Học phí trường ngoài công lập có giá ngàn đô
Sự chênh lệch học phí khá lớn giữa trường ĐH công lập và trường ĐH ngoài công lập cũng làm người học phải suy nghĩ bởi kèm theo đó là chất lượng đào tạo và uy tín của từng trường.
Thí sinh cần tìm hiểu kỹ thông tin về học phí của các trường.
Trường ngoài công lập: Học phí cao tới 3.000 USD/năm
Theo thông tin mới nhất mà các trường ĐH vừa mới công bố về mức học phí đại học năm 2012 theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT, tính đến ngày 30/3, mức học phí có nhiều sự khác biệt. Theo đó, mức học phí của nhiều trường ĐH ngoài công lập (NCL) có mức dao động từ 1 triệu đồng/tháng trở lên, thậm chí có trường lên tới 3.000 USD/năm.
Điển hình nhất là Trường ĐH Tân Tạo công bốmức học phí năm 2012 là 3.000USD/năm cho tất cả các ngành. Năm học này, Trường ĐH Tân Tạo chiêu sinh 500 chỉ tiêu trong nước và 50 chỉ tiêu cho các nước ASEAN với các ngành: Khoa Kỹ thuật gồm: Xây dựng công trình dân dụng, Điện – Điện tử, Máy tính. Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh gồm: Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Thương mại quốc tế, Quản trị Kinh doanh. Khoa Nhân văn: Ngữ văn Anh. Khoa Y: Bác sĩ y khoa.
Theo đó tất cả sinh viên trúng tuyển vào ĐH Tân Tạo đều được cấp học bổng toàn phần “Vì tương lai” của Tập đoàn Tân Tạo để theo học năm thứ nhất tại trường. Học bổng bao gồm học phí, chi phí ăn, ở, nội trú, bảo hiểm.
Không công bố theo mức giá đô nhưng mức học phí cũng khá “khủng” như Trường ĐH Hoa Sen: Mức học phí hệ đại học chương trình tiếng Việt: từ 39.600.000 đến 45.600.000 đồng /năm học. Chương trình Tiếng Việt và Tiếng Anh từ 48.000.000 đến 51.600.000đ/năm học. Chương trình hợp tác quốc tế có học bổng riêng theo từng ngành. Hệ Cao đẳng học phí từ 37.200.000 đến 39.530.000đ/năm học. Mức học phí từng năm sẽ thu theo số lượng tín chỉ đăng ký thực học.
Video đang HOT
Trường ĐH Kinh tế tài chính TPHCM công bố mức học phí bình quân của năm học 2012-2013 là 7,4 triệu đồng/tháng chưa kể học phí tiếng Anh. Học phí này tăng không quá 5% /học kỳ. Trường ĐH Quốc tế Miền Đông công bố mức học phí ngành Quản trị kinh doanh 30.000.000đ/năm; Ngành Điều dưỡng 15.000.000đ/năm. Các ngành còn lại 20.000.000đ/năm.
Trường có mức học phí cao nhất phía Bắc là Trường ĐH FPT, với mức học phí chương trình chính khóa là 23,1 triệu đồng/học kỳ, tương đương hơn 4,6 triệu đồng/ tháng. Riêng trong đợt đóng học phí đầu tiên khi nhập học, trường tạm thu thêm 13,44 triệu đồng tương ứng với 4,2 triệu đồng lệ phí nhập học và học phí 1 mức tiếng Anh dự bị là 9,24 triệu đồng.
Không cao như các trường trên nhưng mức học phí cũng trên 1 triệu đồng/tháng như Trường ĐH Đại Nam, ngành Tài chính ngân hàng 1,18 triệu đồng/tháng; ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh, Quan hệ công chúng 1,08 triệu đồng/tháng. Các ngành còn lại 980.000 đồng/tháng. CĐ 800.000 đồng/tháng. Trường ĐH Nguyễn Trãi: hệ ĐH 1,58 triệu đồng/tháng; hệ CĐ 980.000đ/tháng. Chương trình liên kết đào tạo với ĐH Sunderland (vương quốc Anh): 305 triệu đồng/4 năm. Chương trình liên kết đào tạo với ĐH FHM (CHLB Đức) 405 triệu đồng/4 năm.
Trường ĐH Quốc tế Bắc Hà, hệ ĐH: các ngành Quản trị kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng, Kế toán là 15 triệu đồng/năm học. Các ngành Công nghệ thông tin; Kỹ thuật điện tử, truyền thông là 16 triệu đồng/năm học. Các ngành còn lại là: 18 triệu đồng/năm học. Hệ CĐ: các ngành Quản trị kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng, Kế toán là 8 triệu đồng / năm học, các ngành còn lại là 9 triệu đồng/năm học.
Khác với khu vực phía Bắc, nhiều trường khu vực phía Nam công bố mức học phí theo từng kỳ, theo từng ngành học và mức khá cao như Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai: Mức học phí áp dụng cho tất cả các ngành. Theo đó hệ ĐH là 250.000đ/tín chỉ; CĐ là 220.000đ/tín chỉ (Hệ ĐH: 140 tín chỉ, CĐ:100 tín chỉ)
Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn: Mức học phí hệ ĐH khối ngành kỹ thuật (trừ ngành Công nghể thực phẩm) 5.400.000đ/học kỳ; Ngành Công nghệ thực phẩm: 6.800.000đ/học kỳ; Khối ngành Quản trị kinh doanh: 5.300.000đ/học kỳ; Khối ngành Mỹ thuật công nghiệp: 6.800.000đ/học kỳ.
Trường ĐH Cửu Long công bố mức học phí hệ ĐH các ngành Quản trị kinh doanh; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Kinh doanh thương mại; Kế toán; Tài chính – Ngân hàng là 3.850.000đ/học kỳ. Các ngành Công nghệ thực phẩm; Nông học; Công nghệ sinh học là 4.150.000đ/học kỳ. Các ngành Đông phương học; Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam 3.300.000 đ/ học kỳ. Ngành Ngôn ngữ Anh 4.000.000 đ/học kỳ. Các ngành còn lại là 4.200.000đ/học kỳ.
Trường ĐH Kinh tế công nghiệp Long An thu mức học phí tùy theo ngành. Cụ thể, hệ Đại học từ 4.800.000đ/1 học kỳ đến 5.800.000 đ/1 học kỳ. Hệ Cao đẳng từ 4.000.000đ/học kỳ đến 4.800.000đ/học kỳ (tương đương 260.000 – 320.000 đ/tín chỉ). Trường ĐH Kinh tế kỹ thuật Bình Dương: Mức học phí hệ ĐH các ngành Công nghệ thông tin, Công nghệ kĩ thuật điện, điện tử là 4.450.000đ/ học kỳ. Các ngành khác là 4.000.000đ/học kỳ.
Trường công được hỗ trợ
Trường công lập mức học thấp hơn, bởi hiện nay, nhà nước cũng chi cho mỗi sinh viên ở trường công lập với mức đầu tư là 3,0 triệu đồng/sinh viên/năm học (chưa kể mức hỗ trợ gián tiếp thông qua mức đầu tư tiền lương cho giảng viên).
Cụ thể như Trường ĐH Lâm nghiệp Việt Nam, mức thu học phí không phân biệt theo ngành hay nhóm ngành học. Trườngđào tạo theo tín chỉ, mức thu 110.000đ/tín chỉ (lớp học theo kỳ chuẩn), mức thu 150.000đ/tín chỉ (lớp học nhanh, học vượt vào kỳ nghỉ hè). Mỗi học kỳ, sinh viên học từ 15 – 20 tín chỉ. Một năm học 2 kỳ. Tổng số tín chỉ của một khóa học dao động từ 127 – 155, tùy thuộc theo ngành học. Như vậy, tổng học phí sinh viên phải đóng trong cả khóa học dao động từ 13,97 triệu đồng (sinh viên hệ 4 năm) đến 17,05 triệu đồng (sinh viên hệ 5 năm). Bình quân mỗi năm học, sinh viên đóng học phí là 3,4 triệu đồng.
Riêng sinh viên đại học hệ chính quy được đào tạo theo chương trình tiên tiến, bằng tiếng Anh: thu 1.200.000đ/tháng (thu 10 tháng/năm). Tổng số học phí sinh viên đóng xấp xỉ 50 triệu đồng/khóa học, bình quân là 12,0 triệu đồng/năm.
Hay như ở trường Đại học Huế, mức thu học phí được phân biệt theo nhóm ngành học. Đào tạo theo tín chỉ như các ngành về Ngoại ngữ: 105.000 đến 120.000 đồng/tín chỉ. Nhóm ngành về Luật: 110.000đ/tín chỉ. Nhóm ngành khoa học xã hội, kinh tế, nông, lâm, thủy sản: 115.000đ/tín chỉ. Nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, du lịch: 130.000đ/tín chỉ. Nhóm ngành Y dược: 135.000 – 140.000đ/tín chỉ. Đào tạo theo niên chế: Nhóm ngành Nông, Lâm, thủy sản: 355.000đ/tháng (tính 10 tháng/năm). Nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ, nghệ thuật: 395.000đ/tháng (tính 10 tháng/năm). Nhóm ngành Y dược: 455.000đ/tháng (tính 10 tháng/năm). Ở các trường công lập khác, mức học phí biến động từ 110.000 – 145.000đ/tín chỉ hoặc từ 360.000 – 500.000đ/tháng.
Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng, công bố học phí trình độ đại học các ngành Thiết kế đồ họa, Thiết kế nội thất : 5,4 triệu đồng/học kỳ; Kiến trúc, Quy hoạch vùng và đô thị: 5,3 triệu đồng/học kỳ; Các ngành khối kỹ thuật: 4,5 triệu đồng/học kỳ; Ngành Tài chính – Ngân hàng, Ngôn ngữ Anh: 4,3 triệu đồng/học kỳ. Trình độ cao đẳng: Công nghệ kỹ thuật CTXD: 4,0 triệu đồng/học kỳ; Tài chính – Ngân hàng: 3,8 triệu đồng/học kỳ.
Học viện Chính sách và Phát triển, mức học phí thực hiện thu học phí theo quy định của Nhà nước đối với Trường công lập. Năm 2011 là 300.000đ/tháng. Học viện công nghệ bưu chính viễn thông nhỉnh hơn một chút,học phí Đại học năm học 2012 – 2013 là 860.000đ/tháng (10 tháng/năm).
Mỗi trường có mức học phí khác nhau, tùy thuộc vào ngành đào tạo. Đây cũng là một thông tin quan trọng khi đăng ký vào trường, thí sinh nên tham khảo kỹ trước khi dự thi để khỏi bất ngờ về mức học phí.
Theo DT
"Loạn" học phí 20 trường ngoài công lập
Ngày 30-3, Bộ GD-ĐT công bố phiên bản thay thế tài liệu "Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ 2012" với việc bổ sung thông tin học phí của gần 20 trường ĐH ngoài công lập phía Bắc và ngành đào tạo mới được giao mở.
Theo thông tin từ Bộ GD-ĐT, mức học phí của gần 20 trường ngoài công lập phía Bắc có thể chia làm 3 nhóm chính, trong đó nhóm cao nhất vào khoảng 4-5 triệu đồng/tháng, nhóm thấp nhất khoảng 400.000 - 650.000 đồng/tháng. Nhóm giữa có mức học phí dao động khá lớn, từ trên 650.000 - 1,85 triệu đồng/tháng.
Mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, phía Bắc, trường ngoài công lập có mức học phí cao nhất là trường ĐH FPT với chương trình chính khóa: 23,1 triệu đồng/học kỳ, tương đương hơn 4,6 triệu đồng/tháng. Mỗi khóa học có 9 học kỳ bao gồm cả giai đoạn thực tập tại doanh nghiệp. Riêng trong đợt đóng học phí đầu tiên khi nhập học, trường tạm thu thêm 13,44 triệu đồng tương ứng với 4,2 triệu đồng lệ phí nhập học và học phí 1 mức tiếng Anh dự bị là 9,24 triệu đồng. Để đủ trình độ tiếng Anh với chuẩn TOEFL PBT 550, TOEFl iBT 80 hay IELTS 6.0, sinh viên cần học tối đa 5 mức, thời lượng mỗi mức 8 tuần.
Thuộc nhóm học phí thấp nhất là các trường ĐH Công nghệ Vạn Xuân, hệ ĐH 4,8 triệu đồng/năm, hệ CĐ 3,2 triệu đồng/năm, tương đương 480.000 đồng và 320.000 đồng/tháng. Trường ĐH Trưng Vương, hệ ĐH 500.000 đồng/tháng, hệ CĐ 450.000 đồng/tháng. Trường ĐH Chu Văn An, hệ ĐH 590.000 - 650.000 đồng/tháng, hệ CĐ 490.000 - 520.000 đồng/tháng. Trường ĐH Công nghệ Đông Á, hệ ĐH 600.000 đồng/tháng (10 tháng/năm), hệ CĐ 500.000 đồng/tháng (10 tháng/năm). Trường ĐH Hà Hoa Tiên, hệ ĐH 500.000 đồng/tháng, hệ CĐ 400.000 đồng/tháng. Trường ĐH Thành Đô, hệ ĐH 550.000 đồng/tháng, hệ CĐ 450.000 đồng/tháng. Trường ĐH Thành Đông, hệ ĐH 580.000 đồng/tháng, hệ CĐ 500.000 đồng/tháng.
Có mức học phí cao hơn, trường ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu nghị, khối ngành kinh tế - quản lý đưa ra mức thu bậc ĐH 800.000 đồng/tháng CĐ 500.000 đồng/tháng, khối ngành Khoa học: 600.000 đồng/tháng. Trường ĐH DL Lương Thế Vinh, hệ ĐH 650.000 đồng/tháng, hệ CĐ 600.000 đồng/tháng. Trường ĐH Phương Đông, học phí từ 6,75 triệu đồng/năm đến 8,25 triệu đồng/năm (tùy số lượng tín chỉ sinh viên thực học và ngành học lựa chọn). Trường ĐH Hòa Bình, hệ ĐH 7,95 triệu đồng/năm, hệ CĐ 6,450 triệu đồng/năm. Trường ĐH Thành Tây, hệ ĐH các ngành là 750.000 đồng/tháng, riêng ngành điều dưỡng 1,4 triệu đồng/tháng, hệ CĐ 600.000 đồng/tháng. Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, học phí 9.000.000đồng/năm. Trường ĐH DL Hải Phòng, hệ ĐH học theo niên chế 995.000 đồng/tháng hay 9.950.000 đồng/năm, học theo tín chỉ: 331.600 đồng/tín chỉ. Hệ CĐ học theo niên chế 925.000 đồng/tháng hay 9.250.000 đồng/năm, học theo tín chỉ: 308.300 đồng/tín chỉ.
Mức học phí trên 1 triệu đồng/tháng gồm nhóm các trường ĐH Đại Nam với quy định ngành tài chính ngân hàng 1,18 triệu đồng/tháng, ngành kế toán, quản trị kinh doanh, quan hệ công chúng 1,08 triệu đồng/tháng, các ngành còn lại 980.000 đồng/tháng. CĐ 800.000 đồng/tháng. Trường ĐH Nguyễn Trãi, hệ ĐH 1,58 triệu đồng/tháng, hệ CĐ 980.000 đồng/tháng. Chương trình liên kết đào tạo với ĐH Sunderland (Vương quốc Anh) 305 triệu đồng/4 năm. Chương trình liên kết đào tạo với ĐH FHM (CHLB Đức) 405 triệu đồng/4 năm. Trường ĐH Quốc tế Bắc Hà, hệ ĐH: các ngành quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng, kế toán là 15 triệu đồng/năm học. Các ngành công nghệ thông tin kỹ thuật điện tử, truyền thông là 16 triệu đồng/năm học. Các ngành còn lại là: 18 triệu đồng/năm học. Hệ CĐ: các ngành quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng, kế toán là 8 triệu đồng/năm học, các ngành còn lại là 9 triệu đồng/năm học.
Trường ĐH Thăng Long, các ngành kế toán, tài chính - ngân hàng, quản trị kinh doanh, quản lý bệnh viện, y tế công cộng, công tác xã hội, Việt Nam học: 18 triệu đồng/năm. Các ngành toán ứng dụng, khoa học máy tính, truyền thông và mạng máy tính, hệ thống thông tin quản lí, ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Nhật, ngôn ngữ Trung quốc, điều dưỡng: 18, 5 triệu đồng/năm.
Theo ANTĐ
Trường đại học tư - Lợi nhuận hay phi lợi nhuận? Mùa tuyển sinh năm nay, nhiều trường ngoài công lập tiếp tục viện đến các "chiêu" hút thí sinh bằng cách tung ra các chính sách hấp dẫn về học phí, học bổng, điều kiện ăn ở, khả năng kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Nhiều trường thậm chí chấp nhận lỗ để giảm học phí, hoặc cố gắng không tăng học...