Học sinh bị tác động nhiều phía
Các nhà quản lý giáo dục cho rằng, học sinh đang chịu tác động từ nhiều phía, nhất là thông tin mạng xã hội, trò chơi điện tử bạo lực, thông xin xấu độc…
Trong khi đó, một số phụ huynh lại lỏng lẻo trong quản lý con, giáo viên bị hạn chế quyền dùng phương pháp nghiêm khắc để dạy dỗ trẻ.
Học sinh Trường THCS Nguyễn Tri Phương trong một giờ tham gia CLB để giải tỏa năng lượng
Theo bà Phạm Hương Giang, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Tri Phương (quận Ba Đình, Hà Nội), trường này chưa từng xảy ra vụ việc bạo lực học đường nào, nhưng phát hiện, xử lý mâu thuẫn giữa học sinh với nhau nhiều không kể hết. Diễn đàn riêng của trường là kênh để giáo viên, tổ thông tin nắm tâm tư, mâu thuẫn của học sinh. Có nhóm học sinh hẹn nhau tan học “đi nói chuyện”, thông tin lập tức được truyền lại cho giáo viên chủ nhiệm để gặp ngay 2 nhóm học sinh nhằm hóa giải mâu thuẫn.
“Ngoài ra, việc tổ chức nhiều phong trào, hoạt động thể dục thể thao cũng chính là giúp học sinh giải tỏa năng lượng dư thừa, gắn kết lẫn nhau. Bao nhiêu em tham gia hoạt động tập thể là bớt được bấy nhiêu em ra đường đi chơi”, bà Giang nói.
Theo bà Giang, giáo dục trẻ em, nhà trường có vai trò 50%, gia đình có trách nhiệm 50%. Tuy nhiên, nhiều gia đình bận rộn, “trăm sự nhờ thầy cô”. Trường đưa ra nội quy: học sinh không được nhuộm tóc, không trang điểm, không mặc quần bó, phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông… nhưng vẫn có phụ huynh chưa hợp tác. “Nhà trường cấm nhưng phụ huynh coi đó là bình thường, vẫn có người phản ứng khi bị nhắc nhở. Nhà trường quản chặt, phụ huynh quản lỏng cũng khó hiệu quả”, bà nói.
“Nếu ví đứa trẻ như cái cây thì lớn lên bình thường đã tốt rồi nhưng muốn cây có dáng, có thế phải chấp nhận cắt tỉa cành lá, chấp nhận rớm máu. Hơn ai hết, thầy cô chính là những người có phương pháp và hiểu trẻ thiếu gì, cần gì, do đó cần phải đặt niềm tin, trao quyền nhiều hơn nữa cho giáo viên”.
Video đang HOT
Bà Phạm Hương Giang, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Tri Phương (Hà Nội)
Dù hằng tháng trong các cuộc họp, Phòng GD&ĐT gửi thông tin các vụ học sinh đánh nhau, vi phạm nội quy để các trường rút kinh nghiệm, nhưng những người quản lý như bà Hương vẫn rất lo lắng. “Khi một đứa trẻ thấy rất nhiều thông tin tiêu cực trên mạng xã hội, dần dần trẻ bị chai sạn, thậm chí bị kích động, học theo. Chương trình học trong các nhà trường lâu nay nặng về truyền thụ kiến thức, mờ nhạt giáo dục kỹ năng chính là những nguyên nhân tác động đến trẻ”, bà nhận định.
Bà Nguyễn Thị Xuân Mai, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Liên (Hà Nội), nói rằng, ở bậc tiểu học, giáo viên hướng dẫn trẻ tỉ mỉ theo phương thức “cầm tay chỉ việc”, hành động cụ thể, nhưng một số phụ huynh chưa làm gương cho con. “Ví dụ, đưa con đi học muộn, bảo vệ đóng cổng trường, có người văng tục ngay trước mặt trẻ. Điều này tác động rất xấu đến trẻ”, bà Mai nói.
Thông tư 32 “trói” quyền giáo viên?
Các hiệu trưởng, trưởng phòng GD&ĐT cho rằng, Thông tư 32 của Bộ GD&ĐT (có hiệu lực từ tháng 11/2020) có quy định giáo viên không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm, không phê bình học sinh và quy định này có tác động mạnh mẽ đến giải pháp giáo dục học sinh chưa ngoan hiện nay.
Bà Giang cho rằng, giáo viên đang bị thu hẹp quyền sử dụng biện pháp nghiêm khắc trong giáo dục; giới hạn giữa nghiêm khắc trong lời nói mang tính giáo dục và xúc phạm học sinh rất mong manh. Với những đứa trẻ ngoan, ở nhà bố mẹ chưa từng phải phiền lòng, đánh mắng thì ở trường, thầy cô cũng không cần đến giải pháp mạnh tay. Còn với những trẻ có phần bướng bỉnh, ngỗ ngược, nếu chỉ nói không, các con khó tiếp nhận.
Ông Vũ Minh Thiện, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, cho rằng, những quy định như: không được phê bình học sinh trước lớp, trước trường, không xúc phạm học sinh là đúng, nhưng điều này không có tác dụng đối với học sinh ngỗ ngược. Những học sinh chưa ngoan, nhắc nhở nhiều lần đôi khi không hiệu quả bằng một giải pháp kỷ luật cứng rắn hơn, ép vào khuôn khổ. Hiện nay, giáo viên vẫn có trách nhiệm lớn trong dạy học, nhưng họ kỷ luật trẻ trong chừng mực, giảm nhiệt huyết, đảm bảo an toàn cho bản thân. Phòng GD&ĐT luôn yêu cầu các hiệu trưởng gia tăng giải pháp phòng ngừa, phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn của bạo lực học đường. Trong đó, vai trò giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng nhằm gần gũi, nắm bắt tâm tư các em để nếu có vấn đề thì ngăn chặn từ sớm.
Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, bà Trần Thị Thu Trang, cho biết, trong nhiều cuộc họp, các hiệu trưởng đều có ý kiến Thông tư 32 hạn chế quyền của giáo viên và không có sức răn đe với học sinh. Trả lời báo chí liên quan đến Thông tư 32, ông Bùi Văn Linh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên – Bộ GD&ĐT, khẳng định, biện pháp kỷ luật không mang tính bạo lực, xúc phạm nhân phẩm, ảnh hưởng xấu đến thể chất và tinh thần của học sinh là phù hợp. Các hình thức kỷ luật cần đảm bảo tính giáo dục giúp các em thay đổi nhận thức, tự giác rèn luyện để tiến bộ.
Trường học hạnh phúc nhìn từ những khiếu nại, tố cáo trong giáo dục
Từ năm 2019, Bộ GD&ĐT và Công đoàn giáo dục triển khai rộng rãi cuộc vận động xây dựng trường học hạnh phúc ở các trường phổ thông và đại học (ĐH) trong cả nước.
Những năm gần đây, đổi mới giáo dục dù được bàn đến ở nhiều khía cạnh, nhưng luôn chú trọng một điều quan trọng: Trường học phải là một nơi hạnh phúc và mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
Các nhà giáo dục theo trường phái hạnh phúc cho rằng hạnh phúc là mục đích quan trọng nhất của giáo dục cần đạt tới. UNESCO cũng khuyến cáo các quốc gia khu vực Châu Á-Thái Bình dương xây dựng mô hình trường học hạnh phúc theo 52 tiêu chí thuộc ba nhóm vấn đề (3P): Con người trong trường học; Quá trình dạy và học; Địa điểm học tập.
Một số tiêu chí của UNESCO có nội dung mới, ít thấy ở các trường học, chúng ta cần nghiên cứu, thử nghiệm trước khi vận dụng, bổ sung vào bộ tiêu chí mô hình THHP ở Việt Nam.
Đơn cử như về các tiêu chí trong nhóm "Con người trong trường học": Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh trong quá trình giáo dục học sinh. Mục tiêu xuyên suốt của nhà trường theo quan niệm: hãy biến nhà trường thành một "địa điểm mở" cho cộng đồng. Có nhiều hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn nhằm tạo cảm giác như sống trong gia đình, được hòa nhập trong môi trường học đường. Thành lập các câu lạc bộ lớp ghép, bao gồm nhiều độ tuổi, từ đó tăng cường và mở rộng mối quan hệ tình bạn trong học sinh.
Có thể nói xây dựng trường học hạnh phúc là xây dựng tình bạn và mối quan hệ trong cộng đồng tôn trọng, hợp tác, hiểu sự khác biệt trong mỗi học sinh. Từng con người trong trường luôn được rèn luyện và giữ được giá trị sống riêng biệt, độc đáo của mình.
Những năm gần đây, ngành giáo dục triển khai các giải pháp hướng đến giáo dục hạnh phúc như: Giảm tải chương trình học, chương trình giáo dục phổ thông tiếp cận phát triển năng lực, phẩm chất và phát triển toàn diện học sinh theo từng cá nhân; giảm áp lực thi cử, thay đổi cách kiểm tra, đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; tăng cường hoạt động trải nghiệm ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn; tăng cường khen thưởng, động viên và thực hiện kỷ luật tích cực đối với học sinh..
Bộ GD&ĐT tổ chức cuộc vận động vì một trường học hạnh phúc. Trọng tâm mô hình này là "Trường học hạnh phúc - giáo viên hạnh phúc - học sinh hạnh phúc" với 3 tiêu chí cốt lõi: yêu thương, an toàn và tôn trọng.
Trường học hạnh phúc là mục tiêu của giáo dục và phải được bắt đầu từ người thầy (Ảnh: tvu.edu.vn)
Thực tế là suốt những năm qua, chúng ta đang nỗ lực để thực hiện điều đó, tư duy về những ngôi trường hạnh phúc cũng đang được thay đổi, nhưng... ở đâu đó, cốt lõi yêu thương, sự tôn trọng và chuẩn mực sự phạm đã bị bỏ qua. Dù rằng "con sâu làm rầu cả nồi canh", nhưng cũng đủ để chúng ta ngâm ngợi: Một viên gạch ghép chưa chuẩn, công trình mà chúng ta tâm huyết dựng xây khó vẹn toàn.
Như việc cô giáo tiểu học ở trường Tiểu học Sài Sơn B, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội nhiều lần gửi đơn về việc mình bị ban giám hiệu nhà trường "chèn ép" chẳng hạn. Thông tin đa chiều, nhiều hướng tiếp cận, chưa biết ai đúng ai sai, cũng có thể không ai hoàn toàn đúng, không ai hoàn toàn sai, nhưng với những học sinh lớp 5 bị kéo vào cuộc, chắc hẳn, mỗi giờ học chưa thể là một giờ vui được. Rồi sắp tới, đoàn thanh tra sẽ khách quan mà nghiên cứu, tìm hiểu, xem xét sự việc, nhưng với một môi trường chưa chuẩn mực sư phạm, khó hạnh phúc lắm.
PGS.TS Phạm Tất Dong khi nhìn nhận về sự việc cho rằng: Trong môi trường sư phạm, ngay cả khi trò ngỗ ngược, cũng có những bước hành xử sư phạm, sự tôn trọng của trò với thầy, của thầy với thầy, của thầy với phụ huynh và ngược lại phải luôn tồn tại. Khi những tiêu chí cốt lõi của một môi trường sư phạm chuẩn mực, của một ngôi trường hạnh phúc bị bỏ qua, thì ứng xử sẽ vênh nhau cả, khi không còn đối thoại, tôn trọng, thì còn gì mà nói. Và như thế, không ai - cả thầy, cả trò, cả người quản lý, cả phụ huynh thấy hạnh phúc cả.
Ở đâu đó, cô giáo phạt học sinh bằng thước, bằng cách xúc phạm và lăng mạ, cũng có ở đâu đó học trò nhảy cả lên bục giảng tát cô... nhưng những sự chệch chuẩn phải được điều chỉnh bằng những hành vi chuẩn mực sư phạm.
Xưa nay vẫn là như vậy, cả một đoàn tàu chuyển động ngăn nắp, đúng hướng thì không sao, một toa tàu chệch bánh sẽ không còn là một đoàn tàu an toàn về đích nữa, những người có trách nhiệm phải chỉnh, phải nắn, nhưng phải bằng phương pháp phù hợp. Đổi mới giáo dục, giảm bớt áp lực, xây dựng trường học hạnh phúc cũng vậy, mỗi nơi mỗi diện mạo khác nhau, nhưng cả hệ thống đang vận hành trơn tru bỗng có một vài cá thể lệch nhịp, sẽ khiến người nhìn vào lăn tăn nghĩ ngợi mãi. Mà nhất là khi những khiếu nại, tố cáo kéo dài, thời gian đợi chờ ấy sẽ khiến ai có thể vẫn vững tâm, vẫn hạnh phúc mà góp tay vào công cuộc xây dựng những mái trường hạnh phúc hay không?
Vì vậy, với mỗi sự việc, dù không vui vẻ gì, cũng tin là những người có trách nhiệm, còn tâm huyết, còn gắn bó, còn yêu mến sự nghiệp trồng người sẽ có những đề xuất, cách làm, hướng giải quyết ổn thỏa, bằng tình thương, sự tôn trọng, và bằng nỗ lực thực sự trong việc xây dựng những ngôi trường, những lớp học, những thế hệ thầy và trò hạnh phúc.
Tư vấn tâm lý học đường là hoạt động thiết thực Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường diễn biến phức tạp là công tác tư vấn tâm lý học đường chưa được quan tâm, thực hiện sát sao, hiệu quả. Vì sao lại như vậy, giải pháp nào để khắc phục là nội dung cuộc trao đổi giữa Hà Nội Ngày nay với ông Đỗ Doãn Hải,...