Học sinh chưa phải là ‘thiên tài âm nhạc’
Chỉ với 70 tiết âm nhạc trong một năm học nhưng yêu cầu học sinh phải đạt kiến thức về hòa âm, đàn, mỹ học âm nhạc, xướng âm, dàn dựng… là bất hợp lý.
Đại biểu nêu ý kiến trong buổi tọa đàm – PHẠM TRUNG
Đó là ý kiến của đại diện các trường trong buổi tọa đàm khoa học “Thực trạng đào tạo giáo viên môn âm nhạc cho các trường phổ thông” được tổ chức sáng 21.5 tại Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật TP.HCM
Thời lượng ít nhưng học quá nhiều
Video đang HOT
Tham gia tọa đàm có tham luận của các nhạc sĩ, nhà nghiên cứu, giảng viên đang công tác giảng dạy tại các trường đào tạo chuyên ngành âm nhạc.
Tại buổi tọa đàm, bà Trương Nguyễn Ánh Nga, Hiệu trưởng Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật TP.HCM, cho biết: “So với các môn học khác ở các trường học từ mẫu giáo đến lớp 12, môn học âm nhạc còn nhiều khó khăn về chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo, còn thiếu giáo viên, phương tiện học và thực hành. Riêng môn học âm nhạc cho cấp 3 chỉ mới bắt đầu đưa vào giảng dạy trong vài năm gần đây”.
Theo bà Nga, chương trình giáo dục phổ thông môn âm nhạc do Bộ GD-ĐT ban hành có nội dung yêu cầu cần đạt ở các cấp học là quá rộng, quá sức với học sinh và giáo viên. Số tiết học một tuần chỉ 1 tiết 45 phút, 1 năm chỉ 70 tiết, và với sỉ số lớp học trung bình không dưới 40 em, thì giáo viên nhạc sẽ phải dạy như thế nào để đến lớp 6 học sinh có thể độc tấu, hòa tấu? “Tới lớp 9, giáo viên phải vừa đảm bảo dạy đủ các bài hát, dạy hòa âm, dạy đàn, dạy mỹ học âm nhạc, dạy xướng âm, dàn dựng… Với thời lượng ít ỏi đó, các em làm được tất cả, biết hết, nhớ hết tất cả thì cả lớp đều là thiên tài âm nhạc rồi. Lên lớp học sinh phải học các phần mềm chép nhạc, thu âm, hòa âm tự động, chưa kể học nhạc cụ, học bài hát mới, học xướng âm một dấu hóa theo khóa… Các em là học trò phổ thông, chứ không phải là lớp tuyển chọn năng khiếu?”, bà Nga nhìn nhận.
Một giảng viên là cựu sinh viên Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật TP.HCM, cho biết đã từng đi dạy trường phổ thông, trường chỉ mời dạy cho đủ giờ theo quy định chứ không coi trọng khiến giáo viên dạy âm nhạc không có cảm xúc để dạy và cuối cùng xin nghỉ. Theo giáo viên này, trường học, xã hội chỉ xem trọng các môn như văn, toán, ngoại ngữ mà coi âm nhạc không quan trọng nên có trường bố trí cả giáo viên không có chuyên môn âm nhạc dạy kiêm nhiệm cho có.
Cần nhận thức lại môn âm nhạc
NSƯT-NS Hồ Văn Thành, Hội Âm nhạc TP.HCM, cho rằng muốn làm tốt công tác đào tạo giảng dạy âm nhạc như các nước khác thì các trường cần hiểu rõ hơn về các tiêu chí, đúc kết kinh nghiệm từ các nước đã làm tốt công tác này. Đồng thời phải đưa giáo viên đi đào tạo, nắm bắt được các chương trình đào tạo tiên tiến. “Cần tổ chức nhiều hơn nữa những tọa đàm khoa học mang tính xây dựng và đóng góp, nhất là trong bối cảnh công tác giảng dạy âm nhạc và giáo viên giảng dạy âm nhạc tại các trường phổ thông không được nhiều ưu ái”, ông Thành nêu ý kiến.
Theo bà Đặng Thị Thùy Linh (phòng Giáo dục chuyên nghiệp và ĐH, Sở GD-ĐT TP.HCM), môn học âm nhạc giúp nâng cao nhân cách, đạo đức cho học sinh, vì thế nên đưa vào từ bậc mầm non. Ngoài ra, công tác đào tạo giáo viên âm nhạc cũng cần được định hướng, tạo điều kiện cho sinh viên học chuyên ngành này có điều kiện thực tập thực tế, nâng cao khả năng giảng dạy khi ra trường.
Trong khi đó, bà Nguyễn Mỹ Hạnh (Nhạc viện TP.HCM) cho rằng ngoại ngữ là rào cản lớn cho việc nghiên cứu, tiếp cận các nguồn tài liệu về âm nhạc từ thế giới, nên cần tăng cường môn Anh văn chuyên ngành cho giáo viên dạy âm nhạc.
Để học sinh có thể tiếp cận môn âm nhạc sâu hơn và hứng thú với môn học này, theo bà Trương Nguyễn Ánh Nga, cần tăng thời lượng nhưng giảm đi những yêu cầu quá rộng để tránh trường hợp học mỗi thứ một ít, không am hiểu sâu, không đạt được những tiêu chí nhất định về kiến thức, thẩm mỹ cũng như kỹ năng. “Xã hội cũng cần nhận thức lại âm nhạc là môn học giáo dục thẩm mỹ âm nhạc, bồi dưỡng tâm hồn, đánh thức xúc cảm nghệ thuật, góp phần phát triển trí tuệ, hình thành nhân cách. Các nước phát triển rất xem trọng việc đào tạo nghệ thuật trong trường học. Chỉ khi nhà quản lý, nhà trường nhận thức đúng, phụ huynh sẽ nhận thức đúng và học sinh sẽ hứng thú, học tập nghiêm túc hơn”, bà Nga nhận định.
Theo Thanh niên
Các trường THPT cần thêm 5.400 giáo viên âm nhạc, mỹ thuật
Từ năm học 2020-2021, học sinh trên cả nước bắt đầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Đáng chú ý, môn âm nhạc và mỹ thuật sẽ không chỉ được dạy ở cấp tiểu học như hiện nay mà còn được dạy cả ở cấp trung học phổ thông.
Ảnh minh họa
Theo tính toán của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nếu mỗi trường trung học phổ thông trên cả nước bố trí một giáo viên âm nhạc và một giáo viên mỹ thuật thì tổng số giáo viên cần đào tạo và tuyển dụng bổ sung cho các nhà trường là 5.400 người, trong đó có 2.700 giáo viên âm nhạc, 2.700 giáo viên mỹ thuật.
Dựa trên căn cứ này, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên các trường phổ thông đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đó có chương trình đào tạo giáo viên dạy các môn mới. Các sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đề xuất nhu cầu đào tạo giáo viên dạy các môn theo chương trình đào tạo mới. Các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật có nhiệm vụ thực hiện đào tạo giáo viên âm nhạc, mỹ thuật để dạy ở cấp trung học phổ thông, đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Theo hanoimoi
Điều chỉnh nội dung dạy học môn Âm nhạc cấp tiểu học Sở GD&ĐT Phú Yên hướng dẫn triển khai thực hiện giảng dạy môn Âm nhạc, tổ chức hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cấp tiểu học. Ảnh minh họa/internet Theo đó, yêu cầu căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học Âm nhạc, tổ chức hoạt động tập thể và hoạt động giáo...