp luật, các em hồn nhiên cho đó là những trò đùa. Điều này dẫn đến ngày càng có nhiều “trò đùa” gây hậu quả nghiêm trọng.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoa – Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tâm lý học (Viện Tâm lý học)
Nhìn nhận ở khía cạnh khác, tiến sĩ văn học Đoàn Hương cho rằng: “Mọi cách cư xử hiện nay đều xuất phát từ văn hoá cả. Đơn cử như văn hoá đọc của các em hiện nay rất kém, từ sự yếu kém đó dẫn đến suy nghĩ không sâu sắc về xã hội và có những việc làm vô văn hóa”.
Bên cạnh đó, sự lệch chuẩn trong giáo dục tại nhà trường được đánh giá là yếu tố khách quan nhưng có tác động lớn. PGS – TS Phạm Hồng Tung – ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng: “Việc xem nhẹ các môn khoa học xã hội chính là xu hướng khiến các em xa dần những giá trị đạo đức nhân văn cần thiết để hình thành nhân cách”.
Cũng theo ông Tung, sức ép từ gia đình, bạn bè và xã hội chuộng bằng cấp đã khiến các em không còn thời gian… để thở. Vì vậy, cuộc chạy đua này sớm muộn cũng phải kết thúc hoặc có giải pháp can thiệp nhẹ nhàng. “Sau 12 năm học mà không thi đậu ĐH là coi như công cốc, những suy nghĩ ấy đã khiến các em chán nản và có thái độ bất cần. Điều đó rất nguy hiểm và có thể dẫn tới hành vi phạm tội” – ông Tung nhấn mạnh.
Theo DV
Học Bổng UnitedWorld Singapore 2012.
Trường kinh doanh UnitedWorld (UWSB) là một trong nhóm những trường tư thục đầu tiên tại Singapore được cấp chứng nhận Edutrust của Hội đồng giáo dục tư nhân của Singapore.
Tặng Vé Máy Bay một chiều cho tất cả học sinh đăng ký học Tiếng Anh tại thời điểm Tháng 01 năm 2012
* Giảm 20% Học phí cho các khoá học Cao Đẳng và Thạc Sĩ
1. Giới thiệu về trường
UnitedWorld là một trong những tổ chức giáo dục mới nhất, hiện đại nhất thuộc tập đoàn VISHAL - thành lập năm 1953, hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực kinh tế như ngân hàng, bảo hiểm, điện toán và giáo dục.
2. Chương trình đào tạo
- Tiếng Anh chuyên sâu (3 - 6 tháng) dành cho sinh viên chưa đủ điểm IELTS.
- Cao đẳng và Cao đẳng nâng cao - chuyên ngành quản trị kinh doanh.
- Liên thông Đại học và Thạc sĩ Quản trị kinh doanh do trường Đại học Bolton cấp bằng.
3. Học phí:
Tiếng Anh: 1.800 - 2.100 SGD/level/3 tháng
Cao đẳng: 6.650 SGD/khoá
Thạc sỹ: 16.750 SGD/khoá
4. Thời gian nhập học:
Tháng 1, 4, 7, 10
5. Yêu cầu tuyển sinh:
Tốt nghiệp trung học phổ thông
Điểm IELTS 5.0 hoặc tương đương ( nếu chưa có tiếng Anh học sinh có thể đăng ký 1 khoá học tiếng Anh tại trường).
6. Các thông tin khác
Tại Unitedworld, chương trình đào tạo và bằng cấp được thiết kế chi tiết và rõ ràng, do đó các bạn sinh viên hoàn toàn hiểu rõ mình đang ở đâu và mình sẽ đạt được những gì trên con đường học vấn của mình.
Trường được thành lập bởi các nhà giáo dục, nhà chuyên môn, sáng lập tài chính then chốt và các nhà kinh tế. Sự hòa trộn này mang đến cơ hội đảm bảo cho sinh viên những lợi ích tốt nhất của học thức cao trong lĩnh vực quản trị và lãnh đạo.
UWSB thiết kế và cho ra đời các chương trình học hiện đại nhằm đáp ứng cho việc thay đổi nhu cầu của các nhà tuyển dụng chuyên môn. Các giảng viên của trường có nhiệm vụ đảm bảo chất lượng giảng dạy với bằng cấp học thuật và chuyên môn cao. Phương pháp giảng dạy thực tiễn gồm thảo luận nhóm, thực hành, thảo luận theo chủ đề, làm việc theo nhóm chuyên đề.
* Để biết thêm thông tin trường học vui lòng liên hệ:
Công ty Giáo dục Toàn Cầu - Global EST Tại TP.HCM: 48 Vũ Huy Tấn, P.3, Q.Bình Thạnh, TP. HCM Tel: (08) 5404 7468 Fax: (08) 5404 7469 Tại Hà Nội: Tầng 8, Số 36 Hoàng Cầu, Q.Đống Đa, Hà Nội Tel: (04) 2242 9188 Fax (04) 3514 9681 Tại New Zealand: Tầng 8, Số 220 Queen Street, Auckland Tel: (0064) 212 666 793 Các bạn ở các tỉnh có thể liên hệ tư vấn qua hệ thống tư vấn trực tuyến trên trang web của Công ty: Website: www.toancauco.edu.vn hoặc Email: info@toancauco.edu.vn
Theo BĐVN
Tốn tiền du học trong nước Để tiết kiệm chi phí, nhiều gia đình cho con em du học trong nước tại các trường ĐH liên kết với nước ngoài. Tuy nhiên, chuyên gia về giáo dục cho rằng cách du học này có thể chỉ gây tốn tiền, lãng phí. PGS.TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học - trao đổi về vấn...