Học sinh chất vấn lãnh đạo TP.HCM về cải cách giáo dục
Những băn khoăn về thi tốt nghiệp, chương trình học nặng lý thuyết, nhẹ thực hành là những thắc mắc chính của học sinh tại buổi đối thoại “Tiếng nói của học sinh phổ thông TP.HCM”.
Buổi đối thoại “Tiếng nói của học sinh phổ thông TP.HCM lần 6″ diễn ra sáng 21/3 tại hội trường Sở GD-ĐT TP.HCM. Chương trình có sự tham gia của hơn 150 học sinh đến từ các trường THPT, GDTX trên địa bàn thành phố.
Trăn trở với kỳ thi tốt nghiệp
Năm nay việc thi tốt nghiệp phổ thông có sự thay đổi khi học sinh chỉ phải thi 4 môn, trong đó có 2 môn tự chọn. Vì thế trong buổi đối thoại, khá nhiều học sinh đã gửi đến lãnh đạo sở những thắc mắc, băn khoăn về kỳ thi tốt nghiệp sắp tới.
Các học sinh tham gia đối thoại với lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM.
Lưu Yến Bình (THPT Trường Chinh) thắc mắc: “Việc thi tốt nghiệp còn 4 môn liệu có làm khó tới học sinh không khi gần đến ky thi mới quyết định đổi quy chế”. Trong khi đó, Nguyễn Huỳnh Duy (THPT Nguyễn Văn Linh) cho rằng sẽ có xảy ra tình trạng học lệch. Linh dẫn chứng bằng việc quá nhiều bạn chọn môn thi tốt nghiệp trùng với môn thi đại học, nhiều nhất là các môn của thi khối A1. Theo Linh nếu cứ như vậy có ảnh hưởng đến cấu trúc ngành nghề xã hội sau này.
Trả lời cho câu hỏi của Bình và Duy, ông Nguyễn Hoài Chương, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho rằng việc giảm môn thi tốt nghiệp chắc chắn sẽ giúp giảm bớt áp lực cho học sinh. Chuyện học sinh chỉ tập trung chọn môn thi tốt nghiệp trùng môn thi đại học cũng là điều dễ hiểu.
“Nếu tôi là học sinh tôi cũng chọn như vậy. Tuy nhiên với những môn không chọn để thi thì các em cũng nên học nghiêm túc thay vì chỉ đối phó. Như môn Địa lý, Lịch sử có nhiều kiến thức thiết thực đến đời sống chẳng hạn”, ông Chương nói.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Hoàng Chương, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM trả lời các thắc mắc của học sinh.
Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM bổ sung: “Việc thay đổi quy chế thi tốt nghiệp lẽ ra phải thực hiện ngay từ đầu năm học để học sinh, thầy cô kịp chuẩn bị. Vì thay đổi diễn ra trong thời gian chuẩn bị ôn thi nên khiến nhiều học sinh bỡ ngỡ, giáo viên lúng túng, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học nên mong học sinh thầy cô cố gắng thích nghi”.
Còn Võ Tiểu My (THPT Bình Khánh, Cần Giờ) thì mong muốn ngoại ngữ nên là môn thi tốt nghiếp bắt buộc. Tiểu My dẫn chứng: “Ở trường em, rất nhiều học sinh rất sợ môn ngoại ngữ nên ít bạn chọn tiếng Anh làm môn thi tốt nghiệp. Lớp em cũng chỉ có 5 bạn chọn môn này”. Một số học sinh khác thì cho rằng nên gộp thi tốt nghiệp với thi đại học làm một.
Ông Nguyễn Hoàng Chương trả lời: “Lãnh đạo Sở vẫn rất chú trọng việc học ngoại ngữ ở trường. Thực tế có nhiều trường ở vùng xa như Củ Chi thì học sinh vẫn nói tiếng Anh rất tốt”.
Chương trình học còn nặng lý thuyết, thiếu thực tế
Nhiều học sinh đến buổi đối thoại cũng mang theo những bức xúc về chương trình học ở trường. Các em cho rằng vẫn còn nhiều môn nặng lý thuyết nhưng lại không thiết thực trong đời sống.
Võ Tiểu My đặt câu hỏi: “Tại sao môn giáo dục công dân lại bắt học sinh học cả kiến thức về triết, khiến chúng em khó tiếp thu? Em mong môn học này trở về với bản chất là giáo dục đạo đức, lối sống thay vì những kiến thức lý thuyết và chỉ quy về điểm số”. Trong khi đó, Cao Thanh Liêm (THPT Thiếu Sinh Quân) góp ý nên cho kiến thức giáo dục giới tính vào môn học này.
Võ Tiểu My (THPT Bình Khánh, H.Cần Giờ) trình bày ý kiến của mình.
Môn Lịch Sử vẫn nhiều dữ liệu nhưng lại chưa đầy đủ, cần đưa thêm các sự kiện về biển đảo, chiến tranh biên giới phía Bắc… vào chương trình là ý kiến của Lý Nhật Hoàng (TTGDTX Q.12). Hoàng góp ý: “Có thể lồng ghép kiến thức lịch sử Việt Nam trong môn Anh văn, nhất là các bài đọc”.
Tương tự, Lục Quỳnh Như (THPT Đinh Thiện Lý) đặt vấn đề về việc thêm kiến thức về văn hóa Việt Nam vào các môn xã hội. “Như vậy thì em nghĩ học sinh sẽ thích các môn xã hội hơn”, Như nói.
Một số học sinh khác mong muốn đổi mới nội dung, cập nhật các ứng dụng mới trong môn tin học. Nguyễn Hoàng Linh Phương (THPT Nguyễn Thị Minh Khai) than thở: “Đến giờ này chúng em vẫn không thấy lợi ích từ học Pascal. Các ứng dụng văn phòng thì lại quá lỗi thời mà lại còn không được học nhiều”.
Trả lời các vấn đề trên, ông Nguyễn Hoàng Chương nói: “Nếu chương trình học nặng nề, khô khan thì trường nên chủ động giảm tải sao cho hợp lý chứ không nhất thiết phải học hết các nội dung trong sách. Về môn tin học, chúng tôi tiếp thu và ủng hộ theo ý kiến của học sinh”. Ông Chương cũng thừa nhận môn Giáo dục công dân vẫn thiếu thực tế và sẽ tiếp tục góp ý với Bộ GD-ĐT về vấn đề này”.
Hoạt động đối thoại giữa lãnh đạo Sở GD-ĐT với đại diện học sinh tiêu biểu TP.HCM là hoạt đông định kỳ của ngành GD-ĐT thành phô.
Năm nay, hoạt động diễn ra với các nội dung chính: cuộc vận động “Làm theo lời Bác”; phong trào “Học sinh 3 tích cực”; suy nghĩ của học sinh trước những vấn đề mang tính thời sự liên quan tuổi học trò như an toàn giao thông, trò chơi trực tuyến, chương trình học. Những thuận lợi, khó khăn về học tập, sinh hoạt, phát triển kỹ năng… của học sinh
Theo VNE
Dạy điều học sinh cần
Bộ GD-ĐT cho 6 trường trong cả nước thí điểm "Phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông" để các trường chủ động thiết kế chương trình học phù hợp với học sinh.
Giáo viên tự chủ thiết kế chương trình
Học sinh Trường trung học Thực hành (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM), một trong những trường thí điểm chương trình "Phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông" - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Mục tiêu của chương trình là khuyến khích các trường tham gia hoạt động thí điểm phát triển chương trình giáo dục trường phổ thông như điều chỉnh cấu trúc nội dung dạy học, xây dựng kế hoạch giáo dục trong từng môn học, đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đổi mới kiểm tra đánh giá...
Ông Lê Thành Thái, Hiệu trưởng Trường trung học Thực hành (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM), cho rằng đây là chương trình hay, nhằm chuẩn bị cho chương trình sách giáo khoa mới sau năm 2015. Giáo viên sẽ tự chủ chương trình, có thể lược bỏ các kiến thức hàn lâm, nhiều tính lý luận hoặc thêm vào những kiến thức cần thiết cho chương trình. Nhờ vậy, giáo viên bộ môn sẽ biết học sinh mình cần kiến thức gì, ngán nội dung nào... mà có những điều chỉnh hợp lý. "Tôi cho rằng, cách làm này rất có lợi cho người học. Về lâu về dài sẽ thể hiện được tính tích cực trong dạy và học ở bậc THPT", ông Thái nhận định.
Ngoài việc tự chủ chương trình, ở các trường đang thí điểm còn có được lợi thế là đều trực thuộc các trường ĐH có khối ngành sư phạm. Vì thế việc thêm, bớt nội dung kiến thức trong quá trình giảng dạy sẽ được các khoa sư phạm liên quan phản biện để đạt tính khoa học cao. "Chúng tôi giao toàn quyền về việc chủ động chương trình cho các tổ bộ môn. Tổ bộ môn sẽ họp và thống nhất nội dung thực hiện, sau đó là nhờ các khoa của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM xem, góp ý và phản biện", ông Thái nói thêm.
Xem lại cách thực hiện
Nhiều ý kiến đồng tình nhưng cũng có chuyên gia cho rằng cách thí điểm như hiện nay khó lòng mang lại kết quả tích cực.
Ông Lâm Triều Nghi, Hiệu trưởng Trường chuyên Trần Đại Nghĩa TP.HCM, cho biết: "Chúng tôi cũng có dự một buổi họp về chương trình này. Về chương trình, tôi cho rằng rất tích cực. Song về cách làm thì nên xem xét lại để đạt được tính hiệu quả". Theo ông Nghi, hiện nay mỗi đơn vị làm mỗi kiểu thì khó lòng tìm được tiếng nói chung.
Lãnh đạo nhiều trường THPT ở TP.HCM cũng cho rằng vấn đề hiện nay là tuy giao cho các trường chủ động chương trình, nhưng cách làm của mỗi nơi mỗi khác. Hơn nữa, có thể xảy ra tình trạng giáo viên ở trường này cho rằng nội dung A cần bỏ, thêm nội dung B nhưng đơn vị khác thì ngược lại.
"Cái khó hiện nay là chúng ta vẫn thi cử theo kiểu cũ. Vậy thì giáo viên chỉ có thể thêm chứ không dám bớt nội dung dù đó là những kiến thức xa rời thực tế. Bởi vì nếu đề thi tốt nghiệp THPT hoặc ĐH có câu hỏi rơi vào phần mà giáo viên tự "giảm tải" thì làm sao?", lãnh đạo một trường THPT tại TP.HCM băn khoăn.
Ngoài ra, do triển khai chương trình khá gấp nên sau gần hết học kỳ 1, các tổ bộ môn vẫn chưa thể làm được gì nhiều. Theo ông Lê Thành Thái thì khoảng tháng 6.2013 trường được tập huấn, rồi đến tháng 9.2013 thì áp dụng luôn.
Bà Đặng Thị Chiếu Huyền, giáo viên môn địa Trường trung học Thực hành sư phạm (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM), cho biết: "Hiện tại, đối với các bài có liên quan đến môn khác hoặc khối khác, giáo viên thường hỏi nhau để nắm thông tin là học sinh đã được dạy những gì và từ đó có thể không dạy lại hoặc bổ sung thêm. Phải hết học kỳ 1, chúng tôi mới có thống kê và đánh giá cụ thể".
Đổi mới để tạo sự công bằng Thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) đi tiên phong trong cải cách kinh tế, một lần nữa lại được cấp đặc quyền để thử nghiệm cải cách giáo dục. Mục tiêu chính trong chiến lược cải cách giáo dục ở Thượng Hải là nâng cao chất lượng và thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Học sinh một trường học ở...