Học phí Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2020 dự kiến
Học phí Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2020: Học viện Báo chí và Tuyên truyền vừa thông báo mức học phí các ngành đào tạo năm học 2020-2021 dự kiến.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền vừa thông báo mức học phí các ngành đào tạo năm học 2020-2021 dự kiến. Ảnh minh họa
Cụ thể như sau:
Các ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị ( Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh) được miễn học phí.
Hệ đại trà: 276.000đ/tín chỉ (chương trình toàn khóa 142 tín chỉ).
Hệ chất lượng cao: 771.200đ/tín chỉ (tạm tính – chưa bao gồm 12 tín chỉ Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng – An ninh).
Video đang HOT
Lộ trình tăng học phí cho từng năm là tối đa 10%.
Được biết, chỉ tiêu tuyển sinh năm 2020 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.950, trong đó Xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT: 70% chỉ tiêu.
Điểm sàn của trường năm 2020 đối với các ngành có tổ hợp môn chính nhân hệ số 2 (tổng điểm 3 môn đã nhân hệ số): 22,0 điểm, các ngành còn lại: 16,0 điểm.
Dự kiến, 5/10, điểm chuẩn Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2020 được công bố.
Năm ngoái, điểm chuẩn trúng tuyển Học viện Báo chí và Tuyên truyền từ 16 đến 34 điểm. Tổ hợp D78 của Ngành Quanh hệ công chúng có điểm chuẩn cao nhất là 34 điểm.
Điểm sàn ba đại học, học viện tại miền Bắc
Điểm sàn cao nhất của Đại học Kiến trúc Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đại học Hàng hải Việt Nam là 22, còn lại phổ biến 14-16.
Ảnh minh họa
Theo thông báo ngày 17/9 của Đại học Kiến trúc Hà Nội, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) của trường từ 15,5 đến 22. Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng, Xây dựng công trình ngầm đô thị, Kỹ thuật cấp thoát nước... có điểm sàn thấp nhất.
Bốn ngành gồm Kiến trúc, Quy hoạch vùng và đô thị, Kiến trúc cảnh quan, Chương trình tiên tiến ngành Kiến trúc lấy điểm sàn 22. Các ngành này có tổ hợp xét tuyển V00 (Toán, Vật lý, Vẽ mỹ thuật), trong đó môn năng khiếu hệ số hai.
Đại học Kiến trúc Hà Nội tuyển 2.230 sinh viên cho 19 ngành và chuyên ngành, trong đó 50 chỉ tiêu cử tuyển, bằng với năm ngoái. Trường tuyển sinh theo ba phương thức, gồm xét tuyển học bạ, dựa vào kết quả thi THPT quốc gia và thi năng khiếu.
Năm 2019, Thiết kế đồ họa lấy điểm chuẩn cao nhất (20,5), sau đó là Thiết kế thời trang 19,25. Với nhóm có môn Vẽ mỹ thuật nhân hệ số 2, điểm chuẩn dao động 20-26,5.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng có ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tương tự khi lấy 22 điểm với các ngành có môn nhân hệ số 2, còn lại 16. Ngoài việc phải vượt qua mức này, thí sinh phải đạt điểm trung bình học tập từng năm bậc THPT từ 6 trở lên, hạnh kiểm từ khá trở lên.
Năm nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tuyển 1.950 chỉ tiêu, tiếp tục tổ chức thi năng khiếu báo chí với sáu chuyên ngành thuộc khối nghiệp vụ. Truyền thông đại chúng và Quản lý kinh tế cùng lấy 100 chỉ tiêu, còn lại ở mức 40-80.
Năm 2019, chuyên ngành Báo truyền hình tổ hợp Văn, Năng khiếu báo chí, Khoa học xã hội của trường lấy điểm cao nhất là 24. Các ngành thuộc khối lý luận lấy điểm chuẩn 16-18 như Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Đại học Hàng hải Việt Nam lấy điểm sàn từ 14 đến 22 cho 46 chuyên ngành tuyển sinh năm 2020. Mức điểm này là tổng điểm ba môn theo thang 30, không môn nào nhân hệ số, được xác định theo ngành và không phân biệt tổ hợp xét tuyển.
Kinh tế vận tải biển, Logistics và chuỗi cung ứng, Kinh tế ngoại thương là ba ngành có điểm sàn 22, một số ngành thuộc nhóm kinh tế - luật, kỹ thuật lấy 20, còn lại phổ biến 14-16.
Năm 2020, Đại học Hàng hải Việt Nam thông báo tổ chức thi riêng, sau đó hủy và chủ yếu vẫn sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Trường tuyển 3.200 chỉ tiêu tại 46 chuyên ngành thuộc sáu nhóm là kỹ thuật và công nghệ, ngoại ngữ, kinh tế và luật, chất lượng cao, tiên tiến và chọn.
Năm ngoái, ngành Logistics và chuỗi cung ứng của Đại học Hàng hải Việt Nam có điểm chuẩn dẫn đầu là 22, kế đó là Kinh tế ngoại thương 21,25. Một số ngành có điểm trúng tuyển 14 là Máy tàu thủy, Thiết kế tàu và công trình ngoài khơi...
Trường ĐH chuyển sang dạy trực tuyến Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhiều trường đại học đồng loạt thông báo chuyển sang giảng dạy trực tuyến hoặc cho sinh viên tạm nghỉ học, không đến trường trong thời gian tới. Sinh viên một trường ĐH tại TP.HCM trong lớp học giãn cách phòng chống Covid-19 - ẢNH: HÀ ÁNH Lâm sàng cũng dạy trực tuyến Hiện...