Học phí sẽ tăng chồng theo năm?
Ngay khi các trường công lập trình đề án tăng học phí, các trường phổ thông ngoài công lập cũng đã công khai mức học phí tăng thấp nhất là 10% và cao nhất là 100%…
Công lập: Sẽ thay đổi mỗi năm
Một đề án về cách tính học phí mới vừa được Sở GDĐT hoàn tất và “tư vấn” cho lãnh đạo UBND TP. Theo đó, trao đổi thêm về vấn đề này với PV, PGĐ Sở GDĐT Lê Hoài Nam cho biết: Đề án được xây dựng dựa trên Nghị định 46 của Chính phủ. Nghị định này đề cập đến những vấn đề miễn, giảm học phí, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân triển khai trong giai đoạn 2010 – 2015.
Đề án có mức học phí mới của tất cả các cấp học, bậc học sẽ được tính theo nguyên tắc không vượt quá 5% thu nhập bình quân của hộ gia đình. Theo đó, biên độ dao động của các mức học phí sẽ khá rộng, với mức thấp nhất là 40.000 đồng/tháng/HS và cao nhất là 200.000 đồng/tháng/HS. Cũng theo đề án mới, “barem” học phí được chia thành hai mức: Một mức áp dụng cho đa số các trường công lập bình thường và mức học phí dành cho trường chất lượng cao (ở mức cao hơn). Ngoài ra, đề án cũng lưu ý đến mức học phí dành cho HS thuộc địa bàn ngoại thành, sẽ được hưởng ưu đãi hơn so với khu vực trung tâm. Bên cạnh việc áp dụng một “barem” mới trong học phí, thông tin từ Sở GDĐT cũng cho biết, học phí có thể được thay đổi theo từng niên học. Ngoài ra, PGĐ Lê Hoài Nam cũng lưu ý: Những thay đổi này đang dừng ở giai đoạn “đề án”, hiện đang trình UBND TP xem xét và có thể thay đổi, bổ sung và hoàn thiện trước khi được áp dụng trong thực tế.
Video đang HOT
HS Trường THPT Đa Phước – loại hình trường sẽ áp dụng học phí theo đề án mới nếu UBND TP thông qua. Ảnh: Thanh Uyên
Ngoài công lập: Tăng ít nhất 10%
Liên quan đến vấn đề học phí của các trường phổ thông ngoài công lập, trong đợt công bố danh sách và chỉ tiêu tuyển sinh niên học 2012 – 2013 của từng trường vừa được Sở GDĐT thông báo cuối tháng 4 cũng cho thấy, hầu hết học phí đều tăng, ít nhất 10%. Theo quy định, mức học phí của khối trường ngoài công lập, các trường được tự quyền “định đoạt” và có sự thỏa thuận với phụ huynh học sinh. Sở GDĐT chỉ “định hướng” và đề nghị các trường nên ổn định mức học phí, không tăng đột ngột để tránh ảnh hưởng đến HS.
Ghi nhận thực tế tại một số trường trong thời điểm tuyển sinh cho niên khóa 2012 – 2013 đều gia tăng. Cụ thể, với những trường tạm gọi là “tốp trên” thì mức học phí khá ổn định và dừng ở mức chấp nhận được, chỉ dao động trong khoảng 10- 20% và dừng ở mức 1,5 – xấp xỉ 2 triệu đồng/HS/tháng. Ở những trường “tốp giữa”, đồng thời là những trường có mức học phí vốn đã được đánh giá là khá cao (niên học 2011-2012 đã ở mức trên 2 triệu đồng) thì niên học này đã có tỉ lệ tăng hơn 50%, ở mức 3,8 triệu đến xấp xỉ 7,4 triệu đồng/HS/tháng. Cá biệt, có một số trường có tỉ lệ tăng cao “khủng” lên đến 100% như trường Phan Bội Châu, tăng xấp xỉ 1 triệu đồng/HS/tháng lên gần 2,4 triệu đồng/HS/tháng.
Theo lao động
Đến 2015, tất cả các trường ĐH phải chuyển sang đào tạo tín chỉ
Ngày 7/5, Bộ GD-ĐT công bố chương trình hành động giai đoạn 2011 - 2016. Theo đó, Bộ yêu cầu đến năm 2015, tất cả các trường ĐH chuyển hoàn toàn sang đào tạo theo học chế tín chỉ.
Với mục tiêu chung của giai đoạn 2011 - 2016 là đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.
Theo đó, Bộ GD-ĐT tập trung thực hiện 11 nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể, triển khai đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục; Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá ở tất cả các cấp học, trình độ đào tạo; Tăng cường công tác giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên; Công tác kế hoạch, tài chính và tăng cường cơ sở vật chất; Đẩy mạnh đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội; Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và đào tạo nguồn nhân lực về CNTT; Tăng cường hỗ trợ giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và người học được ưu tiên; Đẩy mạnh xã hội hóa, xây dựng xã hội học tập; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục.
Các mục tiêu cụ thể cần đạt vào năm 2015: Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non xuống dưới 10%, phấn đấu có 70% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày, 90% số người trong độ tuổi được học THCS, nâng số sinh viên trên một vạn dân lên mức 300; phát triển giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp, bảo đảm tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%...
Về đổi mới chương trình giáo dục ĐH sẽ thực hiện theo hướng gắn với nhu cầu xã hội, tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục ĐH trong việc xây dựng chương trình.
Đặc biệt, đến năm 2015, tất cả các trường ĐH chuyển hoàn toàn sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Bộ chủ trương phát triển các chương trình đào tạo trình độ ĐH theo 2 hướng: nghiên cứu và nghề nghiệp ứng dụng; vận dụng có chọn lọc một số chương trình đào tạo tiên tiến của các ĐH có uy tín trên thế giới vào đào tạo của một số trường ở Việt Nam; thực hiện phân tầng ĐH, đến năm 2015 hình thành nhóm các trường ĐH định hướng nghiên cứu, ĐH định hướng nghề nghiệp ứng dụng, các trường CĐ cộng đồng.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Hà Nội: Các trường phải công khai thông tin tuyển sinh Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, các trường mầm non, tiểu học và THCS bắt đầu tuyển sinh từ ngày 2/7 đến ngày 16/7/2, tuyệt đối không được tuyển sinh trước thời gian quy định. Sau ngày 16/7, những trường chưa đủ chỉ tiêu được giao phải báo để được phê duyệt tuyển bổ sung. Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay,...