Học sinh cân nhắc, chọn lựa nghề nghiệp phù hợp với năng lực bản thân
Chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục nghề nghiệp, việc làm và An toàn vệ sinh lao động đã góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh Trung học phổ thông, có ý nghĩa quyết định đến việc đào tạo nguồn nhân lực của đât nước.
Đồng thời, giúp các em nâng cao hiểu biết về nghề nghiệp để từ đó định hướng phát triển nghề, lựa chọn nghề phù hợp với năng lực, sở trường cũng như nhu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Coi công tác tư vấn hướng nghiệp là hoạt động thường xuyên
Theo chia sẻ của các em học sinh lớp 12, do là năm học cuối cấp nên việc xác định ngành nghề dự định theo học hoặc công việc mình định theo đuổi sau khi tốt nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng với các em bởi nó ảnh hưởng tới cả tương lai sau này.
Song được các thầy cô trong trường tư vấn, cung cấp thông tin, giải đáp những băn khoăn, vướng mắc nên chúng em cũng đã có hướng để lựa chọn ngành nghề phù hợp mà cả bản thân và gia đình cùng mong muốn.
Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT có ý nghĩa quyết định đến việc đào tạo nguồn nhân lực của đất nước.
Trên thực tế, khi chọn nghề, chọn trường, nhiều học sinh và gia đình các em phải đứng trước nhiều áp lực. Đó không chỉ là áp lực đầu vào mà còn nặng nề hơn với đầu ra. Nhiều học sinh ấp ủ ngành nghề trong tương lai ngay từ khi bước chân vào trường THPT và phấn đấu học tập, rèn luyện tốt để đạt được ước mơ ấy.
Nhưng trong giai đoạn hiện nay, tình trạng cử nhân, thạc sĩ tốt nghiệp không có việc làm chiếm tỷ lệ cao ở hầu hết các địa phương. Tâm lý không xin được việc, không vào được biên chế Nhà nước đè nặng sự lựa chọn của người học và gia đình.
Từ thực tế đó, các nhà trường THPT, các trung tâm hướng nghiệp, giáo dục thường xuyên cần coi công tác tư vấn hướng nghiệp là hoạt động thường xuyên và đẩy mạnh vào thời điểm trước kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng. Cần coi trọng chất lượng, mục đích của hoạt động tư vấn hơn là phong trào hay tuyên truyền.
Video đang HOT
Trước thực trạng thừa nhân lực như hiện nay, trong khi tư vấn, các nhà trường cần đi sâu tư vấn về các con đường lập nghiệp, giúp các em và phụ huynh xóa bỏ tâm lí và cách nghĩ phải vào đại học mới lập nghiệp được hay phải vào được biên chế Nhà nước mới tốt.
Nên chọn nghề phù hợp với sở thích và hứng thú của bản thân
PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa các Khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục chỉ rõ những sai lầm thường gặp của học sinh trong chọn nghề như chỉ dựa vào duy nhất năng lực học tập, chọn nghề theo trào lưu, chọn nghề vì lí do kinh tế, chọn nghề được xã hội trọng vọng. Ngoài ra, việc dành ít thời gian để tìm hiểu, tư tưởng học gì cũng được miễn là đại học… cũng khiến học sinh sai lầm.
Theo PGS.TS Trần Thành Nam, một người chọn sai nghề sẽ không phát huy được hết năng lực, tố chất của mình trong công việc, giảm năng suất và hiệu quả lao động. Từ đó, sẽ gây tâm lý chán nản, thất vọng, thiếu tự tin và mất đi động lực để làm việc. Cuộc sống tinh thần trở nên căng thẳng, mệt mỏi và lâu dần chuyển thành bệnh mãn tính, làm giảm sút chất lượng sống và hiệu quả công việc. Khi nhận ra những sai lầm thì thường đã muộn, muốn bắt đầu đào tạo lại nghề khác thì cũng tốn kém thời gian, chi phí.
“Một số nguyên tắc để chọn nghề mà học sinh cần chú ý như chỉ nên chọn nghề phù hợp với sở thích và hứng thú của bản thân; không nên chọn nghề mà bản thân không có đủ điều kiện đáp ứng như về sở thích, tính cách, năng lực; không chọn nghề mà xã hội không có nhu cầu. Mỗi em chỉ nên chọn nghề phù hợp với sở thích và hứng thú của bản thân và chọn được nghề đáp ứng được những giá trị mà bản thân coi là quan trọng và có ý nghĩa”, PGS.TS Trần Thành Nam lưu ý.
Theo các chuyên gia hướng nghiệp, muốn có nghề nghiệp hợp lý phải thỏa mãn cả ba đỉnh của tam giác chọn nghề. Đỉnh thứ nhất la đam mê, yêu thích, muốn sống chung cả đời với nghề nghiệp đó. Thứ hai la năng lực, khả năng và thế mạnh của bản thân. Thứ ba là cơ hội nghề nghiệp của ngành mình lựa chọn, là sự hiểu biết về nhu cầu thị trường lao động và xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp ngay từ khi còn học.
Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh.
Theo đó, để tránh sai lầm trong hành trình chọn nghề tương lai, học sinh cần tìm hiểu thông tin dự báo nhân lực trong tương lai gần, nhất là 4 – 5 năm sau khi tốt nghiệp. Trong xu hướng toàn cầu hóa, thị trường lao động ngày càng mở rộng hơn, nhưng thách thức, cạnh tranh về nguồn lao động có chất lượng, kỹ năng cao cũng khốc liệt hơn.
Do đó, chuẩn bị hành trang tay nghề kỹ thuật đạt chuẩn, nhất là có ngoại ngữ tiếng Anh, tin học thì sẽ mở cánh cửa việc làm nhanh hơn. Các em học sinh cần cân nhắc, chọn lựa nghề nghiệp tương lai phù hợp với năng lực, sở trường và đam mê của mình, không nên chạy theo những ngành nghề hot, thời thượng hoặc chỉ nhắm đích đến duy nhất là tấm bằng đại học. Tỷ lệ có việc làm không phân biệt nhóm ngành nghề, mà phụ thuộc vào năng lực sở trường từng người, khả năng thích ứng với các vị trí việc làm đòi hỏi kỹ năng cao.
Cô giáo Phạm Lệ Thanh, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Điện Biên chia sẻ: Một trong những giải pháp được Trường chú trọng triển khai là việc chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, bộ môn tích hợp liên môn lồng ghép vào trong nội dung bài học, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sân chơi trí tuệ có nội dung hướng nghiệp cho học sinh.
ồng thời, Trường phối hợp với Tỉnh đoàn và các trường chuyên nghiệp tổ chức các buổi nói chuyện, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Từ đó, giúp các em có những kiến thức cơ bản về nghề nghiệp và việc làm, những yêu cầu khi lựa chọn nghề; xác định các bước khi chọn nghề; thông tin về các địa chỉ, chuyên gia tư vấn, hỗ trợ các em trong hướng nghiệp…
Ngoài ra, Trường tổ chức tuyên truyền hướng nghiệp cho học sinh thông qua tiết chào cờ; thông tin về ngành nghề của các trường, thông tin tuyển sinh, nhu cầu việc làm trên bảng thông báo của nhà trường. ặc biệt, Trường còn thành lập tổ tư vấn hướng nghiệp giúp học sinh khối 12 đăng ký, lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân; cung cấp thông tin, giải đáp những thắc mắc của các em về ngành nghề, công việc mình định lựa chọn.
Năm học tới, học phí sẽ chưa tăng?
Trước tình hình dịch bệnh và mưa lũ, Bộ GD&ĐT đã có văn bản báo cáo Chính phủ, đề xuất mức học phí của năm học tới của một số bậc học sẽ tiếp tục áp dụng theo khung của năm học hiện tại...
Dự kiến sẽ áp dụng mức học phí mới từ năm học 2021 - 2022, tuy nhiên Bộ GD&ĐT đang đề xuất hoãn việc thực hiện. Ảnh minh họa: Q.Anh
Những quy định mới trong Dự thảo
Bộ GD&ĐT vừa thông báo lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với Dự thảo (lần 2) Nghị định quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.
Bộ GD&ĐT cho biết, Dự thảo nhằm thay thế cho Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ sẽ hết hiệu lực từ năm học 2021 - 2022. Theo đó, Dự thảo cũng nêu đề xuất khung học phí của năm học 2021 - 2022 sẽ căn cứ vào kịch bản tăng trưởng kinh tế của Tổng cục Thống kê thông báo giai đoạn 2021 - 2025 là 7,5%, cùng với tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hằng năm khoảng 4 - 5%/năm.
Tuy nhiên, để bảo đảm an sinh xã hội và chia sẻ với gia đình người học, Bộ GD&ĐT đề xuất chỉ tăng 7,5%/năm với học phí mầm non, phổ thông. Với lộ trình này thì đến năm học 2025 - 2026 bù đắp được 50% chi phí đào tạo, đến năm 2030 học phí sẽ bù đắp đủ chi phí đào tạo (đối với trường chưa tự bảo đảm chi thường xuyên).
Theo Dự thảo, đối với cơ sở giáo dục chưa tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng trong nước năm học 2021 - 2020 (đơn vị tính theo nghìn đồng/tháng/học sinh) như sau: Mầm non 300 - 540 (thành thị); 100 - 220 (nông thôn); 50 - 110 (vùng dân tộc thiểu số và miền núi).
Tiểu học: 300 - 540 (thành thị); 100 - 220 (nông thôn); 50 - 110 (vùng dân tộc thiểu số và miền núi). THCS: 300 - 650 (thành thị); 100 - 270 (nông thôn); 50 - 170 (vùng dân tộc thiểu số và miền núi). THPT: 300 - 650 (thành thị); 200 - 330 (nông thôn); 100 - 220 (vùng dân tộc thiểu số và miền núi).
Theo Bộ GD&ĐT, việc tăng học phí giúp các cơ sở giáo dục có thể có thêm nguồn kinh phí đầu tư thêm vào các hoạt động hỗ trợ người học như định hướng nghề nghiệp, tư vấn hướng nghiệp... cho học sinh ở cấp học này. Đối với cơ sở giáo dục ĐH công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước, Bộ GD&ĐT đề xuất mức tăng học phí năm học 2021 - 2022 là 12,5% so với năm học 2020 - 2021 và các năm tiếp theo.
Tiếp tục lắng nghe ý kiến người dân
Ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo lần 2, một số ý kiến phụ huynh cho rằng, việc tăng học phí trong bối cảnh kinh tế khó khăn, tình hình dịch bệnh COVID-19 có những diễn biến phức tạp là chưa phù hợp... Nhiều phụ huynh đồng tình với việc tăng học phí, nhưng quản lý chặt chẽ việc dạy thêm, học thêm tràn lan như hiện nay.
Phụ huynh Nguyễn Thu Hương có con học THCS tại Hà Nội cho biết: "Hiện nay, học phí các bậc học ở trường công lập tại Hà Nội là khá thấp so với nhiều tỉnh thành khác. Tuy nhiên, ngoài học phí, học sinh còn tham gia rất nhiều khoản thu khác như tiền học 2 buổi/ngày, tiền chăm sóc bán trú, tiền ăn, tiếng Anh liên kết, câu lạc bộ, học thêm tại trường... Do đó, nếu tăng học phí cũng cần giảm bớt các tiết học thu phí tại trường học".
Chia sẻ về câu chuyện mức học phí hiện nay ở một số nơi còn thấp do thành phố hỗ trợ ngân sách, một hiệu trưởng trường THPT tại Hà Nội đã về hưu thẳng thắn cho biết: "Hiện nay học phí là khá thấp, các trường cũng khó có thể nâng cao chất lượng giáo dục, bởi vậy mới phát triển xã hội hóa giáo dục, nhưng cũng đã xảy ra nhiều tranh cãi... Bởi vậy, tăng học phí cũng là cần thiết nếu dựa trên tính toán kỹ, phù hợp với thu nhập người dân. Trong bối cảnh hiện nay, cũng nhiều gia đình đang gặp rất nhiều khó khăn".
Trước những băn khoăn, lo lắng của phụ huynh, trả lời báo chí, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, Nghị định số 86 có hiệu lực đến hết năm học 2020 - 2021, nên Bộ GD&ĐT đã xây dựng Nghị định thay thế để các cơ sở GD&ĐT có căn cứ pháp lý thực hiện từ năm học 2021 - 2022.
Quá trình xây dựng và đề xuất mức tăng học phí đã được tính toán dựa trên kế hoạch và các căn cứ hợp lý. Tuy nhiên, hiện nay tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến hết sức phức tạp; nước ta vừa trải qua nhiều đợt bão, lũ nghiêm trọng, để lại hậu quả nặng nề, ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của người dân.
Cũng theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, Bộ GD&ĐT đã có văn bản báo cáo Chính phủ và đề xuất xem xét, cho phép được gia hạn thời gian áp dụng Nghị định số 86 trong năm học 2021 - 2022 với mức học phí giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp áp dụng theo mức học phí của năm học 2020 - 2021 đã được quy định tại Nghị định số 86; mức học phí mầm non, phổ thông áp dụng theo khung của năm học 2020 - 2021 và tiếp tục giao HĐND cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế của địa phương để xem xét phê duyệt. Đồng thời, cho phép Bộ GD&ĐT được lùi thời gian trình ban hành Nghị định sang năm 2021 để có điều kiện tiếp thu ý kiến rộng rãi của toàn xã hội và tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Nghị định.
Bộ GD&ĐT cho biết, ngoài các đối tượng được miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập như quy định hiện hành, Dự thảo Nghị định quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo còn bổ sung một số đối tượng mới.
Cụ thể, bổ sung lộ trình miễn học phí cho trẻ em mầm non 5 tuổi và học sinh THCS được miễn học phí theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019. Học sinh THCS ngoài đối tượng ở thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo kể từ năm học 2025 - 2026 sẽ được miễn học phí...
Tạo hứng thú học tập qua trải nghiệm Mô hình học tập qua trải nghiệm là giải pháp hiệu quả giúp học sinh chủ động, sáng tạo trong học tập vì được tiếp cận với những kiến thức từ thực tế, dễ học, dễ nhớ và phát triển những kỹ năng cần thiết. Qua đó, tạo hứng thú trong học tập, tâm lý thoải mái khi đến trường, xem trường học...