Học sinh áp lực vì phải học quá nhiều
Chương trình giáo dục hiện nay quá nặng nề, quá hàn lâm. Tháo gỡ được điều này sẽ giải quyết được nhiều vấn đề khác, từ tự tử vì áp lực đến dạy thêm, học thêm.
Bà Phạm Phương Thảo – nguyên chủ tịch HĐND TP.HCM – tại hội thảo – Ảnh: PHƯƠNG NGUYỄN
Đó là ý kiến được GS Phạm Phụ đưa ra tại Hội thảo góp ý dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục do Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức ngày 13-4.
“Chương trình giáo dục hiện nay quá nặng nề, quá hàn lâm. Chúng ta cần giải quyết ngay vấn đề này. Nếu chúng ta giải quyết được việc này chúng ta sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề khác, từ tự tử vì áp lực đến dạy thêm học thêm”, GS Phạm Phụ nói.
Theo GS Phạm Phụ, nên giảm khối lượng và tính hàn lâm của chương trình. Đồng thời, không thể yêu cầu chương trình giáo dục giống nhau giữa các vùng miền.
Đồng quan điểm với GS Phạm Phụ, bà Phạm Phương Thảo cũng cho rằng trong chương trình giáo dục hiện nay khối lượng kiến thức hàn lâm còn quá nhiều.
“Ta nói phát huy sáng tạo của học sinh nhưng thực tế là học thuộc lòng nhiều, triệt tiêu sáng tạo ngay tại trường. Trong giáo dục tôi thấy cũng chưa giáo dục làm người, kỹ năng làm việc. Mặc dù ta luôn nói học đi đôi với hành nhưng ta chưa giáo dục hành, chưa thấy hành đâu” – bà Thảo nói.
Video đang HOT
Còn về vấn đề bạo lực học đường thường nổi trên mặt báo, mạng xã hội, theo bà Thảo là do chất lượng giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu, từ đầu vào, tuyển sinh đến quá trình giảng dạy. “Lương giáo viên thấp cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này. Lương quá thấp, đặc biệt là mầm non và tiểu học.
Một vấn đề đặt ra nữa mà mọi người hay nói là: Triết lý giáo dục của Việt Nam ta là gì? Ta có đưa vào luật sửa đổi lần này không? Đấy là vấn đề ta cần xem lại, nếu luật sửa đổi lần này ta đưa được cái đó vào thì rất là tốt”, bà Thảo nói.
Luật sư Hà Hải phát biểu tại hội thảo về vấn đề cần có chương trình giáo dục cho trẻ em lai không hộ khẩu, giấy khai sinh tại đồng bằng sông Cửu Long – Ảnh: PHƯƠNG NGUYỄN
Cũng tại buổi hội thảo, nhiều cán bộ quản lý giáo dục tại TP.HCM đề nghị xem xét lại vấn đề tài chính, học phí và lương giáo viên.
Cô Lại Thị My Nhung, cán bộ quản lý Trường mầm non TP, cho biết nhiều giáo viên rất tâm tư. Hiện nay, chuẩn gia mầm non được nâng lên rất cao, có bằng cử nhân, thậm chí có nhiều người học lên thạc sĩ. Nhưng sau khi tuyển viên chức xong, giáo viên mầm non đó lại được bổ nhiệm theo ngạch giáo viên mầm non hạng tư, hệ trung cấp.
Vấn đề sách giáo khoa mới cũng được thảo luận. Theo bà Lâm Hồng Lãm Thúy – hiệu trưởng Trường TH Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1, TP.HCM), thực tế trong quá trình giảng dạy, bà thấy có những bất cập, khó khăn đối với từng vùng miền.
“Chủ trương của Bộ GD-ĐT cho các đơn vị địa phương có bộ sách giáo khoa riêng, theo tôi là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, cá nhân tôi thấy đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nguồn nhân lực vấn đề cốt lõi là con người.
Chương trình sách giáo khoa có thay đổi như thế nào, có làm tốt ra sao nhưng người thực hiện trực tiếp chính là giáo viên.
Chương trình có thành công hay không, sách giáo khoa có thành công hay không là do giáo viên. Vấn đề đạo tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để thực hiện chương trình là vấn đề trọng tâm, cốt lõi” – bà Thúy nói.
Theo tuoitre.vn
Nên đổi tên "Đại học Quốc gia" thành "Đại học tổng hợp"?
"Định nghĩa Đại học Quốc gia thực chất là một trường Đại học (ĐH) đa lĩnh vực, vì vậy sử dụng thuật ngữ này có thể gây nhầm lẫn, ngộ nhận. Có thể xem xét sửa đổi ĐH Quốc gia thành ĐH tổng hợp hoặc ĐH liên ngành sẽ sát thực hơn".
Ông Trần Quốc Tú, đại diện Sở Tư pháp TPHCM đặt vấn đề này tại Hội thảo góp ý cho dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH (dự thảo lần 5) do Thường trực Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM đã tổ chức chiều ngày 13/4.
Ông Trần Quốc Tú, đại diện Sở Tư pháp TPHCM phát biểu trong buổi hội thảo góp ý cho dự thảo Luật sử đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ĐH
Đồng ý với ý kiến của ông Tú tuy nhiên TS Đoàn Thị Phương Diệp, trường ĐH Kinh tế Luật (ĐH Quốc gia TPHCM) thì góp ý thêm. "Tôi hoàn toàn đồng ý về ý kiến Sở Tư pháp TP.HCM về tên gọi ĐH Quốc gia. Tuy nhiên tôi không nghĩ rằng cần chuyển tên thành ĐH tổng hợp hay liên ngành. Thay vào đó cần sửa nội dung của điều luật cho phù hợp hơn, chẳng hạn cần nhấn mạnh thể hiện nội dung đào tạo chất lượng cao của ĐH Quốc gia", bà Diệp cho biết.
Tuy nhiên, TS Nguyễn Tấn Phát, Phó trưởng ban Ban Tổ chức-cán bộ ĐH Quốc gia TPHCM cho rằng: "Qua 5 dự thảo, tự chủ ĐH là thuộc tính ĐH và không chỉ là tự chủ tài chính. Thực tế mô hình ĐHQG không phải chỉ riêng có ở Việt Nam mà là mô hình phổ biến ở nhiều quốc gia thế giới. Do đó, mô hình ĐH phổ biến hoàn toàn có thể phát triển".
TS Trần Đình Lý, trường ĐH Nông Lâm TPHCM nêu ý kiến góp ý
Theo ông Phát, việc quản lý nhà nước hiện này giúp ĐH ngày càng dần dần tiến tới tự chủ và Nhà nước đóng vai trò điều tiết, giám sát. Tuy nhiên, trong vấn đề mở ngành đào tạo, ông Phát cho rằng "mới đọc dự thảo nghe như Bộ cho phép các trường hoàn thành công nhận kiểm định chất lượng được hoàn toàn tự chủ việc này. Tuy nhiên cũng chính dự thảo lại ràng buộc là tự chủ theo quy định của Bộ nên dù "mở" nhưng lại "khóa"".
Cũng tại buổi góp ý, ông Trần Quốc Tú, đại diện Sở Tư pháp TPHCM cũng đề xuất nên bổ sung thêm các định hướng khác vào chất lượng đào tạo ĐH. Cụ thể là khả năng nắm bắt thực hành chuyên môn, kỹ năng phối hợp làm việc nhóm... của sinh viên. Vì thực tế mặt chưa mạnh của sinh viên hiện nay là nặng lý thuyết nhưng chưa mạnh thực hành, làm việc độc lập tốt nhưng chưa có khả năng làm việc nhóm tốt. Một số kỹ năng còn chưa được đảm bảo, phải đào tạo lại, lúng túng trong công việc cụ thể. Có lẽ do một phần định hướng mục tiêu đào tạo.
Được biết, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục ĐH được lấy ý kiến lần này là dự thảo thứ 5. Việc tổ chức hội thảo góp ý lần này nhằm để đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM tổng hợp, góp ý tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 5 tới.
Lê Phương
Theo Dân trí
Chương trình GD luôn chú trọng đến chủ quyền biển đảo quê hương Ý kiến một số cử tri gửi về Bộ GD&ĐT, đề nghị Bộ và các cơ quan liên quan đổi mới GD cần tập trung đưa lịch sử về biển đảo quê hương vào chương trình GD để con cháu Việt Nam biết được sự hy sinh, mất mát của các thế hệ trước. Cũng liên quan đến vấn đề đổi mới GD,...