Học sinh coi thường môn năng khiếu
Nhiều giáo viên dạy các môn năng khiếu nói đùa rằng chưa bao giờ “khỏe” như lúc này nhờ việc vào điểm vô cùng đơn giản, mau lẹ và không sợ sai, vì chỉ có hai loại: đạt (Đ) và chưa đạt (CĐ).
Nhưng gần như các cột điểm đều là Đ, hiếm hoi vài ba chữ CĐ cho ra vẻ… tự nhiên.
Có giáo viên thừa nhận không cần tốn công dạy dỗ gì cho hao hơi tổn sức. Bởi học sinh được chia ra hai loại ấy, khỏi dạy cũng có thể phân loại được.
Thay đổi liên tục
Trên thực tế, các môn năng khiếu (thể dục – nhạc – mỹ thuật) lâu nay luôn được xếp sau môn học khác và còn mang dáng dấp của “kẻ phá bĩnh”, bởi nếu xếp loại của một trong ba môn này làm “vướng chân” học sinh được xếp loại giỏi học kỳ hay cuối năm, giáo viên chủ nhiệm một là năn nỉ giáo viên năng khiếu nâng xếp loại lên hoặc nếu không xin (hay xin không được) thì sẽ nhìn giáo viên năng khiếu bằng đôi mắt khó chịu.
Video đang HOT
Dĩ nhiên không phải ai cũng vậy. Tuy điều quan trọng hơn là sự rối rắm bởi những quy chế dành riêng cho môn năng khiếu. Trong vòng vài năm mà quy chế xếp loại thay đổi liên tục. Từ xếp loại bằng chữ (giỏi – khá – trung bình – yếu – kém) đến cho điểm như các môn khác (chỉ có một năm) rồi chuyển lại kiểu xếp loại bằng chữ, bây giờ theo thông tư mới nhất, sức học của học sinh chỉ còn gói gọn vào đạt và chưa đạt yêu cầu. Đến kiểu xếp loại này, coi như chấm hết những lý tưởng, hoài bão của các giáo viên năng khiếu trẻ, luôn xây dựng những tiết học thu hút học sinh bằng đồ dùng dạy học sinh động, bắt mắt.
Cô H.Y. một giáo viên dạy mỹ thuật tại An Giang, cho biết bây giờ có làm sao cũng vô ích, trừ những em thật sự có năng khiếu yêu thích môn mỹ thuật còn chăm chú học tập, còn lại các em học rất chán, vì các em bảo nhau học làm sao cũng đạt thôi. Vào tiết, học sinh thờ ơ, vẽ vời hát hò lung tung, vớ vẩn, những em ngoan hiền thì vẫn học tốt (sợ bị ghi sổ đầu bài). Cũng dễ hiểu – những bài xuất sắc bị đánh đồng với các bài thường thường (cũng là đạt yêu cầu), không có sự phân biệt rõ ràng như điểm 10 với điểm 5, các em học không có sự phấn đấu.
Giờ học nhạc của học sinh lớp 7A8 Trường THPT Lương Thế Vinh, TP.HCM
Ngược mục tiêu
Còn môn nhạc, một thầy giáo dạy môn này tâm sự: “Từ khi xếp loại theo quy chế mới, học sinh học sa sút thấy rõ, bảo nó hát tập đọc nhạc, nó đọc đoạn đầu một khúc, đoạn sau một khúc, hay làm sao vừa đủ đạt yêu cầu thì thôi”. Đặc biệt là thái độ thiếu tôn trọng giáo viên của các em thể hiện rõ, nhưng chúng tôi bất lực vì không thể dùng biện pháp gì để khiến các em nể sợ, làm gì cũng vướng vào các chính sách chủ trương giáo dục tích cực, thân thiện. Dù hết lòng thiết kế tiết học tốt, các em cũng không thiết tha tiếp thu hay tham gia xây dựng nữa, hoặc chơi xong tiết đó rồi thôi, tiết sau quên hết những gì vừa được chơi – học ở tiết trước. Bị xếp loại không đạt yêu cầu đồng nghĩa với thi lại, nên cấp trên luôn “nháy mắt” với chúng tôi để hạn chế xếp loại chưa đạt, để học sinh “rộng cửa”, và thành tích của trường không bị ảnh hưởng. Làm vậy có đúng theo các tiêu chí trong “chuẩn nghề nghiệp” hay không? Nhưng vẫn phải làm!
Muốn thay đổi cái gì cũng phải lấy ý kiến của những người trong cuộc, tiếp cận gần gũi với hoàn cảnh thực tế, và ít nhất cũng phải áp dụng từ đầu năm học. Giáo viên chúng tôi luôn trong thế bị động, phản ứng nguội, nhưng sai sót thì luôn phải chịu khiển trách…
Năng khiếu thì phải thoải mái, dễ học, nhưng bị biến thành tầm thường, đơn giản thì việc dạy và học chỉ còn con đường đi ngược với mục tiêu giáo dục hoàn thiện con người bằng văn – thể – mỹ.
Theo TT
TPHCM: Trường NCL: Số lượng tăng, cơ sở vật chất còn kém
Ngày 26/4, Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức hội nghị các trường phổ thông ngoài công lập (NCL) nhằm đánh giá lại hoạt động các cơ sở giáo dục NCL và chuẩn bị năm học mới. Dù số lượng trường tăng nhanh nhưng đa phần cơ sở vật chất còn kém, thiếu sân chơi, thiếu phòng chức năng...
Tại hội nghị, ông Thái Quốc Tuấn - Phó phòng Giáo dục trung học, Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, hiện TP.HCM có 182 trường THPT trong đó có 85 trường ngoài công lập (NCL). Trong 3 năm gần đây, số lượng trường NCL mới thành lập tăng nhanh (năm 2009 10 trường, 2010 là 15 trường, 2011 là 11 trường). Có 39/85 trường chưa đảm bảo đúng tỷ lệ giáo viên cơ hữu so với tổng giáo viên theo quy định (cấp THCS và THPT phải có ít nhất 40% giáo viên cơ hữu). Không những thế, giáo viên giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng và an ninh, Giáo dục công dân, Mỹ thuật, Âm nhạc của một số trường còn thiếu và chưa đạt chuẩn.
Nhìn nhận về hạn chế của cơ sở vật chất, ông Nguyễn Đình Thái Châu,Trưởng phòng Tài chính-Kế hoạchcủa Sở GD-ĐT TP.HCM cũng cho biết: Từ ngày 5/3-20/4/2012, đoàn kiểm tra của sở đã thực hiện kiểm tra ở 30/85 trường ngoài công lập. Theo đó, cơ sở vật chất hầu hết các trường đều thuê và cải tạo lại để chuyển công năng sử dụng. Chỉ có 4/30 trường có chủ quyền đất sử dụng.
Không những thế, nhiều trường có diện tích nhỏ, 18 trường chỉ đạt 6m2/học sinh. Theo kiểm tra có 12 trường không có sân chơi, 9 trường không có phòng thí nghiệm, 10 trường dùng phòng thí nghiệm chung, không trường nào có phòng sử dụng cho bộ môn công nghệ, 3 trường không có thư viện... Theo ông Châu, điều đáng chú ý là lúc đi kiểm tra thẩm định thành lập trường thì có đủ nhưng khi kiểm tra lại sau khi trường đi vào hoạt động thì lại không. Đáng quan tâm nữa là nhiều trường còn chưa chú trọng đến công tác phòng cháy chữa cháy.
Đánh giá tổng kết hội nghị, ông Nguyễn Hoài Chương, phó giám đốc Sở GD- ĐT TP.HCM, cho rằng việc chỉ ra những mặt hạn chế của các cơ sở không nhằm bêu xấu mà qua đó để các cơ sở giáo dục NCL nhìn nhận để có điều kiện phát triển bền vững hơn. Ông Chương đề nghị các trường cần phải chú trọng nâng cao từ cơ sở vật chất đến điều kiện học tập tới sân bãi và số lượng giáo viên... để ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo. Đồng thời, rà soát lại việc thành lập trường, nếu không đảm bảo yêu cầu thì Sở cũng sẽ ngưng hoạt động những cơ sở này.
Lê Phương
Theo dân trí
Trải nghiệm các môn năng khiếu giúp trẻ sống đẹp "Các môn nghệ thuật không chỉ đánh thức năng khiếu của trẻ mà còn tác động tích cực tới tâm hồn, giúp các em biết quan tâm đến cuộc sống, yêu thương chia sẻ với mọi người xung quanh... Điều này thật sự cần thiết khi hội chứng con một ngày càng phổ biến." Đó là chia sẻ của Thạc sĩ nghệ thuật,...