Học phí nhóm ngành kinh doanh cao nhất lên đến 60 triệu đồng/năm
Nhóm ngành kinh doanh ở các trường đại học có nhiều mức thu khác nhau. Trong đó, ĐH Ngoại thương thu học phí ngành này hệ chất lượng cao lên đến 60 triệu đồng/năm.
Nhóm ngành Kinh doanh tại ĐH Ngoại Thương có nhiều ngành/ chương trình đào tạo như Quản trị Kinh doanh, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng theo định hướng nghề nghiệp quốc tế, ngành Kinh doanh quốc tế.
Theo đó, mức học phí ĐH Ngoại thương 2022-2023 dự kiến theo từng chương trình đào tạo cụ thể như sau: Chương trình đại trà là 22 triệu đồng/năm, chương trình chất lượng cao là 42 triệu đồng/năm, chương trình tiên tiến 65 triệu đồng/năm.
Các chương trình định hướng nghề nghiệp như chương trình Logistics và quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế, chương trình Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản là 40 triệu đồng/năm. Riêng học phí của chương trình chất lượng cao ngành Quản trị khách sạn, Marketing số, Kinh doanh số là 60 triệu đồng/năm.
Nhóm ngành Kinh doanh của ĐH Thương mại gồm Quản trị kinh doanh, Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Marketing, Kinh doanh quốc tế…
Theo đề án tuyển sinh của ĐH Thương mại, học phí đối với sinh viên chính quy tuyển sinh năm 2022 như sau: Chương trình đào tạo chuẩn từ 23 đến 25 triệu đồng/năm học theo từng ngành (chuyên ngành) đào tạo. Học phí các chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình tích hợp từ 31,25 đến 33,495 triệu đồng/năm theo từng ngành (chuyên ngành) đào tạo.
Theo lộ trình tăng học phí hàng năm do Nhà nước quy định, dự kiến năm 2023, ĐH Thương Mại sẽ áp dụng mức tăng 10%. Tương đương với mức học phí sinh viên chi trả dao động trong khoảng 19,06-40,53 triệu đồng/năm, lộ trình tăng học phí đến năm học 2023-2024 như sau:
Ở Học viện Tài chính, ngành Kiểm toán, Kế toán, Quản trị kinh doanh có học phí chương trình chuẩn dự kiến năm học 2022-2023 là 15 triệu đồng/năm, tương đương với 60 triệu đồng/khóa học.
Nhóm ngành Kinh doanh tại Học viện Ngân hàng bao gồm Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Kế toán.
Video đang HOT
Theo đó, học phí học hệ đại học chính quy (hệ đại trà) do Học viện Ngân hàng cấp bằng năm học 2022-2023 là 9,8 triệu đồng/năm. Học phí chương trình chất lượng cao trong nước khoảng 30 triệu đồng/năm học.
Cụ thể, khối ngành III gồm Tài chính – Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Hệ thống thông tin quản lý, Luật kinh tế với mức học phí là 12,5 triệu đồng/năm.
Nhóm ngành Kinh doanh tại trường ĐH Tài chính – Marketing có nhiều ngành như Quản trị kinh doanh, Marketing, Bất động sản, Kinh doanh quốc tế, Kế toán.
Theo đó, học phí đại học chính quy chương trình đại trà là 19,5 triệu đồng/năm học. Học phí đại học chính quy chương trình chất lượng cao là 36,3 triệu đồng/năm. Học phí đại học chính quy chương trình quốc tế là 55 triệu đồng/năm.
Theo đề án tuyển sinh năm 2022, ĐH Kinh tế Quốc dân dự kiến mức thu 16-22 triệu đồng/năm, áp dụng với sinh viên chính quy được tuyển năm 2022. Với chương trình đặc thù, học phí từ 45 đến 65 triệu đồng. Đây là mức được ĐH Kinh tế Quốc dân áp dụng từ năm 2019 và được giữ ổn định trong suốt 4 năm.
Học phí chương trình đào tạo chất lượng cao của ĐH Kinh tế Quốc dân với nhóm ngành kinh doanh gồm ngành Tài chính, Kế toán, Kinh doanh Quốc Tế, Ngành Phân tích kinh doanh là 6 triệu đồng/tháng.
Năm học 2023-2024, ĐH Kinh tế Quốc dân lên kế hoạch tăng học phí nhưng không tăng quá đột ngột, dự kiến không quá 10%. Trường cũng thông báo lộ trình tăng học phí dự kiến bậc đào tạo đại học ngành Tài chính, Kế toán, Kinh doanh Quốc Tế, Ngành Phân tích kinh doanh như sau:
Dự đoán điểm chuẩn 7 trường đại học ở Hà Nội
Sĩ tử theo dõi thông tin dự báo điểm chuẩn các trường tại đây.
1. ĐH Giao thông vận tải
Trả lời báo chí, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải dự đoán năm nay điểm chuẩn phần lớn các ngành khả năng sẽ giảm so với năm 2021, một số ngành sẽ giảm từ 0,5 điểm trở lên. Tuy nhiên, đây chỉ là những dự đoán theo kinh nghiệm, mang tính tham khảo và không có tính tuyệt đối.
2. ĐH Bách khoa Hà Nội
Năm 2022, chỉ tiêu xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT tại ĐH Bách khoa Hà Nội giảm mạnh, phổ điểm lại cao hơn, do đó, dự báo điểm trúng tuyển vào các ngành sẽ tăng nhẹ.
Đại diện trưởng Phòng Tuyển sinh ĐH Bách khoa Hà Nội nhận định, nhìn chung phổ điểm các môn thi năm nay có phần "nhỉnh" hơn so với năm 2021. Năm 2022, chỉ tiêu xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT tại ĐH Bách khoa Hà Nội giảm mạnh, phổ điểm lại cao hơn, do đó, dự báo khả năng cao điểm trúng tuyển vào các ngành sẽ tăng nhẹ.
3. ĐH Thương mại
Cũng theo thông tin từ báo Tiền Phong, PGS.TS Nguyễn Viết Thái, Trưởng phòng Đối ngoại và Truyền thông Đại Học Thương mại, phân tích, phổ điểm điểm thi tốt nghiệp THPT theo các tổ hợp tập trung nhiều ở ngưỡng 21-26 điểm. Điểm thi môn Ngữ văn cao hơn so với năm 2021, tuy nhiên các môn khác có xu hướng giảm nhẹ.
Năm 2022, ngoài việc bổ sung các phương thức khác như xét kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ kết hợp điểm học bạ, điểm thi Đánh giá năng lực..., trường còn giảm chỉ tiêu cho kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 70% xuống còn 58%. Do đó, theo thầy Thái, điểm chuẩn của trường khả năng sẽ giữ nguyên điểm chuẩn một số ngành hoặc có thể giảm khoảng 0,5 điểm.
4. Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội: Sẽ không biến động nhiều?
Ths Phạm Đỗ Hoài Nam, Phó trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, dự đoán điểm chuẩn năm 2022 sẽ không biến động nhiều so với năm ngoái.
5. Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Trả lời báo Lao động, TS Nguyễn Viết Đăng, Trưởng Ban Quản lý Đào tạo - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cho biết, qua phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay, dự báo điểm chuẩn năm 2022 của một số ngành vào học viện sẽ tăng từ 1 đến 2 điểm.
Đặc biệt, với ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, thí sinh phải đạt từ 24-25 điểm trở lên mới có thể trúng tuyển vào học viện.
Ngoài ra, ngành Thú y cũng được dự đoán là ngành có điểm chuẩn tương đối cao, nhỉnh hơn 1 đến 2 điểm so với năm trước.
6. Đại học Xây dựng Hà Nội
PGS-TS Phạm Xuân Anh - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội - cho biết năm nay Trường Đại học Xây dựng Hà Nội và nhiều trường đại học khác có sự đa dạng hóa phương thức tuyển sinh. Điều này dẫn đến chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển bằng điểm thi sẽ giảm đi.
Dù có yếu tố này tác động, nhưng với kinh nghiệm trong lĩnh vực tuyển sinh, PGS-TS Phạm Xuân Anh dự báo điểm chuẩn vào trường năm nay có xu thế giảm nhẹ so với năm 2021, mức giảm sẽ tùy từng ngành.
7. Đại học Mỏ - Địa chất
Theo thông tin từ VTC News, PGS.TS Nguyễn Việt Hà, Trưởng phòng Truyền thông ĐH Mỏ - Địa chất, cho rằng điểm chuẩn các trường đại học phụ thuộc rất nhiều vào quá trình thí sinh đăng ký, lựa chọn nguyện vọng. Song phổ điểm thi năm nay không có nhiều biến động so với năm 2021, do đó dự báo điểm chuẩn vào các ngành tại ĐH Mỏ - Địa chất cũng sẽ tương đối ổn định, một số ngành có xu hướng "nhích" lên nhưng không đáng kể.
So sánh học phí ngành Quản trị kinh doanh các ĐH phía Bắc Quản trị kinh doanh là ngành học hot trong các kỳ thi xét tuyển đại học nhiều năm qua với điểm chuẩn cao. Học phí ngành này ở các trường ĐH phía Bắc hiện dao động từ khoảng 9,8 - 60 triệu đồng/năm học. Điểm chuẩn năm 2021 ngành Quản trị kinh doanh của một số trường đại học Với những trường có...