Học sinh đánh nhau: Cách nào ngăn chặn?
Hành vi đánh nhau của học sinh đôi khi bộc phát, không nghĩ đến hậu quả lâu dài, do đó các em cần được giáo dục, giúp đỡ, thay đổi.
Thời gian gần đây, bạo lực học đường trở nên nhức nhối cho ngành Giáo dục và xã hội, thậm chí có trường hợp học sinh tử vong do đánh nhau. Hiện tượng học sinh đánh nhau rồi dùng điện thoại quay video clip, sau đó tung lên mạng Internet trở nên rất phổ biến. Trên Google, cụm từ “học sinh đánh nhau” cho hơn 1,2 triệu kết quả trong 0,25 giây.
Theo nghiên cứu của Tổ chức phát triển cộng đồng tập trung vào trẻ em Plan International và Trung tâm nghiên cứu quốc tế về phụ nữ (ICRW), tại châu Á, bạo lực học đường đang ở mức báo động. Trung bình cứ 10 học sinh thì có 7 em từng trải nghiệm bạo lực học đường.
Hình ảnh một nữ sinh cầm ghế đánh lên đầu bạn trong một clip được tung lên mạng xã hội.
Trung bình một ngày xảy ra 5 vụ học sinh đánh nhau Cứ mỗi mùa năm học mới, tình trạng bạo lực học đường ở các cấp học lại tái diễn.
Theo đánh giá của ông Nguyễn Xuân Thủy, giảng viên, Bí thư Chi đoàn Bộ môn Lý luận chính trị, Phó Chủ tịch Hội sinh viên Trường Đại học Hùng Vương (Phú Thọ), Ủy viên Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ở bất cứ thời điểm nào, giai đoạn lịch sử nào cũng có hiện tượng học sinh đánh nhau. Quốc gia có số học sinh hứng chịu nạn bạo lực cao nhất là Indonesia (84%); thấp nhất là Pakistan với 43%. Chỉ tính trong 6 tháng (10/2013-3/2014), số học sinh bị bạo lực (ở mọi hình thức: tinh thần, thể xác…) tại trường học của Indonesia là 75%. Việt Nam đứng thứ hai với 71%, hầu hết bạo lực do bạn gây ra.
Tuy nhiên, hiện chúng ta bị ảnh hưởng bởi mặt trái của sự phát triển công nghệ thông tin, nhất là của dòng điện thoại thông minh, đã tạo điều kiện cho các em lan tỏa các hành vi không đúng đắn trong môi trường giáo dục, cũng như ở độ tuổi các em lên trên mạng.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Xuân Thủy chia sẻ: “Đôi khi với các em là một trò vui đùa đơn giản, ghi lại sau đó ghi lại tung lên mạng để mọi người “like”, bình luận… Dần dần việc này trở thành trào lưu. Trong lớp các em có thể khiêu khích nhau, tạo mâu thuẫn từ đó đánh nhau để quay phim”.
Qua các video clip gắn mác “học sinh đánh nhau”, “nữ sinh đánh nhau” có thể thấy, người quay clip và các bạn đứng xung quanh những “nhận vật chính” tỏ ra thích thú, cổ vũ cho hành vi đánh nhau mà không có sự can ngăn. Đặc biệt các vụ đánh nhau thường không có mặt các thầy cô, người lớn. Đến khi clip được tung lên mạng thì nhà trường, xã hội mới biết và vào cuộc xử lý.
Kỷ luật không phải là đuổi ra ngoài xã hội
Vậy làm thế nào để ngăn chặn hành vi này? Theo ông Nguyễn Xuân Thủy: “Chúng ta không thể đổ trách nhiệm hoàn toàn cho các nhà trường và thầy cô giáo trong chuyện này. Bởi vì hầu hết các đoạn video clip đánh nhau đều diễn ra ở bên ngoài nhà trường, bên ngoài sân trường như nơi công cộng, ngoài đường, công viên… Những lúc như thế là ngoài giờ lên lớp, các thầy cô không thể quản lý các em được”.
Ông Nguyễn Xuân Thủy
Ông Nguyễn Xuân Thủy đề xuất, phải có sự kết hợp giữa nhà trường với gia đình. Gia đình phải có trách nhiệm dạy dỗ, bảo ban, nhìn thấy những biểu hiện của con khi các em đi học về nhà. Qua đó có thể phối hợp với nhà trường, thầy cô giáo chủ nhiệm để xem đã có những chuyện gì xảy ra.
Do nhận thức của các em còn rất nông nổi, không thể bằng người lớn nên đôi khi có hành vi bộc phát, không nghĩ đến hậu quả lâu dài. Do đó cần giáo dục, giúp đỡ, bảo ban, dạy dỗ để các em nhận thức được những hành vi của mình là không đúng, hoàn toàn không tốt, là vi phạm đạo đức xã hội; chứ không phải niềm vui, sở thích hay trò đùa.
Nói về hình thức kỷ luật học sinh sau các vụ đánh nhau, Phó Chủ tịch Hội sinh viên Trường Đại học Hùng Vương khẳng định, hình thức đuổi học là không phù hợp.
“Trường học là cái nôi giáo dục tri thức, nhân cách, đạo đức cho học sinh. Nếu kỷ luật bằng hình thức đuổi học thì các em sẽ đi đâu, về đâu? Ai sẽ giáo dục, dạy dỗ các em về văn hóa, đạo đức, cách sống…?” – ông Thủy đặt vấn đề.
Theo ông Nguyễn Xuân Thủy, thay bằng đuổi học, chúng ta có thể thay đổi bằng các phương pháp giáo dục khác. Ví dụ, có thể tiếp cận các em bằng các biện pháp tâm lý để xem tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, thái độ, tính cách của các em như thế nào từ đó đưa ra cách thức dạy dỗ, giáo dục cho phù hợp, giúp các em trở thành người tốt, có ích cho xã hội. Như thế, hiệu quả của giáo dục mới được nâng cao.
“Để làm được điều đó đòi hỏi rất nhiều yếu tố, trong đó đạo đức của người giáo viên. Thầy cô giáo phải đi sâu sát tìm hiểu các em, nhất là các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các em có tính cách đặc thù, khác với các bạn cùng lớp, cùng trang lứa. Từ đó điều chỉnh hành vi của các em không bị lệch chuẩn so với xã hội, giúp các em tốt hơn trong cuộc sống sau này” – nhà giáo Nguyễn Xuân Thủy nói.
Theo Lại Thìn/VOV
Cô giáo mầm non chửi tục, dọa chém đồng nghiệp
Đoạn clip cho thấy, giáo viên nữ sử dụng các ngôn từ tục tĩu chửi đồng nghiệp, đồng thời dọa chặt nát mặt và thách đố.
Sự việc xảy ra chưa lâu tại một trường mầm non ở quận trung tâm Hà Nội. "Tâm điểm" của vụ việc này là cô giáo Trần Thị T (lớp nhà trẻ 8 Trường mầm non Mầm Xanh cơ sở 2, số 41 Đông Các, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa). Đối tượng va chạm của nữ giáo viên này qua các đoạn băng, tài liệu mà chúng tôi có được gồm: cô Lê Thị H và cô Nguyễn Thị V.A (cùng lớp bé 9).
Cụ thể, theo tường trình của hai cô H, V.A, khoảng 10h30 ngày 23/9, cô Trần Thị T bất ngờ cầm hung khí (dao bài) xông về phía cô H, dạo chém vào mặt vì liên quan chuyện chia thịt nấu ăn. Trước đó, các giáo viên tự thỏa thuận việc nấu ăn được thay phiên nhau, lớp này nấu cơm thì lớp kia sẽ rửa bát.
Như thường lệ, ngày 23/9, lớp cô H sẽ nấu ăn nhưng cô T không đồng ý. Thấy cô H đang chia thịt bò, cô T đã chửi bới, lăng mạ, sau đó cầm hung khí lao vào dọa chém. Cô V.A chạy ra can ngăn cũng bị cô T dọa. Người chứng kiến sự việc là cô Nguyễn Thị Tươi - nhân viên phục vụ của trường.
Một cô giáo bị xước nhẹ trong lúc va chạm với cô T. Ảnh: Gia Đình Xã Hội.
Ngày 25/9, đại diện BGH nhà trường đã yêu cầu cô T viết bản tường trình nhưng cô giáo này đã không chấp nhận và dọa đánh chết cả BGH.
Bà Vương Thúy Liên - Hiệu trưởng nhà trường cho biết đã nhiều lần đề nghị Công an phường Ô Chợ Dừa vào giải quyết , tuy nhiên, công văn ngày 28/9 gửi nhà trường về tiến trình, kết quả xử lý vụ việc đã không được các cô V.A, Lê Thị H chấp nhận và khiếu nại hầu hết nội dung xử lý.
Ở vài văn bản khác gửi các cơ quan hữu trách, Hiệu trưởng trường mầm non Mầm Xanh cơ sở 2 còn cho biết, hiện 2 giáo viên lớp bé 9 là Lê Thị H, Nguyễn Thị V.A đã không dám đi làm vì lo sợ. Ngoài ra, năm trước, cô Trần Thị T đã có cam kết không xô xát và đe dọa tính mạng người khác.
Theo tìm hiểu, liên tục từ năm 2013 đến nay, đã có đơn thư trình báo, hoặc đề nghị chuyển lớp của phụ huynh học sinh vì các nghi vấn cô giáo Trần Thị T đánh học sinh mầm non.
Qua đoạn băng ghi âm, chúng tôi khó tin nổi đây là những ngôn từ, thái độ có thể đến từ một cô giáo mầm non khi "va chạm" với đồng nghiệp của mình.
Theo Hải Phong/Gia Đình Xã Hội
Giáo viên tố bị học sinh hành hung trên bục giảng Trong giờ học, Nam không chịu làm bài nên bị cô Xuân cho điểm 0 và nhắc nhở. Bất ngờ, nam sinh xúc phạm và đánh giáo viên ngay trên bục giảng. Ngày 25/9, ông Trần Văn Sơn - Hiệu trưởng trường THPT Trần Quang Khải (phường 5, quận 11, TP HCM) xác nhận, trong trường vừa xảy ra vụ việc học sinh...