Học sinh đang chọn ngành ra sao?
Điểm chuẩn trúng tuyển các ngành đào tạo ĐH năm nay thể hiện rất rõ xu hướng chọn lựa ngành học của học sinh, phản ánh cái nhìn về thực tế của xã hội; và dịch Covid-19 cũng đã ảnh hưởng đến sự lựa chọn này.
Những ngành liên quan đến công nghệ thông tin, robot, trí tuệ nhân tạo thu hút sự quan tâm của học sinh – ĐÀO NGỌC THẠCH
Vì dịch Covid-19, nhiều ngành học “lên ngôi”
Theo tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng), trong năm nay, thí sinh (TS) của trường chọn học nhiều nhất là ngành công nghệ thông tin và quản trị kinh doanh. Nếu so với năm ngoái, TS đăng ký 2 ngành này tăng lên khoảng 10 – 15%. Ngành TS lựa chọn nhiều kế tiếp là cơ khí ô tô.
Tiến sĩ Hải nhận định: “Ngoài 3 ngành này có lượng TS đăng ký đông, điều bất ngờ tại năm nay, số lượng TS đăng ký ngành du lịch ít hẳn đi. Xu hướng chọn ngành học như vậy liên quan đến cả dịch Covid-19. Ngành du lịch giảm sút vì bị ảnh hưởng dịch. Ngược lại, trong đợt dịch vừa qua, ngành công nghệ thông tin cho thấy đây là nền tảng của xã hội ngày nay, là xu thế tất yếu của hiện tại và tương lai”.
Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung, Phó trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh – Truyền thông, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, nhìn chung, lựa chọn ngành nghề của TS tại trường đang gắn với nhu cầu xã hội. Các nhóm ngành thu hút số lượng nguyện vọng lớn, có điểm chuẩn tương đối cao là kinh tế – quản trị và công nghệ thông tin.
Điều bất ngờ khác là theo thạc sĩ Dung, năm nay ngành thương mại điện tử có sức hút lớn. Dù năm đầu tiên tuyển sinh với chỉ tiêu hạn chế nhưng số lượng nguyện vọng đăng ký lại khá cao.
Ở các ngành còn lại, bên cạnh nhóm ngành kỹ thuật – công nghệ luôn có số lượng nguyện vọng ổn định trong các năm qua thì việc các ngành kiến trúc, thiết kế thời trang có được TS chọn đăng ký là một điều khá bất ngờ.
Chọn ngành phù hợp xu thế
Năm nay, Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM có ngành học có điểm chuẩn cao nhất các trường ĐH ngoài công lập là logistics và quản lý chuỗi cung ứng với 24 điểm. So với chỉ tiêu tuyển của trường thì ở ngành này, TS đăng ký cao hơn gấp 3 lần chỉ tiêu. Ngành kinh doanh quốc tế cũng có số TS đăng ký tương tự.
Thạc sĩ Trương Thị Ngọc Bích, Phó giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh và truyền thông nhà trường, cho rằng việc lựa chọn ngành nghề của TS tại trường năm nay cũng tương tự các năm trước, thiên về khối ngành kinh tế rất lớn. Điều này cũng phù hợp với xu thế kinh tế mở của hội nhập. Xu thế này cũng giải thích cho việc chọn lựa của TS với các ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng, kinh doanh quốc tế…
“Xu hướng chung của TS khi chọn ngành học tương lai là có thể làm việc trong mọi hoàn cảnh, linh động, thích ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh. Những ngành học thuộc các lĩnh vực như truyền thông, digital marketing, thương mại điện tử… sẽ là xu hướng. Tuy nhiên, theo tôi, còn một xu hướng ngược lại là ngành ngôn ngữ Anh sẽ có thể giảm sức hút”, bà Ngọc Bích cho biết.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung chia sẻ: “Mức độ “hot” của một ngành học, đôi khi còn phụ thuộc vào chính xu thế phát triển của xã hội. Ví dụ như học công nghệ thông tin, an toàn thông tin, hệ thống thông tin quản lý trong thời đại 4.0, học thương mại điện tử khi nhu cầu mua sắm online tăng mạnh và dự báo sẽ còn tiếp tục phát triển trong thời gian tới”…
Tiến sĩ Trần Đình Lý, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho biết năm nay, tại trường, ngoài các ngành có số lượng cao ổn định, nhóm ngành quản lý đất đai – bất động sản được quan tâm nhiều hơn. Điều này phản ánh xu thế phát triển của xã hội.
“Tuy nhiên, có thể lưu ý qua cách đăng ký ngành học năm nay là TS không chọn các ngành học thuộc nhiều nhóm ngành khác biệt nhau như trước nữa. Thay vào đó, đa số TS có xu hướng chọn ngành cùng nằm trong một lĩnh vực, nhóm ngành. Điều này cho thấy các em đã có sự tìm hiểu, cân nhắc về ngành nghề tốt hơn trước”, tiến sĩ Trần Đình Lý nhận định. (còn tiếp)
Video đang HOT
Chọn trường sớm từ ý kiến của chuyên gia, giảng viên, sinh viên và học sinh
Dịch bệnh Covid-19 tái bùng phát ở Việt Nam, các tỉnh thành trên cả nước đang phải "gồng mình" khám chữa bệnh và từng ngày chống chọi trước diễn biến khôn lường do virus SARS-CoV-2 gây ra.
Trước tình thế khó khăn đó, nhiều cơ sở đào tạo trên cả nước đã phải đóng cửa dẫn đến không ít học sinh, sinh viên bị trì hoãn quá trình học tập khi phải thực hiện yêu cầu cách ly xã hội từ Chính phủ. Để khắc phục các khó khăn trên, một số trường đại học đã thích ứng vô cùng nhanh, lập tức triển khai đào tạo trực tuyến (online) để sinh viên có thể tiếp tục học tập, đảm bảo cho việc tốt nghiệp đúng thời hạn. Tuy nhiên, để thực sự đào tạo trực tuyến có hiệu quả và đảm bảo chất lượng thì không phải trường nào cũng làm được.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT đưa ra tại buổi họp do Bộ chủ trì ngày 17.4.2020 thì có 110 trường đào tạo online (bên cạnh 97 trường không đào tạo online), trong đó 5 trường có vốn đầu tư nước ngoài, 63 công lập và 42 ngoài công lập. Trong 3 mức (1) Có hệ thống đầy đủ, (2) Có hệ thống khá đầy đủ, và (3) Có hệ thống chưa hoàn thiện, có 4 trường đại học đạt mức cao nhất với đầy đủ hệ thống LMS, LCMS, bao gồm:
- Trường Đại học (ĐH) Mở Hà Nội,
- Trường ĐH Mở TP.Hồ Chí Minh,
- Trường ĐH FUNix của FPT,
- Trường ĐH Duy Tân.
Theo dõi sát sao quá trình đào tạo online của các trường đại học, nhiều chuyên gia, giảng viên, học sinh đã đưa ra ý kiến như sau:
Anh Hồ Nguyễn Quốc Hùng - Phó Giám đốc Công ty Rikkeisoft, Chi nhánh Đà Nẵng:
Tư duy lâu nay của các bậc phụ huynh là mong muốn con em mình được học ở trường có bề dày trong đào tạo bằng phương pháp giảng dạy truyền thống. Học trực tuyến chỉ áp dụng cho các trường hợp ở xa không có khả năng đến trường học tập tập trung. Hình thức online chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam nên việc phụ huynh có những băn khoăn về hiệu quả của hình thức học tập này cũng là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, khi dịch bệnh xảy ra, hình thức đào tạo online đã phát huy tính ưu việt của mình. Nhất là khi các trường đại học đầu tư rất tốt về cơ sở vật chất để đảm bảo việc học online diễn ra hiệu quả thì việc lựa chọn một môi trường học tập có hình thức đào tạo tiên tiến mà vẫn đảm bảo cung cấp kiến thức, tiến độ ra trường đúng hạn khi có biến cố không mong muốn xảy ra, sẽ mang đến một lợi thế cạnh tranh rất lớn cho sinh viên.
Anh Hồ Nguyễn Quốc Hùng - Phó Giám đốc Công ty Rikkeisoft, chi nhánh Đà Nẵng
Lúc này, việc làm cần thiết chính là phía đơn vị đào tạo phải chia sẻ thông tin một cách sâu rộng, giúp phụ huynh và thí sinh hiểu rõ sự cần thiết cũng như lợi ích mà hình thức đào tạo online mang lại. Trước những khó khăn từ đại dịch COVID-19 lần này, các bậc phụ huynh và thí sinh cũng cần phải đánh giá thật khách quan đối với các trường ĐH, về năng lực thích ứng với biến cố, khả năng triển khai sáng tạo phương pháp dạy và học (ví dụ là học online) kết hợp với ưu thế bề dày về năng lực đào tạo, từ đó phụ huynh và thí sinh sẽ có những nhận thức đúng để lựa chọn được trường đào tạo tốt nhất.
Với xu thế tất yếu về "chuyển đổi số" ngày nay, ngoài việc quan trọng nhất đó là chuyển đổi nhận thức, chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh, thì yếu tố thứ hai cực kỳ quan trọng đó là công cụ để thực hiện chuyển đổi số: Công nghệ Thông tin. Không phải là ngoại lệ, Công nghệ Thông tin giúp quá trình đổi mới phương pháp dạy và học của nhà trường đạt được hiệu quả đào tạo tốt nhất.
Công nghệ Thông tin bao gồm các phương tiện kỹ thuật, các phần mềm, cơ sở hạ tầng mạng, sẽ hỗ trợ cho quá trình đổi mới trong phương pháp dạy và học ở các cơ sở giáo dục một cách nhanh chóng, trở thành một lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực đào tạo. Bởi vậy, những trường đại học nào có thế mạnh trong đào tạo Công nghệ Thông tin, có nhiều chuyên gia IT giỏi thì sẽ càng hỗ trợ tốt hơn cho công tác đào tạo của toàn trường, giúp mỗi cá thể sinh viên tốt nghiệp nhanh chóng thích ứng với công việc ở bất kỳ lĩnh vực nghề nghiệp nào.
Tôi có một lời khuyên là các em học sinh nên sớm tìm hiểu và đăng ký chọn trường ĐH có đủ năng lực đào tạo tốt cho các ngành học mình yêu thích, có môi trường giảng dạy có cọ sát thực tế, đa ngôn ngữ, có triển khai hợp tác quốc tế, và đặc biệt có đủ điều kiện giảng dạy online hay trực tuyến để sinh viên yên tâm học tập và tốt nghiệp trước mọi biến động của cuộc sống.
TS Lê Thanh Long - Phó trưởng khoa Công nghệ Thông tin, ĐH Duy Tân:
Trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 tái bùng phát như hiện nay thì việc học trực tuyến là giải pháp tối ưu nhất để bảo đảm an toàn sức khỏe cho giảng viên, sinh viên nhưng vẫn đáp ứng đúng tiến độ học tập và tốt nghiệp của sinh viên. Với hình thức này, sinh viên vẫn có thể tiếp thu kiến thức, học nhóm đồng thời có thể kết nối sinh viên ở những vùng miền khác nhau, hình thành kỹ năng quan hệ và hội nhập. Ở ĐH Duy Tân, trước khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, nhà trường đã có nhiều năm thực hiện đào tạo cấp bằng Cử nhân Trực tuyến qua các chương trình eUniversity nên đã có những chuẩn bị rất chu đáo. Trường đã đầu tư và đưa vào sử dụng:
- Phần mềm quản lý đào tạo AMS và portal myDTU,
- Elearning platform SAKAI (mã nguồn mở) được "customized" và đồng bộ cao,
- Hệ thống data center có sẵn với giá trị đầu tư hơn 3 triệu đôla Mỹ qua các năm,
- Hệ thống học liệu điện tử và ngân hàng câu hỏi (vốn được Việt hóa từ những ngân hàng câu hỏi đạt chuẩn trên thế giới) được xây dựng nghiêm túc,
- ...
Khi dịch bệnh COVID-19 mới bùng phát vào tháng 2 và 3.2020, ĐH Duy Tân đã tiếp tục đầu tư, nâng cấp toàn bộ các thiết bị như: camera góc rộng, hệ thống âm thanh AV hifi, máy hắt, Wacom,... cho 150 phòng dạy trực tuyến và mua bản quyền Zoom Meetings cho gần 1.000 giảng viên.
TS Lê Thanh Long - Phó trưởng khoa Công nghệ Thông tin, ĐH Duy Tân
Khi tham gia lớp học trực tuyến, sinh viên có thể thấy được các thao tác của giảng viên trên bảng đen và màn hình chiếu slide thông qua hệ thống camera hiện đại. Học trực truyến thông qua phần mềm Zoom là 1 trải nghiệm mới rất thú vị, việc tương tác qua Audio/Video online là rất sống động. Bên cạnh việc tương tác 'real-time' giữa thầy và trò qua Zoom, giảng viên vẫn có thể áp dụng các phương pháp giảng dạy truyền thống. Ngoài ra, phần mềm giảng dạy trực tuyến còn tăng tính tương tác rất cao, bởi giảng viên có thể sửa bài cho sinh viên trên máy tính của sinh viên thông qua hệ thống điều khiển từ xa và sinh viên cũng có thể trực tiếp đặt các câu hỏi với giảng viên giống như học tại lớp. Điều này không chỉ hỗ trợ sinh viên thảo luận, hiểu và ghi nhớ sâu kiến thức mà còn xây dựng một môi trường học tập tích cực và hiệu quả. Kho học liệu cung cấp cho sinh viên gồm: đề cương, giáo trình, bài giảng, silde, bài tập,... được xây dựng với hình thức đặc trưng của Elearning kết hợp với nhiều tính năng hỗ trợ mang đến các trải nghiệm thú vị. Sinh viên có thể tham khảo tài liệu trước khi đến lớp, tiếp thu kiến thức ở mức độ cao, do đó, có thể áp dụng và phân tích kiến thức được sâu hơn.
Thi cử Trực tuyến không phải là vấn đề đáng quan ngại bởi sinh viên có thể thi từ xa dưới sự giám sát chặt chẽ của giảng viên thông qua webcam và micro. Các bài thi trực tuyến bằng hình thức trắc nghiệm và tự luận được quy định thống nhất từ Ban Giám hiệu. Số lượng câu hỏi trong ngân hàng đề thi cũng được nhân lên gấp bội lần nhằm đảm bảo quy trình ra đề thi không có sai sót và đánh giá đúng thực chất thực lực của sinh viên. Có thể nói, trong thời điểm nóng bỏng của dịch bệnh COVID-19, ĐH Duy Tân đã có trang bị sẵn sàng từ cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên có trình độ Công nghệ Thông tin cao đến giáo trình đào tạo trực tuyến chất lượng, đã mang đến sự hiệu quả vô cùng lớn trong việc đảm bảo sức khỏe và lợi ích học tập của sinh viên.
Em Trần Hải Ngân - Học sinh lớp 12, Trường THPT Trần Phú:
Việt Nam hiện đang "chiến đấu" với đại dịch COVID-19. Bởi vậy, người dân nơi tâm dịch Đà Nẵng, trong đó có chúng em đang ở trong chuỗi ngày đầy căng thẳng khi số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 không ngừng tăng lên. Tất cả những kế hoạch, dự định cho kỳ thi THPT 2020, và cả những ước vọng ấp ủ bấy lâu đều dường như sẽ bị trì hoãn.
Trần Hải Ngân - Học sinh lớp 12, Trường THPT Trần Phú
Giải pháp duy nhất hiện nay của học sinh là học trực tuyến tại nhà. Thời gian qua em cũng tìm hiểu thông tin trên mạng và được biết, trong đợt dịch đầu tiên có một số trường ĐH đã đảm bảo đầy đủ các yêu cầu giảng dạy trực tuyến có chất lượng. Riêng Trường ĐH Duy Tân trên địa bàn Đà Nẵng đã giảng dạy online rất hiệu quả giúp sinh viên tốt nghiệp sớm. Do đó, lựa chọn sáng suốt bây giờ chính là chọn một ngành học yêu thích tại trường ĐH uy tín, có mô hình giảng dạy trực tuyến hiệu quả để không phải bị gián đoạn quá trình học tập.
Em Hà Hiền Nhân - Học sinh lớp 12, Trường THPT Phan Châu Trinh:
Giãn cách xã hội là điều không thể tránh khỏi trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh và lựa chọn mô hình đào tạo trực tuyến là hướng đi đúng đắn giúp giảng viên và sinh viên có thể giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm COVID-19 nhưng vẫn theo kịp tiến độ học tập.
Hà Hiền Nhân - Học sinh lớp 12 Trường THPT Phan Châu Trinh
Theo dõi việc học online ở nhiều trường đại học và nhận thấy ở ĐH Duy Tân không chỉ có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, giảng viên giỏi về chuyên môn và có trình độ Công nghệ Thông tin cao, mà còn triển khai rất hiệu quả hoạt động dạy và học online trong thời gian qua nên em đã không ngần ngại đăng ký xét tuyển vào ngành Quản trị Du lịch Khách sạn chuẩn PSU của ĐH Duy Tân. Em cũng được biết khi theo học ngành này em sẽ được tiếp cận với chương trình đào tạo tiên tiến bởi ĐH Duy Tân đã hợp tác với ĐH Bang Pennsylvania - 1 trong 10 ĐH hàng đầu thế giới về Quản trị Du lịch nên em thực sự yên tâm để có thể theo đuổi đam mê học Du lịch của chính mình.
Vào đại học trong trạng thái bình thường "mới"
Đứng trước "làn sóng" Covid-19, người dân Việt Nam luôn hy vọng sẽ nhanh chóng dập tắt dịch bệnh để cuộc sống trở lại như bình thường. Trong thời điểm hiện tại, xây dựng và triển khai mô hình học tập trực tuyến hiệu quả để công tác dạy và học được xuyên suốt, giúp học sinh và sinh viên hoàn thành chương trình học cũng chính là góp công sức vào phát triển giáo dục. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi nhiều khả năng người dân thế giới, như nhận định của WHO, sẽ phải tập sống chung với COVID-19 ít nhất trong 1, 2 năm nữa vì kể cả khi đã có vaccine thì cũng không thể chủng ngay hết cho 7,5 tỷ người và dịch bệnh luôn có thể xảy ra lại ở chỗ này hay chỗ kia làm gián đoạn nhịp sống thường nhật của người dân ở nhiều địa phương và vùng miền khác nhau. Nếu bạn đang cầm phiếu báo điểm trên tay và ước mơ vào đại học đang cháy bỏng thì ĐH Duy Tân sẽ là địa điểm dừng chân lý tưởng, đảm bảo cả về chất lượng và tiến độ học tập, chào đón các bạn trong năm học 2020-2021 này.
Mọi thông tin về tuyển sinh thí sinh có thể tìm hiểu chi tiết tại:
Trung tâm Tuyển sinh
Website: http://tuyensinh.duytan.edu.vn
Điện thoại: (0236) 3653561-3650403 - Fax: (0236) 3650443
Điện thoại đường dây nóng: 19002252 - 0905.294390 - 0905.294391
Email: tuyensinh@duytan.edu.vn;
Facebook: tuyensinhdtu; Zalo: 0905.294390 - 0905.294391
ĐẠI HỌC DUY TÂN
1 trong 500 ĐH Tốt nhất châu Á năm 2020 theo QS Ranking.Đại học thứ 2 của Việt Nam đạt chuẩn kiểm định ABET của Mỹ.Xếp thứ 3/4 ĐH của Việt Nam (thứ 1659 thế giới) trên bảng xếp hạng các Đại học trên Thế giới - CWUR.Xếp thứ 3/8 ĐH của Việt Nam (thứ 1147 thế giới) trên bảng xếp hạng theo Học thuật - URAP.Xếp thứ 2 của Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index 2019.
Chủ động chuyển trạng thái 'chờ du học' Thay vì loay hoay trong trạng thái chờ du học do ảnh hưởng của dịch Covid-19, học sinh có thể lựa chọn các chương trình liên kết quốc tế tại các trường đại học trong nước. Dịch bệnh Covid-19 khiến nhiều hoạt động kinh tế - xã hội trên thế giới rơi vào trạng thái đóng băng. Định hướng du học của nhiều...