Học phí trường Y Dược phải tính đến sự hỗ trợ, thậm chí bù lỗ từ bệnh viện
Theo TS Lê Trường Tùng – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học FPT ở Việt Nam học phí bao nhiêu cũng có thể đào tạo được, quan trọng là chiến lược của từng trường. Riêng với các trường đào tạo ngành Y thì phải tính đến sự hỗ trợ, thậm chí là bù lỗ của các bệnh viện.
Các trường đại học y thường có bệnh viện đi kèm hỗ trợ công tác đào tạo. Ảnh: Sơn Tùng
- Câu chuyện học phí nhiều trường công lập tăng cao sau tự chủ, thậm chí cao hơn cả ngoài công lập đang thu hút dư luận. Ông đánh giá như thế nào về hiện tượng tăng học phí “phi mã” gây sốc như hiện nay?
Giáo dục đại học tại Việt Nam có một điều rất đặc biệt là bao nhiêu tiền cũng có thể “thu vén” được. Ít tiền dạy theo kiểu ít tiền, nhiều tiền dạy theo kiểu nhiều tiền. Cùng lắm là gộp lớp lại, trả tiền cho giảng viên ít hơn và cơ sở vật chất thiếu thốn một chút….
Tổng chi phí đào tạo cho một sinh viên ở Việt Nam rất thấp so với các nước do vậy chất lượng khó chạy theo những nơi có nguồn đầu tư lớn.
Chính vì thế, việc tăng hay giảm học phí hoàn toàn do chiến lược phát triển của trường. Việc tăng học phí khiến trường phải đối diện với việc số lượng nguyện vọng giảm. Từng trường sẽ phải tính con đường đi của mình để làm thế nào chất lượng vẫn theo định hướng tăng dần và người học vẫn chấp nhận được.
- Có một thực tế cứ tự chủ là tăng học phí, thậm chí tăng một cách chóng vánh tới gấp 5 lần khiến người nghèo khó có cơ hội theo học. Nguyên nhân này do đâu, thưa ông?
Việc tự chủ học phí nằm trong chiến lược phát triển nhưng vẫn phải hướng đến tăng chất lượng, phải đảm bảo được quyền và khả năng tiếp cận giáo dục đại học của đa số tầng lớp có nhu cầu học đại học hiện nay. Bên cạnh đó, vẫn phù hợp với khả năng chi trả của ngân sách Nhà nước. Làm thế nào để giải quyết tất cả vấn đề này đều mang tính chiến lược.
Video đang HOT
Tăng học phí phải đi kèm với chính sách học bổng, tín dụng như thế nào để người giỏi thì được học bổng và người nghèo có khả năng vay và chi trả để đi học. Các nội dung này phải đi song song với nhau. Ngoài ra, đầu vào tinh hoa, điều kiện đào tạo tinh hoa thì ra trường cũng phải có việc làm và thu nhập tinh hoa. Những điều kiện này chúng ta chưa thực hiện được song song.
- Việc tăng học phí sẽ nảy sinh những bất cập nào, thưa ông?
Ngoài những bất cập đã nêu trên, việc tăng học phí đột ngột như nhiều trường thực hiện hiện nay sẽ dẫn đến sự bất bình đẳng. Cùng sử dụng một dịch vụ, giảng đường, người dạy, chương trình mà cuối cùng sinh viên cũ không thu thêm, sinh viên mới phải đóng gấp 5 lần.
Song song với đó là khó khăn trong quản lí như thế nào khi các lứa sinh viên lại có học phí khác nhau, giảng viên dạy cho cho lớp học phí ít và cao thì trả thế nào, có trả giống nhau không?
Như vậy, bản thân mô hình đó đã không được chuẩn. Các trường sẽ phải tự cân nhắc để phù hợp. Ở nước ngoài, các trường thường sẽ sử dụng chung 1 mức học phí để áp dụng trong 1 năm, nhưng sẽ không thể tăng gấp 5 lần được.
- Nhiều ý kiến cho rằng việc tăng cao học phí nhưTrường Đại học Y Dược TPHCM cần được tính toán lại để học sinh nghèo vẫn có thể theo học. Ông nghĩ sao về quan điểm này?
Về nguyên tắc đào tạo ngành Y Dược rất tốn kém nhưng trường đại học Y Dược thường có bệnh viện đi kèm. Phải làm rõ mối liên hệ giữa 2 đơn vị này. Hoạt động điều trị tại bệnh viện là hoạt động sinh lời, vì thế bệnh viện phải hỗ trợ chi phí, thậm chí bù lỗ cho trường. Vì thế, học phí trường Y Dược có thể không cần tính đúng, tính đủ. Hai bên sẽ phải cân đối ngân sách với nhau.
- Xin cảm ơn ông!
Học phí quá cao có thể tạo ra những bác sĩ "móc túi"
Mấy ngày nay, dư luận xôn xao trước thông tin trường Đại học (ĐH) Y dược TP Hồ Chí Minh công bố đề án tuyển sinh năm 2020, theo đó để một sinh viên có được tấm bằng bác sĩ (BS) đa khoa 6 năm sẽ phải đóng gần 525 triệu đồng tiền học phí. Tôi cho rằng học phí cao sẽ là một cái hố bẫy lớn!
Đào tạo một bác sĩ chuyên sâu ở Việt Nam có thể mất từ 12 - 15 năm. Ảnh: Hải Lý
Thời gian học kéo dài
Tại Mỹ có 151 trường ĐH y khoa đắt đỏ nhất thế giới nhưng đến nay đã có 4 trường tuyên bố miễn học phí, để góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt BS đang ngày càng trầm trọng. Ở Mỹ, để trở thành một BS hệ nội khám bệnh bằng ống nghe và điều trị bằng kê đơn thuốc, cần phải học 4 năm lấy bằng cử nhân, thêm 4 năm lấy bằng BS, học tiếp 3 năm nội trú bệnh viện; tổng thời gian học là 11 năm. Nếu là BS phẫu thuật lồng ngực, phải học 4 năm cử nhân, 4 năm BS, 5 năm nội trú phẫu thuật tổng quát và 2 năm nội trú phẫu thuật lồng ngực, tổng thời gian học 15 năm. Tương tự, để trở thành BS chẩn đoán hình ảnh cũng phải mất thời gian tới 15 năm.
Mô hình học 11 - 15 năm phổ biến ở tất cả các nước phương Tây, cũng như hầu hết các nước châu Á, ngay cả các quốc gia Đông Nam Á cũng đào tạo theo mô hình này.
Nhưng Việt Nam lại đào tạo theo cách khác.
Giai đoạn 1: Để trở thành BS được phép độc lập khám chữa bệnh ở mức thấp nhất, cần học 6 năm lấy bằng BS đa khoa, thêm 1 năm lấy chứng chỉ chuyên khoa định hướng, thêm 1,5 năm đào tạo thực hành lấy chứng chỉ hành nghề; tổng thời gian 8,5 năm.
Giai đoạn 2: Để trở thành BS có chuyên môn phù hợp, học tiếp chuyên khoa cấp I mất 2 năm. Một loại hình đào tạo tương đương dành cho những người xuất sắc hơn là học nội trú hoặc cao học, sau tốt nghiệp có bằng thạc sĩ, thời gian học 3 năm, chưa kể phải ôn thi mất 1 năm mới có cơ may đỗ.
Giai đoạn 3: Để trở thành BS chuyên sâu hơn, cần học chuyên khoa cấp II mất tối thiểu 2 năm nữa hoặc học nghiên cứu sinh 4 năm lấy bằng tiến sĩ. Như vậy, thời gian học y ở Việt Nam là 12,5 hoặc 15,5 năm.
Bệnh nhân sẽ phải chi trả khủng
Theo ước tính của Hiệp hội các trường ĐH Y khoa Mỹ (AAMC), học phí trung bình cho 4 năm học lấy bằng cử nhân y khoa là 207.866 USD. Trường Y của ĐH New York học phí 4 năm là 220.000 USD. Các trường công lập ở Mỹ dao động từ 200.000 - 240.000 USD. Thu nhập của một gia đình Mỹ khoảng 50.000 USD nên không thể đóng học phí, vì vậy, phần lớn sinh viên phải vay các ngân hàng thương mại với lãi suất lên tới 10%/năm.
Theo số liệu từ Cục Thống kê Lao động Mỹ, một sinh viên theo học ngành nghề khác tốt nghiệp 4 năm cử nhân, đi làm lương khởi điểm mỗi tuần tính trung bình vào khoảng 1.263 USD, mỗi năm thu nhập 65.676 USD. Như vậy, tính thô theo cách đơn giản nhất, sinh viên y khoa phải học dài hơn 4 năm mới có bằng BS, họ sẽ mất cơ hội kiếm 262.704 USD so với bạn bè không học y.
Chưa kể số tiền học phí phải đóng thêm trong 4 năm ấy, theo ước tính của AAMC khoảng 200.000 USD nữa. Đó là chưa kể 3 - 7 năm học nội trú. Đây là lý do để sinh viên y có xu hướng chỉ chọn những chuyên ngành kiếm được nhiều tiền. BS chăm sóc sức khỏe ban đầu và BS ở các khu vực nông thôn, do thu nhập không cao, dần trở nên thiếu trầm trọng. AAMC dự báo đến năm 2032, Mỹ sẽ thiếu từ 46.900 - 121.900 BS.
Nước Mỹ đang trở thành tâm điểm của đại dịch Covid-19, với gần 2 triệu người mắc, hơn 111.000 người tử vong, khoảng 1,1 triệu bệnh nhân đang phải điều trị trong đó có 11.000 bệnh nhân nặng. Vậy nhưng, số BS tuyến đầu điều trị hiện chỉ có dưới 65.000 người, cùng với 550.000 điều dưỡng chăm sóc quan trọng. Đại dịch Covid-19 cho thấy cuộc khủng hoảng hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Mỹ là sự thiếu hụt trầm trọng đội ngũ các chuyên gia, thiếu BS ICU, thiếu BS chuyên sâu và nhân viên bệnh viện.
Nguyên nhân gây thiếu BS ở Mỹ, nhiều ý kiến cho là học phí đào tạo y khoa quá cao. Tôi cho rằng, đào tạo y khoa với học phí quá cao rất có thể sẽ tạo ra những BS "móc túi", bệnh nhân sẽ phải trả những hóa đơn thái quá. BS và người bệnh sẽ chẳng bao giờ hài lòng với nhau, chất lượng chuyên môn sẽ ngày càng giảm xuống. Đơn cử, trong đại dịch Covid-19 ở Mỹ đã xuất hiện những hóa đơn y tế không tưởng, có bệnh nhân phải chi gần 20 tỷ đồng tính theo tiền Việt.
Giảm sinh viên giỏi
Trên toàn thế giới, sinh viên trường y bao giờ cũng phải là những người giỏi nhất, thông minh nhất và tham vọng nhất, đặc biệt là tham vọng trở thành BS. Để chọn được những sinh viên ưu tú, mỗi quốc gia sẽ có những tiêu chí tuyển chọn, với các ngưỡng cụ thể. Ở Việt Nam, ngưỡng tuyển chọn là điểm số đầu vào trong kỳ thi tuyển sinh luôn cao nhất so với các trường ĐH khác. Điều đó cũng dễ hiểu bởi không ai muốn đặt tính mạng của mình vào tay một BS dốt.
Nhưng, khi tiền học phí quá cao so với thu nhập bình quân của người dân sẽ trở thành một tiêu chí chính, nghĩa là số sinh viên giỏi sẽ giảm xuống và số sinh viên có tiền theo học y sẽ tăng lên. Không khó để nhận ra, ở thời điểm hiện tại, lương khởi điểm của BS chưa đến 4,9 triệu đồng/tháng, trong khi sinh viên học ĐH Y phải đóng 7,2 triệu đồng. Đó là điều vô lý mà tôi tin rằng sẽ không ít BS theo mô hình đào tạo ấy sẽ trở thành những kẻ "móc túi" bệnh nhân.
BS là một công việc đặc biệt nên tuyển chọn và đào tạo y khoa cũng phải có cơ chế đặc biệt. Nếu học phí đào tạo quá cao, chắc chắn chất lượng sinh viên y khoa sẽ giảm. Nước Mỹ sau nhiều năm duy trì mô hình đào tạo y khoa với học phí cao khủng khiếp, thì nay đã phải trả giá bằng tình trạng thiếu BS trầm trọng, giá cả dịch vụ y tế ở mức không tưởng, trong khi chất lượng chuyên môn y khoa ở Mỹ không thực sự đáng tin tưởng như người Việt vẫn ám thị, các vụ kiện tụng BS ở Mỹ cũng là nỗi kinh hoàng cho bất cứ ai làm ngành y ở quốc gia này.
Học phí khối ngành Y, Dược tăng mạnh: Lo thí sinh nghèo học giỏi lỡ cơ hội Vừa qua, nhiều trường đại học trên cả nước đã bắt đầu công bố đề án tuyển sinh trong năm học 2020-2021. Cùng với đó là thông báo tăng học phí. Gây hoang mang hơn cả là khối trường Y, Dược sẽ có học phí ngành cao nhất lên tới gần 90 triệu/năm. Mức học phí khối ngành Y, Dược tăng mạnh sẽ...