Học phí năm học mới tại TP.HCM như thế nào?
TP.HCM sẽ không tăng học phí trong năm học mới. Đó là đề xuất của sở GD&ĐT vừa trình UBND TP.HCM.
Thông tin này được nêu ra tại buổi làm việc giữa sở với Ban Văn hóa xã hội của HĐND TP.HCM về thực hiện chính sách pháp luật trong GD&ĐT sáng 6/6.
Tại đây, ông Dương Trí Dũng, Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính của Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết thời gian qua, sở đã làm việc và lấy ý kiến của các phòng giáo dục 24 quận huyện, các phòng ban chuyên môn của sở về việc xây dựng học phí chuẩn bị cho năm học mới 2017-2018.
Theo đó, sở đề xuất giữ nguyên mức học phí như năm trước. Khối tiểu học không thu học phí.
Hiện sở cũng đã trình kế hoạch này cho UBND TP.HCM để được xem xét phê duyệt. Được biết, mức học phí cũ được chia thành hai nhóm.
Nhóm 1: Các quận nội thành (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức và Bình Tân).
Nhóm 2: Các huyện ngoại thành (Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ và Nhà Bè).
Ảnh minh họa: Pháp Luật TP.HCM.
Theo đó, với nhóm 1, khối nhà trẻ thu 200.000 đồng/tháng/học sinh; mẫu giáo là 160.000 đồng; THCS và bổ túc THCS thu 100.000 đồng/tháng/HS; THPT và bổ túc THPT là 100.000 đồng/tháng/HS.
Video đang HOT
Với nhóm 2, khối nhà trẻ thu 140.000 đồng/tháng/học sinh; mẫu giáo là 100.000 đồng; THCS và bổ túc THCS thu 85.000 đồng/tháng/HS; THPT và bổ túc THPT là 120.000 đồng/tháng/HS.
Nếu không có gì thay đổi, các khoản thu ở các trường tiên tiến theo xu thế hội nhập vẫn tiếp tục thực hiện theo Quyết định 3968 của UBND TP ban hành năm 2015.
Tức là, học phí chính quy là 120.000 đồng/học sinh/tháng. Các khoản thu còn lại được thỏa thuận để đảm bảo các yêu cầu hoạt động thực hiện mô hình tiên tiến nhưng tổng mức thu thỏa thuận không quá 1,5 triệu đồng/học sinh/tháng.
Theo Phạm Anh / Pháp Luật TP.HCM
Trường không thu học phí nếu sinh viên thất nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp trường đào tạo kỹ sư phần mềm ở Mỹ sẽ không phải trả học phí nếu họ không tìm được việc làm. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm.
Học viện App là cơ sở đào tạo kỹ sư phần mềm thông qua khóa đào tạo cường độ lớn kéo dài 12 tuần theo hình thức "hoãn" học phí.
Sinh viên phải đặt cọc một khoản tiền để đảm bảo họ muốn học tập một cách nghiêm túc. Trường sẽ trả lại số tiền này khi họ tốt nghiệp. Đổi lại, sinh viên trả cho trường số tiền tương đương 22% thu nhập của mình trong năm đầu ra trường.
"Phương pháp này cho phép chúng tôi đào tạo nhiều người hơn. Cả trường lẫn sinh viên đều không thiệt thòi", ông Kush Patel - CEO của Học viện App - giải thích.
Song hành cùng rủi ro
Đương nhiên, hình thức hoãn học phí tồn tại rủi ro. Dù vậy, ông Patel cho rằng trường hoạt động rất hiệu quả vì hầu hết sinh viên thường nhận mức lương từ 85.000 USD đến 110.000 USD.
Ông cho biết thêm 70% kỹ sư tốt nghiệp từ App kiếm được việc làm trong vòng 3 tháng sau khi tốt nghiệp. 98% cựu sinh viên được tuyển dụng trong vòng một năm.
Sinh viên sẽ không phải trả học phí nếu họ không kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp. Ảnh: App Academy.
Nếu sinh viên thất nghiệp, Học viện App sẽ không thu học phí của họ.
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất của trường là việc thu học phí không đồng nhất giữa các sinh viên theo một chương trình đào tạo bị coi là trái pháp luật ở bang New York và California - khu vực hoạt động của App.
Theo CEO Patel, học viện đang đàm phán với các nhà chức trách khi mô hình hoãn học phí được đưa ra xem xét ở cả hai bang. Không chỉ đối với học viện App, mô hình này cũng gây tranh cãi ở nhiều trường đại học.
Đại học Purdue (bang Indiana) từng triển khai chương trình "Back a Boiler" cho năm học 2016-2017. Theo đó, trường cho sinh viên năm 3 và 4 hoãn đóng học phí nếu họ chấp nhận trả khoản tiền với tỷ lệ nhất định so với mức lương đạt được trong vòng 10 năm.
Bản "Thỏa thuận chia sẻ lợi nhuận" có hai luồng ý kiến trái chiều. Những người ủng hộ coi đây là biện pháp tốt nhằm giải quyết vấn đề nợ sinh viên. Phe phản đối lại chỉ trích các điều khoản tạo ra quá nhiều sự ràng buộc đối với người học.
Dù dư luận vẫn còn nhiều băn khoăn về hình thức hoãn học phí, ông Patel cho rằng ở Học viện App, mô hình này rất quan trọng đối với những sinh viên không đủ khả năng tài chính. Khoảng 80% kỹ sư tốt nghiệp từ App cho biết họ vốn không đủ tiền để theo học trường khác.
"Chính sách hoãn học phí có ý nghĩa lớn với tôi. Nó đã hoàn toàn thay đổi cuộc đời tôi", Bethany Hylan - cựu sinh viên học viện - nói.
Nhờ có thể "vay" quá trình học tập tại đây, cô kiếm được công việc tử tế, đủ để trả nợ sinh viên cùng khoản học phí do App ứng trước.
Tỷ lệ trúng tuyển 3%
Không chỉ Bethany mà rất nhiều sinh viên có hoàn cảnh tương tự đã nhận sự trợ giúp từ App. Ông Patel và nhà đồng sáng lập Ned Ruggeri đã mở Học viện App với ý tưởng đào tạo người mới từ đầu.
Họ không tìm kiếm học viên đã học qua chương trình khoa học máy tính hay có kinh nghiệm làm việc ở lĩnh vực này. Thay vào đó, họ cần những người có ý thức tự học tốt.
Trong 9 tuần đầu tiên của khóa học tại App, sinh viên bắt đầu với các chương trình máy tính cơ bản và nhanh chóng học các kỹ năng cần thiết để thiết kế website cũng như phát triển ứng dụng hoàn chỉnh.
Trong 3 tuần còn lại, họ tập trung tìm việc. Sinh viên học tiếp các chương trình lập trình và được đào tạo các kỹ năng cần thiết như cách viết hồ sơ, đơn xin việc, kỹ năng trả lời phỏng vấn, thỏa thuận lương, thưởng.
Mỗi năm, Học viện App tiếp nhận khoảng 20.000 hồ sơ ứng tuyển nhưng chỉ nhận khoảng 3% trong số đó.
Ông Patel cho biết hình thức hoãn học phí thu hút số lượng lớn người ứng tuyển. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng đào tạo, trường phải tiến hành sàng lọc cẩn thận.
Theo Zing
10 trường có học phí đắt nhất thế giới 8 trong 10 trường có học phí cao nhất thế giới nằm ở Thụy Sĩ. Đây là nơi tầng lớp giàu có hay gia đình hoàng gia các nước chọn gửi con theo học. Trường La Rosey, Thụy Sĩ, học phí 106.400 USD/năm. Trường thành lập năm 1967, đào tạo học sinh từ 7 đến 18 tuổi đến từ hơn 60 quốc gia....