Học sinh chuyển hướng học nghề
Một điểm mới của Luật Giáo dục năm 2019 có hiệu lực từ 1/7/2020 là học sinh học hết lớp 12, dù không dự thi vẫn sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT.
Học sinh Lê Việt Quang tham quan và trải nghiệm ẩm thực Hà Nội để tìm hiểu về nghề bếp.
Với giấy chứng nhận này, các em có đủ điều kiện tham gia vào giáo dục nghề nghiệp.
Giải tỏa áp lực thi cử
Đây là nhận xét của một số học sinh lớp 12 vừa kết thúc năm học. Thay vì tập trung vào ôn thi căng thẳng, các em đã được vui chơi thoải mái và có thêm thời gian để tìm hiểu về con đường nghề nghiệp tương lai.
Kết thúc năm học với số điểm bình quân là 6,0, Lê Việt Quang, học sinh lớp 12 Trường THPT Văn Miếu, Tân Sơn, Phú Thọ không có ý định thi vào đại học. Em lựa chọn học nghề để có thể nhanh chóng được đi làm. Quang cho biết, năm nay, do không phải ôn thi nên được nghỉ học sớm. Em cảm thấy rất thoải mái vì có thêm nhiều thời gian giúp bố mẹ việc chăn nuôi, trồng chè, đá bóng và đi du lịch.
Em về Hà Nội vừa đi tham quan, đồng thời tìm hiểu về các trường và chương trình đào tạo nghề nấu ăn – dịch vụ nhà hàng. Đây là nghề mà em rất thích. Bởi nghề có thể giúp em đạt được mong muốn trở thành một chủ nhà hàng. Bên cạnh đó, nghề này cũng dễ tìm được việc làm và thu nhập khá tốt.
Ông Lê Văn Tuyển, phụ huynh của Lê Việt Quang cho rằng, việc giải tỏa áp lực thi lớp 12 đã tạo điều kiện cho học sinh có thêm thời gian nghỉ ngơi và cân nhắc lựa chọn nghề nghiệp.
Video đang HOT
Tại địa phương, cũng có nhiều em không đăng ký tham dự kỳ thi THPT năm nay, bởi các em cũng khá yên tâm với việc được chứng nhận hoàn thành chương trình THPT, để đủ điều kiện học nghề hoặc tham gia vào công việc khác.
Ông Tuyển cho rằng, dù học đại học thì cũng vẫn là học nghề và người học sẽ phát triển sự nghiệp từ nghề được học. Điều quan trọng đối với các em học sinh là phải lựa chọn cho mình ít nhất một nghề để làm hành trang cho cả cuộc đời.
“Tôi tôn trọng và ủng hộ quyết định của con trai. Mặc dù thành tích học tập của con còn khiêm tốn. Nhưng tôi rất mừng vì con đã trưởng thành, có ý thức, quyết tâm và rất rõ ràng trong việc lựa chọn con đường nghề nghiệp cho tương lai” – ông Tuyển chia sẻ.
Công tác phân luồng tốt hơn
Theo Luật Giáo dục, các em học xong chương trình THPT đủ điều kiện dự thi theo quy định. Nếu không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
Giấy chứng nhận hoàn thành được sử dụng để đăng ký dự thi lấy bằng tốt nghiệp THPT khi người học có nhu cầu. Hoặc để theo học giáo dục nghề nghiệp và sử dụng trong trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.
Ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, năm 2020, tổng số học sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT là hơn 900 nghìn học sinh.
Những năm trước đây, tỷ lệ học sinh đăng ký thi xét tuyển đại học, cao đẳng trên 74%, nhưng năm nay tỷ lệ này là 71%. Khảo sát tại một số tỉnh có các khu công nghiệp phát triển như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh thì tỷ lệ này rất thấp, như Quảng Ninh, tỷ lệ học sinh đăng ký xét tốt nghiệp là 47,8%. Nghĩa là tỷ lệ học sinh đăng ký thi xét tuyển vào đại học, cao đẳng ở tỉnh này chỉ 52,2%.
“Đây là một xu hướng rất tích cực, cho thấy công tác phân luồng học sinh đã tốt hơn. Điều này khẳng định, đại học không phải là con đường duy nhất để các em bước vào cuộc sống, mà định hướng về học nghề đã rõ ràng hơn” – ông Mai Văn Trinh nhấn mạnh.
Nhiều lựa chọn học nghề ngắn hạn
Hiện nay, một số trung tâm đào tạo nghề đã mở nhiều khóa dạy ngắn hạn với nhiều ngành, nghề khác nhau.
Những khóa đào tạo này hoàn toàn có thể giúp các học viên thỏa mãn nhu cầu học nghề chuyên sâu hoặc đơn giản là trải nghiệm, tự tìm cơ hội định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Giảng viên của cơ sở dạy nghề Bếp - Bar hướng dẫn kỹ thuật pha chế cho học viên.
Buổi học pha chế của các học viên ở cơ sở đào tạo nghề bếp - bar nghiêm túc nhưng cũng không kém phần sôi nổi. Ngoài những kiến thức cơ bản về nguyên liệu, công thức và kỹ thuật pha chế, giảng viên nhiệt tình trao đổi cùng học viên những nguyên tắc cơ bản khi xin việc và làm việc của một nhân viên pha chế. Sau khi nắm lý thuyết, các học viên lần lượt thực hành, quan sát và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Bạn Nguyễn Minh ương học lớp pha chế được hơn 1 tháng nay, cho biết: "Học nghề kết hợp lý thuyết và thực hành nên cứ sau mỗi buổi học, học viên lại biết thêm món mới. Thời gian học chưa lâu nhưng tôi đã biết cách pha chế hàng chục món thức uống từ các nguyên liệu chính như: cà phê, trà, trái cây, bia, rượu và nước trái cây".
Minh ương còn phấn khởi cho hay, nhu cầu tuyển dụng lao động pha chế rất nhiều nên học viên học nghề pha chế, có kỹ năng nghề và thái độ phục vụ tốt sẽ không sợ không có việc làm. Với những kiến thức học được, bạn đã chính thức đi làm khoảng nửa tháng nay với mức thu nhập 7 triệu đồng/tháng.
Theo chị Nguyễn Lê Vân Tuyết, Chủ cơ sở dạy nghề Bếp - Bar, cơ sở có thiết kế các khóa học nghề riêng lẻ hoặc kết hợp như: pha chế kết hợp bánh Âu (8 triệu đồng/khóa); nấu ăn kết hợp pha chế (9 triệu đồng/khóa); làm bánh dân gian (10 triệu đồng/khóa); pha chế tổng hợp nâng cao (9 triệu đồng/khóa); bếp trưởng (9 triệu đồng/khóa);...
Tùy theo độ nhạy bén, khả năng tiếp thu mà thời gian học của mỗi học viên có khác nhau. ể tạo điều kiện thuận lợi cho các bạn học viên trong việc thi lấy chứng chỉ nghề, cơ sở có tổ chức thi tốt nghiệp khóa học 2-3 tháng/lần. Tất cả các học viên đều có thể đăng ký thi nếu tự tin vào khả năng của mình. Tuy nhiên, thực tế, có khá nhiều học viên đã có thể xin việc làm, kiếm thu nhập tốt khi học chưa hết một nửa khóa học như Minh ương hoặc tự kinh doanh nhỏ như bạn Trương oàn Bảo Long, là học viên khóa đào tạo nghề pha chế kết hợp bánh Âu.
Bảo Long tiết lộ, trước đây bạn học Cao đẳng ngành Chăn nuôi thú y nhưng sau khi tốt nghiệp thì phát hiện bản thân yêu thích và muốn thử sức với nghề pha chế. Không những vậy, bà xã của Bảo Long cũng cùng tham gia học nghề và hiện vợ chồng Bảo Long đang thử sức kinh doanh thức uống qua mạng.
Bảo Long cho biết: "Nếu tính sơ, chỉ trong hơn 1 tháng học nghề, tôi đã biết cách pha chế 50 món thức uống, có thể tự tin đi xin việc ở quán giải khát bình dân hoặc tự mở quầy giải khát mang đi". Bảo Long dự định, học thêm 2 tháng nữa sẽ thi lấy chứng chỉ nghề và triển khai kế hoạch mở quán giải khát, tự kinh doanh.
Không chỉ nhận học viên đào tạo nghề chuyên nghiệp, chị Vân Tuyết cho biết, cơ sở sẵn sàng nhận các nhóm học viên (từ 8-10 bạn) đến quan sát, trải nghiệm 1-2 buổi học nghề hoặc thử sức học nghề ngắn hạn trong khoáng 1 tháng với mức học phí thỏa thuận phù hợp. Nhờ vậy, tạo điều kiện thuận lợi cho các bạn trẻ, nhất là các em học sinh có cơ hội tiếp cận, tìm hiểu nghề mà mình thích, nhằm định hướng nghề nghiệp phù hợp cho tương lai.
Bên cạnh mảng nghề bếp, bánh và pha chế của cơ sở Bếp - Bar, Trung tâm dạy nghề Nhã Thành có thể đáp ứng nhu cầu học nghề thuộc các lĩnh vực nghề công nghệ thông tin và quay phim quảng cáo cơ bản trên Youtube.
Ông Nguyễn Thành Quý, Phó Giám đốc Trung tâm dạy nghề Nhã Thành, cho biết: "Các lớp đào tạo nghề ngắn hạn nhất là 4 tuần, có thể đào tạo các kỹ năng nghề như: xử lý ảnh bằng phần mềm Photoshop hay phần mềm Coreldraw, vi tính văn phòng, làm quen với Youtube gồm quay và dựng phim cơ bản với hỗ trợ của phần mềm Adobe Premiere và các chính sách của Youtube".
Tùy theo nhu cầu của học viên, Trung tâm có thể đào tạo theo từng module nghề với mức học phí từ 250.000 đồng-500.000 đồng/module, hoặc cả khóa dao động từ 5-10 triệu đồng tùy nghề. Trung tâm mở khóa mới khi có từ 5-10 học viên đăng ký. Bên cạnh đào tạo nghề, Trung tâm có tổ chức những buổi chia sẻ về các kỹ năng mềm liên quan lĩnh vực công nghệ thông tin miễn phí như: làm việc trên không gian mạng, sử dụng Youtube, kiểm soát thông tin trên mạng xã hội.
Ngoài ra, Trung tâm cũng đã tạo lập kênh dạy nghề pha chế miễn phí trên Youtube, thường xuyên đăng tải món mới được khoảng 1 năm nay, tạo điều kiện cho các bạn trẻ muốn tìm hiểu và tập tành pha chế.
Phong phú về lĩnh vực nghề, chương trình đào tạo linh hoạt theo nhu cầu học viên, các bạn trẻ có thể dễ dàng nghiên cứu, chọn học nghề thích hợp ở các cơ sở và trung tâm dạy nghề. Thông qua các lớp đào tạo nghề này, các bạn trẻ còn có cơ hội thuận lợi để tìm hiểu kỹ hơn về lĩnh vực nghề mình muốn thử sức. Qua đó, đánh giá đúng năng lực, sở trường bản thân, xác định nghề nghiệp phù hợp để gắn bó và phát triển trong tương lai.
Nhiều trường đại học Việt Nam đón nhận du học sinh về nước vì COVID-19 Đã có nhiều trường đại học tại Việt Nam chính thức nhận du học sinh Việt Nam và sinh viên quốc tế không tiếp tục học tập ở nước ngoài do dịch COVID-19. Tính đến thời điểm ngày 23/7, đã có nhiều trường đại học trên phạm vi cả nước công bố điều kiện, tổ chức tiếp nhận du học sinh Việt Nam...