Học sinh bây giờ manh động lắm!

Theo dõi VGT trên

“Học sinh bây giờ manh động lắm. Chỉ khúc mắc một chút xíu thôi là các em đánh nhau để giải quyết mâu thuẫn” – một thầy giáo phụ trách công tác an ninh trường học đưa ra nhận xét trước tình trạng bạo lực học đường ở Nghệ An tăng nhanh thời gian qua.

Thích là… đánh

Theo báo cáo của Sở GD-ĐT Nghệ An, tính từ tháng 9/2009 đến 31/5/2011, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã xảy ra 93 vụ xích mích, gây gổ, đánh nhau. Trong đó có nhiều vụ việc gây “chấn động” dư luận, thậm chí có những vụ việc gây nên hậu quả nghiêm trọng, trong đó đã có 2 HS tử vong.

Ông Nguyễn Huy Hoàn – Phó Chánh văn phòng Sở GD-ĐT Nghệ An cho biết: “Tình trạng bạo lực học đường trên địa bàn Nghệ An hiện nay đang ở mức báo động, có nguy cơ tăng về số lượng vụ việc nghiêm trọng. Hiện tượng HS đánh nhau ở một số nơi trong thời gian gần đây đã bộc lộ tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng. Và nguy hiểm hơn là các em tìm cách tự trả thù theo kiểu “ xã hội đen”.

Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn thường không lớn, thậm chí nhiều vụ việc bắt nguồn từ những việc hết sức nhỏ nhặt nhưng để lại những hậu quả hết sức đau lòng.

Học sinh bây giờ manh động lắm! - Hình 1

Một vụ bạo lực học đường xảy ra tại Tp Vinh (ảnh chụp từ clip).

Năm học 2010-2011, dư luận Nghệ An “phát sốt” bởi 2 vụ bạo lực học đường. Trưa ngày 8/9/2010, em Nguyễn Thị Hà Như (lớp 12A6, Trường THPT Hà Huy Tập, TP Vinh) bị Nguyễn Thị Hương Trà (SN 1993), Nguyễn Thị Ngọc Huyền (SN 1991), Lê Thị Vân Anh (SN 1991) kéo vào đường Tản Đà để hành hung. Sự việc bị một HS Trường THPT Nguyễn Trường Tộ quay clip và tung lên mạng Internet. Nguyên nhân dẫn đến vụ việc trên là do Hà Như có xích mích đánh nhau với bạn của Trà từ năm 2009. Tình cờ gặp lại nhau, Trà đã gọi người kéo đến trường tìm Hà Như để đánh hội đồng “dằn mặt”.

Khi vụ việc chưa kịp lắng xuống thì ngày 11/2/2011, Hoàng Nam Long (lớp 9B, Trường THCS Lê Mao, TP Vinh) đã đuổi đánh em Lê Minh Trí (lớp 7E, Trường THCS Lê Mao) ngay trước cổng trường. Trong lúc đánh nhau Trí bị ngã đập đầu xuống nền đường và bị chấn thương sọ não. Do chấn thương nặng nên em Trí đã tử vong sau một thời gian cấp cứu.

Trước đó, ngày 11/3/2008, Võ Văn Phương (lớp 9B, Trường THCS Đông Sơn, huyện Đô Lương) đã dùng tay đấm vào đầu và bóp cổ khiến em Nguyễn Văn Đông (học cùng lớp) ngất xỉu và tử vong trên đường đi cấp cứu. Nguyên nhân của vụ án mạng này hết sức “lãng xẹt”: chỉ vì Đông không chịu ra sân chơi theo lời rủ của Phương.

Video đang HOT

Mới đây nhất là vụ 2 nhóm nữ sinh Trường THPT Thái Lão (huyện Hưng Nguyên) đánh nhau vào ngày 27/9. Hai nhóm nữ sinh này đã hẹn nhau giải quyết mâu thuẫn ở cổng trường. Kết quả là 2 nữ sinh bị đình chỉ học 1 năm, 3 HS khác bị đình chỉ học tập 1 tuần và phải thực hiện các buổi lao động công ích trong nhà trường

Một thầy giáo phụ trách công tác an ninh trường học tại một trường cấp 3 ở huyện Hưng Nguyên ngán ngẩm: “HS bây giờ manh động lắm. Chỉ khúc mắc một chút xíu thôi là các em đánh nhau để giải quyết mâu thuẫn. Có lần hai nhóm học sinh nữ đánh nhau, các đòn đánh cũng chuyên nghiệp như tuyển thủ karatedo, vừa đánh vừa chửi bậy thầy nghe mà cũng nóng cả mặt. Tôi thổi còi cảnh báo, 2 nhóm nữ sinh kia vẫn không chịu dừng, đến khi phải nhảy vào tách mấy em ra mới được. Ấy thế nhưng nếu không giải quyết khéo các em lại hẹn nhau ra… nói chuyện tiếp”.

Khó xử lý

Tình trạng bạo lực học đường đang ở mức báo động thế nhưng các cơ quan có liên quan vẫn đang “loay hoay” tìm giải pháp. Bởi lẽ trong các vụ bạo lực học đường, các em HS đang ở lứa tuổi vị thành niên, do vậy truy tố các em trước pháp luật chỉ thực hiện khi hậu quả xảy ra hết sức nghiêm trọng. Trong các vụ bạo lực chúng tôi “điểm danh” ở trên thì có 2 trường hợp bị đình chỉ học 1 năm, một số em có liên quan bị đình chỉ học 1 tuần, Nguyễn Hoàng Long bị truy cứu trách nhiệm hình sự và Võ Văn Phương bị xử phạt 4 năm tù.

Học sinh bây giờ manh động lắm! - Hình 2

Các hoạt động ngoại khóa giúp học sinh giải trí và gắn kết nhau hơn (ảnh minh họa)

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hình thức kỷ luật cao nhất đối với HS tham gia đánh nhau là đình chỉ học tập 1 năm. Nhưng xem ra hình thức xử phạt này cũng không được các nhà giáo dục tán thành bởi lẽ “đuổi học các em chỉ là biện pháp cuối cùng, quan trọng nhất là làm thế nào để các em nhận thức được đúng đắn hành động của mình. Đuổi học một năm có khi mình sẽ mất luôn một học sinh bởi lẽ không phải HS nào cũng biết ăn năn hối cải. Và người ta bảo “nhàn cư vi bất thiện”, không đến trường, nếu thiếu sự giám sát dạy dỗ của bố mẹ có khi hậu quả càng đau lòng hơn”, ông Trần Văn Đông – hiệu trưởng Trường THPT Thái Lão cho biết.

Để hạn chế một phần và kiểm soát tình trạng bạo lực học đường, Trường THPT Thái Lão đã thuê hẳn một đội ngũ vệ sĩ luôn có mặt trong khuôn viên của trường để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các vụ ẩu đả giữa các em HS. Tuy nhiên biện pháp này cũng chưa thực sự phát huy hiệu quả. Và trên thực tế không phải trường học nào cũng có nguồn kinh phí để thuê vệ sỹ để bảo vệ HS. Mặt khác nếu các vụ đánh nhau xảy ra ngoài khuôn viên trường học đội ngũ này cũng khó can thiệp.

Cần sự chung tay

Các nhà giáo dục đã dày công nghiên cứu và đi đến kết luận bạo lực học đường xuất phát từ nhiều nguyên nhân: đặc điểm tâm, sinh lý sự thiếu quan tâm, giáo dục của gia đình áp lực học hành quá lớn, thiếu thời gian thư giãn, vui chơi cho học sinh tác động xấu của các trò chơi bạo lực và ở một số trường hợp là do nhà trường chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục đạo đức học sinh, nhất là học sinh cá biệt.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường gia tăng thế nhưng khi xảy ra vụ việc thì hầu như trách nhiệm đều quy về phía nhà trường.

“Trong thực tế thì hầu hết các vụ bạo lực học đường đều xảy ra ngoài khuôn viên nhà trường. Mỗi ngày nhiều nhất thì các em HS sinh hoạt ở trường không quá 8 tiếng, và thời gian giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm tiếp xúc, quản lý các em lại càng ít hơn nữa. Thế nhưng mỗi khi có vụ bạo lực học đường nào xảy ra thì nơi được kêu đầu tiên luôn là giáo viên chủ nhiệm và Ban giám hiệu nhà trường”, hiệu trưởng một trường cấp 3 tại TP Vinh than thở.

Trong khi đó, quyền hạn cao nhất của nhà trường là đình chỉ học một năm, nhưng hình thức đó cũng chỉ là “cực chẳng đã” bởi chẳng có thầy cô nào lại muốn HS mình bị đuổi học. Và khi bàn giao các em cho chính quyền địa phương quản lý thì kết quả quản lý như thế nào cũng không thấy báo cáo cho nhà trường. Chỉ khi hết thời hạn đình chỉ, HS đến trường bằng một giấy xác nhận của chính quyền địa phương. Độ chính xác trong xác nhận của chính quyền địa phương đến đâu thì chỉ có người nhà HS và lãnh đạo địa phương biết, tất nhiên không ngoại trừ cơ chế xin – cho.

Rõ ràng, giáo dục học sinh, đặc biệt học sinh cá biệt không thể cứ khoán trắng cho nhà trường. Vai trò của gia đình, xã hội cần được xem xét một cách thấu đáo. Thế nhưng giáo dục, quản lý con em mình như thế nào cho hiệu quả thì các giải pháp đưa ra còn mang nặng tính hình thức và nặng tính sách vở. Khi còn chưa muộn, xin hãy nhìn nhận bạo lực học đường là một vấn đề xã hội cần phải giải quyết. Vai trò của “trục tam giác” gia đình – nhà trường – xã hội cần phải được phân định một cách rõ ràng cụ thể. Để tạo ra một con người tốt, điều kiện tiên quyết và căn bản nhất phải là một môi trường xã hội tốt, môi trường đó nhất thiết phải bắt đầu từ gia đình.

Theo DT

Nhiều bất cập trong đào tạo ngành Kế toán - kiểm toán

Nội dung môn học ngành Kế toán - kiểm toán còn nặng về lý thuyết; nhiều môn học còn trùng lặp nhau, thậm chí chưa gắn với thực tế công việc. Sinh viên ra trường còn yếu về kỹ năng mềm...

Đó là ý kiến nhận định của nhiều GS.TS, giảng viên tại hội thảo khoa học quốc gia về "Đổi mới đào tạo kế toán - kiểm toán trong các trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam" diễn ra sáng nay 4/11 tại Trường ĐH Kinh tế quốc dân.

Nhiều bất cập trong đào tạo ngành Kế toán - kiểm toán - Hình 1

Nhiều môn học trùng lặp

Nhận định về thực trạng đào tạo ngành Kế toán tại nhiều trường đại học trong thời gian vừa qua, GS.TS Ngô Thế Chi, giám đốc Học viện Tài chính, cho biết: "Nhìn chung, nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy các môn học Kế toán, Kiểm toán trong các trường đại học những năm qua đã có những đổi mới căn bản về nội dung và hình thức. Ngoài việc cung cấp cho sinh viên những lý luận cơ bản, môn học còn cung cấp cho họ những kỹ năng tính toán, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách cụ thể, tỉ mỉ vào các tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính".

Tuy nhiên, GS.TS Ngô Thế Chi cho hay, nội dung môn học vẫn còn nặng về lý thuyết thuần túy. Mặc dù, trong mấy năm gần đây nhiều trường đại học, học viện đã có những đổi mới tích cực trong phương pháp giảng dạy theo hướng giảm giờ lý thuyết, tăng giờ thực hành và giờ tự học của SV. Tuy nhiên, hiệu quả của việc này còn quá thấp vì cơ sở vật chất và kinh phí của các trường thường quá thiếu. Mặc khác, sự phối hợp với các doanh nghiệp để SV đi thực tập tốt nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, thời gian thực tập ít, thậm chí chỉ là hình thức.

PGS.TS Nguyễn Năng Phúc, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, cho rằng: "đào tạo chuyên ngành Kế toán - kiểm toán, theo chúng tôi còn quá nhiều môn học chuyên ngành, có nhiều môn học trùng lặp về nội dung khoa học như kế toán công ty, kế toán tập đoàn, kế toán công... vì có sự trùng lặp nên người giảng và người nghe đều không hứng thú".

TS Nguyễn Khắc Hùng, Trường ĐH Sài Gòn, thẳng thắn nói: "Các trường bắt buộc phải tuân thủ chương trình khung của Bộ, trong đó các môn học bắt buộc thuộc phần giáo dục đại cương còn chiếm khối lượng khá lớn khiến cho việc giảm tải chương trình gặp nhiều khó khăn. Phương pháp giảng dạy vẫn thầy đọc trò chép và làm bài tập được thay bằng công thức "thầy giảng, trò nghe và làm bài tập". Cách làm này tưởng chừng như đã đổi mới phương pháp dạy học nhưng không đảm bảo kiểm soát tất cả người học phải làm việc và không đảm bảo nâng cao kiến thức cho người học ở trình độ cao, người học chỉ học được những gì thầy dạy".

Chỉ rõ thêm về sự bất cập trong chương trình đào tạo Kế toán - kiểm toán hiện nay, Thạc sĩ Trần Trung Tuấn, ĐH Kinh tế quốc dân, cho biết: "Mặc dù đã ban hành các chuẩn mực kế toán nhưng hầu hết các giáo trình về kế toán của các trường dều được soạn theo các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính nên hạn chế phần nào đến khả năng sy luận và phát triển kiến thức của SV. Bên cạnh đó, chương trình hiện nay chưa tính đến vấn đề hội nhập. Đặc biệt, chưa chú trọng đến ngoại ngữ và kỹ năng mềm của cán bộ Kế toán - kiểm toán sau này một cách thích đáng".

Xác định rõ mục tiêu chương trình đào tạo

Để khắc phục tình trạng trên, GS.TS Ngô Thế Chi đề nghị: "Rà soát lại nội dung cụ thể của môn học để tránh trùng lắp, giảm bớt những vấn đề không cần thiết, bổ sung kiến thức mới như các thông lệ, chuẩn mực chung mang tính quốc tế về kế toán nhằm cung cấp thêm lý luận cơ bản và tạo điều kiện cung cấp thông tin hội nhập về kế toán quốc tế và khu vực...; nội dung, phương pháp và nguyên tắc lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, quy trình kiểm toán... Bên cạnh đó giáo viên cần thay đổi phương pháp giảng dạy hướng tới mục tiêu giúp cho SV tiếp thu được lý luận cơ bản về kế toán trong điều kiện hội nhập".

TS Nguyễn Khắc Hùng, trường ĐH Sài Gòn cho rằng: "Đổi mới chương trình đào tạo phải thực hiện đồng bộ với việc đổi mới phương pháp dạy và học. Không thể đổi mới chương trình đào tạo trên cơ sở phương pháp dạy và học cũ.

Phải xây dựng chương trình đào tạo một cách khoa học, xác định rõ mục tiêu của chương trình đào tạo. Trong chương trình đào tạo bao gồm nhiều môn học khác nhau, mỗi môn học phải thể hiện rõ mục tiêu đào tạo trong thời lượng cho phép và trong từng chương cũng nêu rõ mục đích phải đạt được. Xác định rõ nội dung để đạt được mục tiêu đề ra và chuyển tải nội dung đó đến người học".

Theo DT

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nữ sinh trượt đại học, đi làm công nhân suốt 16 năm, năm 2020 lên mạng tình cờ tra ra sự thật chấn động, khiến 46 người bị bắt giam!Nữ sinh trượt đại học, đi làm công nhân suốt 16 năm, năm 2020 lên mạng tình cờ tra ra sự thật chấn động, khiến 46 người bị bắt giam!
06:29:29 24/12/2024
Bé sơ sinh bị bỏ rơi kèm lá thư ghi "sinh viên lỡ dại mang thai"Bé sơ sinh bị bỏ rơi kèm lá thư ghi "sinh viên lỡ dại mang thai"
06:29:50 24/12/2024
Nam ca sĩ được NSƯT Tân Nhàn 'cho mượn nhà để ở và ôn thi' là ai?Nam ca sĩ được NSƯT Tân Nhàn 'cho mượn nhà để ở và ôn thi' là ai?
06:00:32 24/12/2024
Như Quỳnh bị công kích vì Hồ Văn Cường: "Tôi cần đối diện với nó"Như Quỳnh bị công kích vì Hồ Văn Cường: "Tôi cần đối diện với nó"
06:51:21 24/12/2024
Đức Phúc tặng 1 món quà "ngã ngửa" dành cho Hoà Minzy: Đúng là thánh giải trí, đứng im cũng thấy buồn cười!Đức Phúc tặng 1 món quà "ngã ngửa" dành cho Hoà Minzy: Đúng là thánh giải trí, đứng im cũng thấy buồn cười!
06:36:38 24/12/2024
Vụ cháy nhà khiến 16 người thương vong ở TPHCM: Các nạn nhân hiện ra sao?Vụ cháy nhà khiến 16 người thương vong ở TPHCM: Các nạn nhân hiện ra sao?
07:37:05 24/12/2024
Căng: Trang Pháp bị producer tố đánh cắp chất xám, yêu cầu gỡ ngay MV mớiCăng: Trang Pháp bị producer tố đánh cắp chất xám, yêu cầu gỡ ngay MV mới
06:30:54 24/12/2024
Người đàn ông thông minh nhất thế giới với chỉ số IQ 210 tuyên bố không ngờ về những gì xảy ra sau khi con người chếtNgười đàn ông thông minh nhất thế giới với chỉ số IQ 210 tuyên bố không ngờ về những gì xảy ra sau khi con người chết
00:53:48 24/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

5 loại gia vị phổ biến tốt cho tim mạch

5 loại gia vị phổ biến tốt cho tim mạch

Sức khỏe

08:51:43 24/12/2024
Một đánh giá khác của 13 nghiên cứu cho thấy quế có thể làm giảm mức chất béo trung tính và cholesterol toàn phần, cả hai đều là những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim.
Đà phản công gây khó hiểu của Ukraine ở mặt trận Zaporizhia

Đà phản công gây khó hiểu của Ukraine ở mặt trận Zaporizhia

Thế giới

08:51:40 24/12/2024
Ukraine phản công vào khu vực Zaporizhia, giành lại được một phần lãnh thổ nhưng gây khó hiểu cho giới quan sát về mục tiêu chiến lược thực sự của Kiev.
Du khách bị lừa tiền đặt phòng khách sạn ở Đà Lạt

Du khách bị lừa tiền đặt phòng khách sạn ở Đà Lạt

Pháp luật

08:49:15 24/12/2024
Ngày 23/12, trao đổi với phóng viên báo Dân trí, anh Tuấn, đại diện khách sạn Túi Ba Gang (phường 1, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng), cho biết, gần đây, nhiều đối tượng lập các trang mạng xã hội mạo danh khách sạn để lừa đảo tiền đặt phòng.
Gợi ý những trải nghiệm nên thử khi đến Pattaya

Gợi ý những trải nghiệm nên thử khi đến Pattaya

Du lịch

08:47:55 24/12/2024
Pattaya - thành phố biển sôi động thuộc tỉnh Chon Buri, cách thủ đô Bangkok khoảng 165 km, là một trong những điểm nghỉ dưỡng nổi tiếng của Thái Lan.
Chế tạo thành công "chìa khóa" để tìm kiếm người ngoài hành tinh

Chế tạo thành công "chìa khóa" để tìm kiếm người ngoài hành tinh

Lạ vui

08:26:34 24/12/2024
Sự kết hợp giữa vật liệu quý hiếm và công nghệ tiên tiến đang dần biến những ý tưởng khoa học viễn tưởng thành hiện thực.
Xác minh clip hai nữ sinh ở Vĩnh Long bị đánh hội đồng

Xác minh clip hai nữ sinh ở Vĩnh Long bị đánh hội đồng

Netizen

08:13:55 24/12/2024
2 nữ sinh được cho là đang học ở trường THCS Lộc Hòa bị nhóm học sinh mặc đồng phục thể dục in tên trường THCS-THPT Phú Quới đánh tới tấp. Clip được học sinh ghi lại rồi phát tán lên mạng xã hội.
Tôi đã 28 tuổi, bố vẫn "cành cao" đặt ra quá nhiều tiêu chuẩn chọn rể

Tôi đã 28 tuổi, bố vẫn "cành cao" đặt ra quá nhiều tiêu chuẩn chọn rể

Góc tâm tình

08:08:37 24/12/2024
Tôi biết bố tôi đặt ra nhiều tiêu chuẩn chọn rể vì nhiều lý do. Gia đình tôi không giàu. Từ nhỏ, tôi đã chứng kiến bố mẹ vất vả kiếm tiền, phải vay mượn để lo cho tôi ăn học.
Con ngõ bất ổn thường xuyên xảy ra tai nạn ở Hà Nội

Con ngõ bất ổn thường xuyên xảy ra tai nạn ở Hà Nội

Tin nổi bật

08:05:57 24/12/2024
Ngõ 2 Nguyễn Viết Xuân trở thành con ngõ bất ổn nhất Hà Nội, khi liên tiếp xảy ra các vụ va chạm xe, nhẹ thì trầy xước, nặng có người gãy chân đi cấp cứu.
Mẹ ác ma, cha thiên sứ - Tập 13: Ông ngoại luyện thi lớp 1 cho cháu gái bằng kỷ luật thép

Mẹ ác ma, cha thiên sứ - Tập 13: Ông ngoại luyện thi lớp 1 cho cháu gái bằng kỷ luật thép

Phim việt

08:04:41 24/12/2024
Tập 13 phim Mẹ ác ma, cha thiên sứ tập trung vào câu chuyện ông ngoại rèn bé Trâm Anh để thi vào lớp 1 trường tốt.
1 cặp đôi phim giả tình thật vừa bí mật kết hôn: Nhà gái đẹp như tiên nữ, nhà trai bị ghét vì EQ thấp cùng cực

1 cặp đôi phim giả tình thật vừa bí mật kết hôn: Nhà gái đẹp như tiên nữ, nhà trai bị ghét vì EQ thấp cùng cực

Sao châu á

07:49:18 24/12/2024
Tối 23/12, cư dân mạng Trung Quốc xôn xao trước thông tin hai diễn viên trẻ Lý Lan Địch và Trương Tân Thành đã bí mật kết hôn trong chuyến du lịch tới New Zealand hồi đầu tháng 11.
Phản ứng không ngờ của Cát Phượng khi nghe tên Kiều Minh Tuấn giữa sự kiện, nói 1 câu mà ai cũng khen

Phản ứng không ngờ của Cát Phượng khi nghe tên Kiều Minh Tuấn giữa sự kiện, nói 1 câu mà ai cũng khen

Hậu trường phim

07:45:35 24/12/2024
Cát Phượng không hề tỏ ra ái ngại khi bị nhắc đến người cũ, thêm việc cô không tiếc lời khẳng định Kiều Minh Tuấn phải đẹp chứ cũng khiến nữ diễn viên nhận được điểm cộng trong mắt khán giả.