Học phí trường đại học tăng kịch trần
Không chỉ có trường tư thục, hàng loạt trường đại học công lập tại TP. HCM đã công bố mức học phí mới khiến không ít sinh viên và phụ huynh phải giật mình. Đáng chú ý, ở năm học 2020 – 2021, nhiều trường tăng học phí kịch trần.
Tăng đột ngột
Bộ GD – ĐT vừa đưa ra đề xuất, từ năm học 2021 – 2022, học phí bậc đại học tăng mạnh tăng 12,5%. Đề xuất này được đưa ra trong dự thảo lần thứ 2 Nghị định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.
Nghị định này sẽ thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học phí học tập từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2020 – 2021. Tuy nhiên, ngay sau đó, Bộ GD – ĐT đã có tờ trình xin rút lại đề xuất tăng học phí.
Ở năm học 2020-2021, nhiều trường tăng học phí kịch trần.
Đáng nói, ngay cả khi Bộ GD – ĐT đề chưa đề xuất tăng học phí thì các trường công lập đưa ra nhiều mức học phí, trong đó học phí chương trình đại trà tăng kịch trần theo khung của Nghị định 86 của Chính phủ; chương trình chất lượng cao, liên kết quốc tế… cao gấp 2 – 3 lần chương trình đại trà.
Cụ thể, năm học 2020 – 2021, học phí của các trường công lập chưa tự chủ tăng kịch trần theo Nghị định 86 của Chính phủ. Theo đó, mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư, áp dụng theo khối ngành, chuyên ngành đào tạo năm học 2020 – 2021 lần lượt:
Khối ngành Khoa học xã hội, Kinh tế, Luật, Nông – Lâm, Thủy sản là 9,8 triệu đồng/năm; Khối ngành Khoa học tự nhiên, kỹ thuật, Công nghệ, Thể dục thể thao, Nghệ thuật, Khách sạn, Du lịch 11,7 triệu đồng/năm, Khối ngành Y dược 14,3 triệu đồng/năm.
Mức tăng từ 900.000 đồng đến 1,3 triệu đồng/năm so với năm học trước. Đối với đào tạo sau ĐH, học phí cũng tăng theo: trình độ thạc sĩ tăng gấp 1,5 lần so với đại học và trình độ tiến sĩ tăng 2,5 lần so với trình độ đại học.
Trong khi đó, mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục công lập tự chủ (chi thường xuyên và chi đầu tư) áp dụng theo các khối ngành, chuyên ngành đào tạo năm học 2020-2021 (kể cả các cơ sở giáo dục đại học được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động) lần lượt là 2,05 triệu đồng/tháng (20,5 triệu đồng/năm), 2,4 triệu đồng/tháng (24 triệu đồng/năm), 5,05 triệu đồng/tháng (50,5 triệu đồng/năm). Mức tăng 2 – 4,5 triệu đồng/năm so với năm học 2019-2020.
Video đang HOT
Ở khối trường ngoài công lập, học phí được tăng một cách vô tội vạ. Điển hình như việc tăng học phí lên cao và bất ngờ của trường ĐH Văn Lang khiến các tân sinh viên phản ứng. Cụ thể, theo hướng dẫn học phí dành cho khóa 26 của trường mới công bố, tất cả các ngành và chương trình đào tạo đều tăng so với khóa 25. Mức học phí mới dao động từ 1.070.000 – 4.480.000 đồng/tín chỉ (tùy ngành); có ngành tăng lên gần 35%.
Một sinh viên vừa trúng tuyển vào ngành Kiến trúc cho biết, khi làm thủ tục nhập học đã phải đóng hơn 27 triệu đồng, trong đó học phí là hơn 26 triệu đồng. Mức học phí này cao hơn rất nhiều so với năm 2019 chỉ từ 16 – 22 triệu đồng/học kỳ.
Tương tự, sinh viên trúng tuyển vào ngành Tài chính ngân hàng năm 2019 đóng 1.050.000 đồng/tín chỉ. Toàn khóa học là 130 tín chỉ tương đương khoảng 136 triệu đồng. Trong khi sinh viên khóa 26 ngành này sẽ học 131 tín chỉ với mỗi tín chỉ là 1.380.000 đồng thì tổng học phí lên đến hơn 180 triệu đồng. Các tân sinh viên cho biết trước đó không biết thông tin này.
Giải thích lý do tăng học phí, lãnh đạo trường ĐH Văn Lang cho biết, chính sách học phí cho khóa 26 theo kế hoạch sẽ có nhiều cải tiến trong chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy và trải nghiệm thực tế. Nhà trường sẽ bổ sung vào chương trình đào tạo các nội dung mới, bổ sung các trải nghiệm, dịch vụ tiện ích… nhằm đảm bảo giá trị tăng thêm cho sinh viên và đạt các chuẩn đầu ra theo yêu cầu thị trường sau bối cảnh dịch COVID-19… Mức học phí của khóa 26 tăng so với các khóa trước, tương ứng với mức đầu tư nhằm nâng tầm chất lượng đào tạo theo định hướng quốc tế hóa, nâng cao năng lực và giá trị cho người học.
Trường tự chủ cũng tăng mạnh
Đối với 23 trường thí điểm tự chủ từ năm 2015 đến nay, dù đã hết thời hạn thí điểm tự chủ nhưng vẫn thực hiện đúng như đề án và quyết định cho thí điểm tự chủ của Thủ tướng đó là: tăng học phí có lộ trình, mỗi năm tăng không quá 10%.
Dự báo học phí đại học trong thời gian tới có thể tăng gấp đôi hoặc gấp 3 so với hiện nay.
Theo mức học phí chính thức trường ĐH Công nghiệp TP. HCM đã công bố, sinh viên khóa mới phải đóng 20,4 triệu đồng/năm (khối Kinh tế) và 22,3 triệu đồng/năm (các ngành khối cCông nghệ). Học phí này không đổi trong suốt 4 năm học.
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM quy định học phí đại học chính quy năm học mới là 684.000 đồng/tín chỉ và không tăng quá 10% mỗi năm. Trường ĐH Mở TP.HCM công bố học phí chương trình đại trà năm học mới này ở mức 17 – 22 triệu đồng/năm. Các ngành chương trình chất lượng cao 34,5 – 37,5 triệu đồng/năm.
Trường ĐH Kinh tế TP. HCM dự kiến học phí chương trình đại trà sinh viên trúng tuyển năm 2020 là 20,5 triệu đồng/năm thứ nhất và các năm tiếp theo tăng lên: 22,5 triệu đồng (năm 2); 24,8 triệu đồng (năm 3) và 27,2 triệu đồng (năm 4). Học phí chương trình cử nhân chất lượng cao từ 940.000 – gần 1,6 triệu đồng/tín chỉ.
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM, học phí chương trình đại trà cũng ở mức 17,5 – 19,5 triệu đồng/năm, chương trình chất lượng cao tiếng Việt 28 – 30 triệu đồng/năm, chương trình chất lượng cao tiếng Anh và chất lượng cao Việt – Nhật 32 triệu đồng/năm.
Trường ĐH Luật TP. HCM công bố học phí dự kiến 18 triệu đồng/năm (lớp đại trà), 36 triệu đồng/năm (lớp Anh văn pháp lý), 45 – 49,5 triệu đồng/năm (các lớp chất lượng cao). Trường học phí Quốc tế TP.HCM dự kiến mức thu sinh viên chính quy 43,5 triệu đồng và lộ trình tăng tối đa từng năm 10%.
Ngoài ra, HP ở các trường công lập còn có sự chênh lệch lớn giữa chương trình đại trà với các chương trình đặc biệt. Trong đó, các ngành chất lượng cao, chương trình quốc tế học phí có thể cao hơn chương trình đại trà 4 – 5 lần.
Đó là chưa kể, theo lộ trình, các trường đại học sau khi đủ điều kiện tự chủ sẽ tự xác định mức học phí trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo. Dự báo học phí đại học trong thời gian tới có thể tăng gấp đôi hoặc gấp 3 so với hiện nay.
(Còn tiếp)
Học phí trường ĐH tự chủ tăng có phải theo khung?
Nhiều trường ĐH công lập chuyển sang cơ chế tự chủ nên chính sách học phí tăng mạnh so với trước đó. Nhưng nhà nước có quy định mức trần học phí tối đa cho các trường này?
Mức học phí tại các trường ĐH tự chủ tài chính trong năm học này cao gấp 2 - 3,5 lần so với mức trần trường chưa tự chủ - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Học phí 20,5 - 50,5 triệu đồng/năm
Trong năm học 2020 - 2021 này, các trường ĐH công tự chủ thực hiện thu học phí (HP) trong khoảng 20,5 - 50,5 triệu đồng/năm, cao gấp 2 - 3,5 lần so với mức trần HP chương trình tương đương tại trường chưa tự chủ.
Trường ngoài công lập được tự quyết định mức thu học phí
Theo Nghị định 86/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý HP đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm HP, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021, cơ sở giáo dục ngoài công lập được tự quyết định mức thu HP.
Mới đây, dù được rút lại ngay sau khi công bố nhưng dự thảo Nghị định quy định về cơ chế thu, quản lý HP đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm HP, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo của Bộ GD-ĐT, một lần nữa đề cập đến khung HP cho các trường tự đảm bảo chi thường xuyên.
Theo dự thảo này, HP trường tự đảm bảo chi thường xuyên, chi đầu tư dự kiến tối đa gấp 2 - 2,5 lần trần HP trường chưa tự đảm bảo chi thường xuyên. Cụ thể, theo tờ trình này, trần HP trường chưa tự chủ năm học 2021 - 2022 từ 12 - 24,5 triệu đồng/năm. Như vậy, dự kiến trần HP trường tự chủ khối ngành cao nhất tối đa 49 đến trên 61 triệu đồng/năm.
Tự chủ không phải thu bao nhiêu cũng được
Ngoài 23 trường ĐH được phê duyệt đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động, nhiều trường khác đã và đang xây dựng lộ trình chuyển sang tự chủ trong một vài năm tới. ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ có thêm 3 trường thành viên chính thức tự chủ vào năm 2021 gồm: Bách khoa, Công nghệ thông tin và Kinh tế - Luật. Trong khi đó, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn cũng dự kiến thực hiện tự chủ vào năm 2022.
Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, nhìn nhận: "Trường tự chủ vẫn thu HP theo quy định mức tối đa. Mức tối đa này là cần thiết để người học biết được mức thu HP, đảm bảo sự rõ ràng về mặt tài chính". Đồng quan điểm này, phó hiệu trưởng một trường ĐH khác ý kiến: "Ý nghĩa quan trọng nhất của quy định trần HP này là để xã hội biết dù tự chủ nhưng không phải thu HP bao nhiêu cũng được".
Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM là một trong số 23 trường được thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động. PGS-TS Nguyễn Xuân Hoàn, Hiệu trưởng trường này, cho biết HP của trường được xây dựng căn cứ theo Nghị định 86. Hiện trường đã hoàn thiện xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và giá dịch vụ đào tạo theo Thông tư 14/2019 của Bộ GD-ĐT quy định phương pháp xây dựng giá dịch vụ đào tạo áp dụng trong lĩnh vực đào tạo. Theo đó, giá dịch vụ đào tạo được xác định theo công thức gồm chi phí tiền lương, chi phí vật tư, chi phí quản lý, chi phí khấu hao, hao mòn tài sản cố định và chi phí quỹ khác.
"Định mức kinh tế - kỹ thuật này trường xây dựng bám sát và dưới mức trần trong Nghị định 86. HP các ngành của trường từ khi tự chủ chưa quá 1,5 lần so với trường chưa tự chủ theo nghị định này, trong khi nghị định cho phép tối đa 2 - 3 lần tùy khối ngành", hiệu trưởng này cho hay.
Theo ông Hoàn, mức trần HP tối đa quy định cho các trường tự chủ như Nghị định 86 là phù hợp. "Sự phù hợp này không chỉ về giá thành đào tạo một sinh viên mà còn với điều kiện của số đông người học hiện nay. Đó là mức thu vừa phải để người khó khăn vẫn có thể theo học", ông Hoàn nói.
Còn GS-TS Nguyễn Thị Cành, Trường ĐH Kinh tế - Luật, bình luận: "Khó có thể khẳng định có hợp lý hay không khi HP trường tự chủ tối đa gấp 2 - 2,5 lần trường chưa tự chủ". Lý giải nhận định này, theo GS Cành, HP cao hay thấp còn phụ thuộc vào chi phí đầu tư và kết quả chất lượng đầu ra cũng như tỷ lệ nguồn tài trợ cho trường công tự chủ.
"Nếu cần chất lượng đầu ra tốt, trường phải tăng chi đầu tư trên một sinh viên và nếu nguồn thu tài trợ từ ngân sách nhà nước bị cắt giảm, HP đảm bảo cho mức hòa vốn của trường sẽ phải cao", GS Cành nói.
Học phí đại học sẽ ra sao? Học phí bậc ĐH dự kiến sẽ tăng mạnh trong những năm tới khi nhiều trường công lập đồng loạt đổi mới cơ chế hoạt động chuyển sang tự chủ. Sinh viên đóng học phí tại một trường ĐH ở TP.HCM - HÀ ÁNH Theo tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM,...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Bắt khẩn cấp 4 thiếu niên gây rối trật tự công cộng
Pháp luật
Mới
'Vũ điệu' màu sắc qua trang phục loang màu
Thời trang
7 phút trước
Giá vàng lên 124 triệu đồng/lượng, khách xếp hàng tràn vỉa hè chờ giao dịch
Tin nổi bật
10 phút trước
Thuốc điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu
Sức khỏe
12 phút trước
Giảm cân nhờ tập tabata đúng cách
Làm đẹp
23 phút trước
Xuân Son cần 7-8 tháng nữa để tái xuất sân cỏ
Sao thể thao
26 phút trước
Xe tay ga Ý thiết kế sang chảnh, trang bị hiện đại, giá hấp dẫn, cạnh tranh với Honda SH
Xe máy
27 phút trước
Màu sắc mới trên iPhone 17 Pro Max
Đồ 2-tek
28 phút trước
Windows 11 có thể đóng ứng dụng 'cứng đầu' chỉ trong nháy mắt
Thế giới số
33 phút trước
Hotgirl Phú Thọ bị chê mặc sexy ra sân pickleball, đáp trả bằng chiếc cúp vô địch, chặn đứng gièm pha
Netizen
34 phút trước