Học sinh có hứng thú xem các bài giảng qua truyền hình?
Với thời lượng chỉ khoảng 35 phút một bài giảng nên nhiều giáo viên đã đẩy nhanh tốc độ trong lúc trình bày. Việc này đã khiến học sinh phải “chạy” theo lời cô nói và phải xem lại các bài giảng.
Từ ngày 7/4, tỉnh Đắk Nông triển khai phát sóng các bài giảng trên đài truyền hình địa phương. Trước mắt, tỉnh này tổ chức ôn tập, giảng dạy kiến thức cho học sinh khối 9 (3 môn) và học sinh khối 12 (9 môn).
Sau hai tuần phát sóng, bước đầu đã đạt được kết quả nhất định.
Chỉ tiếc là thầy và trò không tương tác, trao đổi được
Em Trần Hạ Chúc, lớp 12 chuyên Anh, Trường THPT chuyên Nguyễn Chí Thanh nhận xét, cô giáo giảng rất dễ hiểu, thiết kế bài giảng áp dụng theo sơ đồ tư duy nên giúp học sinh dễ dàng nắm bắt một cách hệ thống.
“Em ngồi học một mình ở nhà nên cảm thấy yên tĩnh, tập trung hơn. Hạn chế lớn nhất là thầy và trò không tương tác, trao đổi được. Đối với trường hợp này, có nội dung nào không hiểu hay chưa rõ, em thường trình bày dưới phần bình luận và đợi giáo viên trả lời”, Chúc nói.
Lượng học sinh theo dõi các bài giảng qua truyền hình tại tỉnh Đắk Nông khá cao
Tương tự, Trần Thị Thương, Học sinh Trường THPT Krông Nô (huyện Krông Nô) đánh giá, thầy cô đứng lớp đều dạy có chuyên môn cao nên rất yên tâm khi theo dõi các chương trình. Từ ngày triển khai dạy học qua truyền hình, Thương không bỏ lỡ một bài giảng nào do các bài giảng này được phát qua rất nhiều kênh.
“Nếu hôm nào có thời gian thì em xem trực tiếp trên tivi, còn không thì xem lại trên trang Facebook của Đài truyền hình. Bên cạnh việc học online từ trường, học trên truyền hình giúp em nắm chắc kiến thức hơn rất nhiều”, nữ sinh lớp 12 cho hay.
Tỉnh Đắk Nông tổ chức phát bài giảng thông qua nhiều kênh
Qua gần một tuần theo dõi, rất nhiều phụ huynh cũng yên tâm, hài lòng với phương pháp học tập mới. Không chỉ đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, hình thức học qua truyền hình đã giúp con em có thời gian ôn luyện chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng sắp tới.
Video đang HOT
Chị Trần Thanh Ái, phụ huynh học sinh Trường THPT Gia Nghĩa (Gia Nghĩa) chia sẻ, học lực ở trường của con chị ở mức trung bình, thời gian nghỉ học lại dài nên chị và chồng rất lo vì đây là năm con học cuối cấp. Thấy con trai canh giờ để học trên truyền hình, chị và chồng cảm thấy cũng yên tâm, “nhẹ lòng”.
“Từ hôm có chương trình ôn tập trên truyền hình, chiều và tối nào thấy cháu cũng theo dõi. Có thể do tâm lý cuối cấp, lo lắng cho kỳ thi THPT sắp tới, cũng có thể do yêu cầu của nhà trường mà cháu tập trung theo học. Theo quan điểm cá nhân, đây là cách ôn tập hay trong thời điểm nghỉ học lâu như hiện nay. Học như vậy cũng hạn chế được việc con cái sa đà khi sử dụng máy tính để tự học như trước đây”.
Lượng tương tác mỗi bài giảng cao, xong học sinh vẫn cho rằng thầy cô giảng bài nhanh (Ảnh chụp màn hinh ngày 15/4)
Theo thống kê lượt người xem chương trình dạy học qua truyền hình phát trực tiếp trên trang Facebook của Đài Truyền hình tỉnh Đắk Nông, mỗi bài giảng có từ 3000- 7000 lượt người xem, gấp 4-5 lần so với các chương trình khác.
Trong khi đó, bộ phận kỹ thuật của Đài Phát thanh Truyền hình Đắk Nông cũng thống kê được, lượt truy cập vào website của đài liên tục tăng so với thời điểm trước, có thời điểm tăng từ 7-10 lần khi có các bài giảng được phát sóng.
Tương tự vậy, tỷ suất người xem chương trình trên tivi cũng cao hơn rất nhiều. Điều đó chứng tỏ sự quan tâm của học sinh đối với các chương trình dạy học này.
Vẫn còn tồn tại bất cập
Tuy thu hút được sự quan tâm của học sinh, song một số bài giảng nhận được phản hồi từ người xem khi giáo viên giảng bài nhanh. Với thời lượng chỉ khoảng 35 phút một bài giảng nên nhiều giáo viên đã đẩy nhanh tốc độ trong lúc trình bày. Việc này đã vô tình khiến học sinh phải “chạy” theo lời cô nói và phải xem lại các bài giảng.
Nhiều bình luận thô tục xuất hiện trực tiếp trên mỗi bài giảng
Ngoài ra, vì lần đầu tiên triển khai phát sóng các bài giảng, trong đó có việc phát trực tiếp trên trang Facebook của Đài Truyền hình Đắk Nông nên rất nhiều bình luận thiếu văn hóa, thậm chí là thô tục đã “lọt” vào phần bình luận của mỗi chương trình. Nhiều học sinh, phụ huynh và cả giáo viên đã lên tiếng bức xúc về tình trạng này.
Ông Phan Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nông cho biết, điều đáng mừng, qua ghi nhận từ cán bộ, giáo viên, các tiết giảng qua truyền hình được giáo viên thể hiện tốt, từ hình thức đến nội dung và cách thức truyền đạt. Hầu hết các tiết giảng đều bảo đảm được yêu cầu đặt ra, hướng đến mục tiêu củng cố, hệ thống lại kiến thức và phù hợp với tất cả học sinh.
“Nhiều phụ huynh, học sinh cũng đã có những phản hồi rất tốt. Từ mô hình này sẽ mở ra thêm một hình thức ôn tập hiệu quả cho học sinh và ngành Giáo dục sẽ tiếp tục nghiên cứu, nhân rộng đối với các khối lớp khác”, ông Hải nói.
Liên quan đến những phản hồi về một số tồn tại khi phát sóng các bài giảng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nông cho biết, sau một hai số phát sóng đầu, các thầy cô giáo đã điều tiết được tốc độ bài giảng, nói chậm và cho nhiều ví dụ minh họa và đi vào trọng tâm bài giảng.
Ngoài ra, đơn vị này cũng sẽ làm việc với Đài Phát thanh Truyền hình Đắk Nông để ẩn tính năng bình luận trực tiếp trên các bài giảng đồng thời hướng dẫn các trường điểm danh học sinh khi học qua truyền hình.
Dương Phong
Sau thành công từ Học kỳ Trực tuyến, Kiến Guru tiếp tục triển khai giải pháp hỗ trợ kiểm tra, đánh giá việc dạy và học trực tuyến
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 04 năm 2020 - Nhằm mục đích hỗ trợ nhà trường và giáo viên thực hiện kiểm tra, đánh giá việc dạy và học trực tuyến, Kiến Guru tiếp tục ra mắt một giải pháp mới - Kiến Phòng Thi - hoàn toàn miễn phí trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát và học sinh phải nghỉ học kéo dài.
Triển khai giải pháp hỗ trợ kiểm tra đánh giá đối với việc dạy và học trực tuyến
Theo công văn số 1061/BGDĐT-GDTrH v/v: hướng dẫn day hoc qua Internet, trên truyên hình đối với CSGD phổ thông, CSGD thường xuyên trong thời gian hoc sinh nghỉ hoc ở trường vì Covid-19 năm hoc 2019-2020 ban hành ngày 25/03, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã đưa ra những quy định về kiểm tra đánh giá đối với việc dạy và học trực tuyến.
Theo hướng dẫn này, bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra học kỳ sẽ thực hiện khi học sinh quay trở lại trường, còn trong thời gian tạm nghỉ học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch bệnh, giáo viên có thể chủ động tổ chức thực hiện bài kiểm tra 15 phút, bài kiểm tra miệng có hệ số 1.
Nhận ra những khó khăn của các thầy cô và nhà trường: không thể tổ chức kiểm tra giống như trên lớp, nhiều nơi việc kết nối online với học sinh khó khăn, không có công cụ tổ chức thực hiện, Kiến Guru ra mắt một giải pháp mới - Kiến Phòng Thi - nhằm hỗ trợ nhà trường trong việc thực hiện kiểm tra đánh giá. Đây là sản phẩm cho phép trường học, giáo viên tổ chức các bài kiểm tra trực tuyến và kiểm soát kết quả của học sinh.
Trong bối cảnh dịch Covid-19, Kiến Guru sẽ miễn phí gói giải pháp Kiến Phòng Thi cho các trường và cho giáo viên.
Đối với mỗi bài kiểm tra, học sinh được thầy/cô cung cấp một mã code để có thể truy cập và làm bài trên nền tảng ứng dụng Kiến Guru. Mỗi trường có thể tổ chức cùng một lúc nhiều bài kiểm tra cho các khối lớp, môn học khác nhau. Thời gian làm bài, số câu hỏi được thiết lập trong quá trình tạo bài kiểm tra. Học sinh làm bài xong có thể biết kết quả ngay lập tức, đáp án chi tiết sẽ được hiển thị khi kỳ kiểm tra kết thúc.
Với Kiến Phòng Thi, Kiến Guru có các gói kiểm tra dành cho học sinh từ khối 1 - khối 12 với đầy đủ các môn học. Các bài kiểm tra đã được tạo sẵn theo bộ đề do các thầy cô của Kiến Guru phát triển, hiện các bài kiểm tra này có thời lượng 15 phút (đối với từng chương) hoặc 1 tiết. Ngoài ra, nhà trường, thầy cô có thể liên hệ Kiến Guru về việc thiết lập các bài kiểm tra tuỳ chỉnh nếu có nhu cầu.
Bên cạnh gói kiểm tra đánh giá, Kiến Guru cũng sẽ triển khai việc tổ chức các kỳ thi thử MIỄN PHÍ với tính năng Kiến Phòng Thi trên nền tảng ứng dụng Kiến Guru nhằm hỗ trợ các học sinh cuối cấp (lớp 9 và lớp 12). Dự kiến mỗi môn thi sẽ tổ chức thi thử 1 lần/ tháng, lịch cụ thể sẽ được thông báo trên các kênh thông tin của Kiến Guru. Học sinh tham gia thi thử chỉ cần đăng ký tài khoản trên ứng dụng, xem lịch để truy cập tham gia thi thử. Sau khi làm bài học sinh sẽ được biết điểm và đáp án trong ngày, đồng thời có thể theo dõi livestream giải đề của các thầy cô Kiến Guru nhằm rút kinh nghiệm.
Nhà trường và các thầy cô có nhu cầu tổ chức các kỳ thi riêng dành cho học sinh của mình có thể liên hệ Kiến Guru để được cung cấp miễn phí dịch vụ tổ chức thi thử trên nền tảng ứng dụng của Kiến.
Những con số ấn tượng từ Học kỳ Trực tuyến (HKTT) sau 1 tháng triển khai
Sau gần 1 tháng triển khai, chương trình HKTT đã thu hút hơn 300,000 lượt người học các lớp học trực tuyến trên ứng dụng Kiến Guru trải dài từ khối lớp 1 đến lớp 12. Trong đó, số lượng học sinh quay trở lại hàng ngày lên tới 60%, điều này cho thấy sự hữu ích và phù hợp của chương trình HKTT với nhu cầu hiện tại của học sinh.
Theo thống kê, học sinh các khối lớp 1-9 chiếm 85% số lượng người học. Hàng ngày khoảng 70% học sinh theo dõi phát sóng vào khung giờ buổi sáng (9h-12h), và khoảng 30% theo dõi phát lại vào khung giờ buổi tối (19h-22h).
Theo thống kê khảo sát người dùng của Kiến Guru, 81.1% người học trên HKTT cảm thấy thất vọng hoặc rất thất vọng nếu HKTT ngừng phát sóng (khảo sát trên 1,000 người dùng). Phỏng vấn nhanh một số học sinh và phụ huynh cho thấy việc học trên HKTT cũng giống như học trên lớp, có một thời khoá biểu nhất định và bao gồm nhiều môn học xen kẽ nhau nên không bị nhàm chán và đem lại cảm giác như được đi học trở lại.
Không chỉ thu hút học sinh và phụ huynh, nhiều trường và các cơ quan quản lý giáo dục cũng thông báo và khuyến khích học sinh, phụ huynh truy cập và theo dõi HKTT trên ứng dụng Kiến Guru như một kênh hỗ trợ học tập.
Thông tin liên hệ:
Đỗ Thị Hoài - Giám đốc truyền thông
Điện thoại: 028 36 200 214
Email: info@kienguru.vn
P/V
Lịch giảng dạy trên truyền hình cho học sinh cả nước từ 20-25/4 Các tỉnh thành tiếp tục công bố lịch học và chi tiết bài giảng mỗi môn cho học sinh địa phương từ ngày 20/4 đến 25/4. Lịch học qua truyền hình của học sinh Hà Nội Để giúp học sinh ôn luyện và học tập củng cố kiến thức, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phối hợp với Đài Phát thanh...