Học phí đại học sẽ tăng hơn 3 lần?
Hôm qua 29.11, Bộ Tài chính và Bộ GD-ĐT tổ chức hội thảo bàn về việc đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ sở giáo dục đại học (GDĐH). Các chính sách về đầu tư và học phí đã được đưa ra xem xét với rất nhiều kiến nghị cần tăng học phí GDĐH.
Học phí thấp, chất lượng thấp?
Tại hội thảo, đa số ý kiến của các đại biểu đều cho rằng một nguyên nhân dẫn đến chất lượng GDĐH thấp là do mức học phí thấp. Tiến sĩ Nguyễn Trường Giang, Vụ Hành chính sự nghiệp – Bộ Tài chính, cho biết hiện nay học phí mới đáp ứng một phần chi phí cần thiết để cung cấp dịch vụ đào tạo ĐH, nên chưa tạo điều kiện cho GDĐH phát triển, ảnh hưởng đến chất lượng. Việc duy trì mức học phí thấp dẫn đến phần lớn các cơ sở đào tạo công lập không đáp ứng đủ tiêu chí về cơ sở vật chất để đảm bảo chất lượng. Do bị khống chế về trần học phí nên để có thêm nguồn thu, các cơ sở GDĐH công lập buộc phải tăng số lượng và quy mô sinh viên (SV), mở rộng các loại hình đào tạo không chính quy, liên kết đào tạo… nhưng việc mở rộng quy mô không tương xứng với năng lực đào tạo của nhà trường nên đã làm giảm chất lượng đào tạo.
Xin được tự xác định mức thu học phí GS-TS Hoàng Văn Châu, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương, kiến nghị: “Để thực hiện được chính sách xã hội hóa giáo dục, đồng thời đảm bảo tự chủ chi thường xuyên, trường đề nghị nhà nước cho phép được tự xác định mức học phí như trường ĐH thuộc doanh nghiệp nhà nước”. Ý kiến này được nhóm tư vấn chính sách của Bộ Tài chính đồng tình.
Điều đáng lưu ý là việc tăng quy mô đó còn ảnh hưởng trực tiếp đến suất đầu tư cho một SV của nhà nước. Ông Giang ví dụ: theo tốc độ tăng bình quân của ngân sách nhà nước cho GDĐH năm 2010 là 7,15 triệu đồng/SV/năm, nhưng thực tế phần lớn các cơ sở GDĐH công lập đều không đảm bảo mức phân bổ này. Có những trường chỉ đầu tư khoảng 3 triệu đồng/SV/năm. Nguyên nhân là muốn tăng nguồn thu, các trường càng mở rộng quy mô thì định mức phân bổ chi ngân sách nhà nước tính trên 1 SV ngày càng giảm… Ông Giang nói: “Chúng ta luôn yêu cầu các trường phải nâng cao chất lượng, nhưng chúng ta giữ nguyên mức trần học phí trên 10 năm không thay đổi, trong khi mọi chi phí trong thời gian đó đều tăng cao thì rất khó để cho các trường nâng cao chất lượng đào tạo, trong khi suất đầu tư trên 1 SV thì không tăng, thậm chí lại còn giảm”.
Đầu tư ngược cho người giàu
Nhận định về chính sách học phí hiện nay, Giáo sư Phạm Phụ (Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) cho rằng: “Chính sách học phí thấp thường lại làm cho mất công bằng xã hội nhiều hơn. Ví dụ, chi phí đơn vị (suất đầu tư cho 1 SV – PV) là 10 triệu đồng, học phí là 3 triệu đồng thì ngân sách nhà nước là 7 triệu đồng. Nhưng ở GDĐH, tỷ lệ SV thuộc tầng lớp trên (nhà giàu) chiếm phần lớn, nên tiền trợ cấp trong đó chủ yếu lại chạy vào các tầng lớp dân cư giàu có”.
Video đang HOT
Theo ý kiến của các chuyên gia giáo dục, học phí trường ĐH công lập phải tăng thì mới đáp ứng được chi phí đào tạo.
Tiến sĩ Nguyễn Trường Giang cũng đồng ý với quan điểm này. Ông nói: “Việc duy trì mức học phí thấp dưới mức chi phí đào tạo được áp dụng đồng đều cho tất cả SV nhập học, dẫn đến chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với người học được thực hiện mang tính chất bình quân, cào bằng đối với tất cả SV, không có sự phân biệt giữa SV thuộc gia đình nghèo với SV thuộc gia đình trung lưu. Trong khi đó, thực tế cho thấy tỷ lệ SV của các gia đình trung lưu chiếm đa số trong các cơ sở GDĐH. Điều này dẫn đến một thực tế là chính sách học phí thấp của chúng ta đang trợ cấp ngược cho nhà giàu!”. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là: con nhà giàu học giỏi cũng cần phải được xã hội quan tâm chăm sóc và khích lệ.
Học phí sẽ phải tăng lên hơn 3 lần
Hầu hết các ý kiến tham luận tại hội thảo đều cho rằng mức học phí cần phải tăng lên để “tính đủ” cho chi phí đào tạo. TS Nguyễn Trường Giang nói: “Đối với GDĐH, việc tính đủ học phí là cần thiết, phù hợp với thông lệ quốc tế về GDĐH. Học ĐH để có nghề, tạo thu nhập kiếm sống nuôi bản thân và gia đình nên người học phải đóng đủ học phí”. Nhiều chuyên gia GDĐH cũng có chung quan điểm này. Theo tính toán của GS Phạm Phụ thì phải tăng hơn 3 lần so với mức học phí hiện nay mới đảm bảo chi phí đào tạo.
“”Chúng ta luôn yêu cầu phải nâng cao chất lượng, nhưng chúng ta giữ nguyên mức trần học phí trên 10 năm, thì rất khó để các trường nâng cao chất lượng đào tạo”" -Tiến sĩ Nguyễn Trường Giang, Vụ Hành chính sự nghiệp – Bộ Tài chính
Để đảm bảo công bằng, việc đầu tư từ ngân sách nhà nước cần có sự thay đổi. Theo báo cáo của nhóm tư vấn chính sách và nhóm nghiên cứu Vụ Hành chính sự nghiệp – Bộ Tài chính, cần phải đổi mới cơ cấu đầu tư từ ngân sách nhà nước. Từng bước giảm dần chi ngân sách cho bộ máy và hoạt động thường xuyên của các trường, tiến tới các trường tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên. Ngân sách nhà nước tập trung đầu tư cơ sở vật chất và đối tượng SV diện chính sách, SV cử tuyển, đào tạo một số chuyên ngành theo đặt hàng của nhà nước.
Kết luận hội thảo, GS-TSKH Bùi Văn Ga – Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đã đồng tình với những giải pháp đổi mới cơ chế tài chính mà các đại biểu đề xuất. Thứ trưởng Ga nhấn mạnh: “Sẽ điều chỉnh mức thu học phí theo tinh thần Nghị định 43 là nhà nước hỗ trợ đối tượng chính sách, nâng cao hỗ trợ kinh phí trực tiếp cho người học”.
Theo Vũ Thơ (Thanh Niên)
Năm 2011: Học phí đại học mỗi trường một kiểu
Năm 2011, nhiều trường đại học ngoài công lập đã công bố mức học phí. Mỗi trường một kiểu, phía Bắc tuy học phí không tăng nhiều nhưng mỗi trường một giá, trong khi đó phía Nam đa số các trường đồng loạt tăng học phí.
ĐH phía Bắc: Học phí mỗi trường một giá
Có lẽ khoa Quốc tế - ĐH Quốc gia Hà Nội là đơn vị duy nhất công bố học phí tính theo USD. Chương trình do ĐHQGHN cấp bằng: Kinh doanh quốc tế: 1800 USD/năm. Kế toán, phân tích và kiểm toán: 1300 USD/năm.
Chương trình do ĐH nước ngoài cấp bằng: Kế toán (honours): 2800 USD/năm. Khoa học Quản lí: 2800 USD/năm. Bác sỹ Nha khoa: 3300 EUR/năm. Kinh tế - Quản lí: 1800 EUR/năm. Kinh tế - Tài chính, Trung Y - Dược, Hán ngữ, Giao thông: 800 USD/năm. Chương trình dự bị đại học: Tiếng Anh: 1000 USD/học kỳ. Tiếng Nga: 500 USD/học kỳ. Tiếng Pháp: 550 EUR/học kỳ. Tiếng Trung Quốc: 400 USD/học kỳ.
Mặc dù giá cả có nhiều biến động nhưng nhiều trường ngoài công lập năm nay không tăng học phí như ĐH Chu Văn An, mức học phí không tăng so với năm trước: hệ ĐH các ngành 101, 102, 105, 106: 650.000 đ/tháng. Các ngành khác: 590.000 đ/tháng. Hệ CĐ: ngành C65: 520.000 đ/tháng. Các ngành khác: 490.000 đ/tháng/; ĐH Công nghệ Đông Á: Học phí: 6.000.000-8.000.000đồng/năm; ĐH Công nghệ Vạn Xuân: hệ ĐH: 6.000.000đồng/năm; hệ CĐ: 4.000.000đồng/năm. Trường ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị lại giảm hơn chút so với năm trước với mức học phí: 850.000 đ/sinh viên/tháng, trong khi đó năm 2010 là 1.100.000đ; ĐH Dân lập Hải Phòng, đưa ra học phí năm học 2011-2012: 790.000 đồng /1 tháng. Học sinh đạt khá và giỏi ở THPT có NV1 thi vào trường đạt điểm thi tuyển sinh từ 21 hoặc 24 trở lên sẽ được hưởng học bổng tương đương với 80% hoặc 100% học phí của trường trong suốt 4 năm. ĐH Dân lập Lương Thế Vinh: Mức học phí hệ ĐH: 550.000đ/tháng; hệ CĐ: 500.000đ/tháng.ĐH Hoa Hà Tiên: Mức học phí đối với hệ ĐH là 500.000đ/ 1 tháng, hệ CĐ là 400.000đ/tháng. ĐH Nguyễn Trãi: Học phí chương trình đào tạo ĐH: 1.500.000đ/tháng (mỗi năm học tính 10 tháng).
Trong khi đó, nhiều trường đã tăng học phí như ĐH Dân lập Đông Đô, học phí tăng hơn năm trước, học phí các ngành 101, 102, 103, 104, 701, 704 mức thu 720.000 đ/tháng, các ngành còn lại 700.000 đ/tháng. Mỗi học kỳ 5 tháng (10 tháng/năm học). ĐH Dân lập Phương Đông: Mức học phí năm thứ nhất từ 6.650.000đ/năm đến 8.150.000đ/năm (tùy theo ngành học). Các năm sau, mỗi năm sẽ tăng khoảng 10% so với năm học trước (thu theo số Tín chỉ thực học).ĐH Đại Nam, tăng học phí với các ngành: Tài chính Ngân hàng: 1.180.000đ/tháng; ngành Kế toán, Quản trị kinh doanh: 1.080.000 đ/ tháng. Các ngành còn lại: 980.000đ/tháng (giữ như năm 2010). Học phí hệ CĐ: 800.000 đ/ tháng. ĐH Hòa Bình: mức học phí bình quân là 795.000đ / tháng (đối với hệ ĐH chính quy); 645.000đ/tháng (đối với hệ CĐ chính quy). ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội: mức học phí 1 năm: 8.400.000 đ (140.000 đ/1 đơn vị học trình).
ĐH Thăng Long: Học phí năm 2011 tăng hơn so với năm trước, các ngành Kế toán, Tài chính - Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Quản lí bệnh viện, Y tế công công, Công tác xã hội, Việt Nam học: 16.000.000 đồng/năm. Các ngành Toán ứng dụng, Khoa học máy tính, Truyền thông và mạng máy tính, Hệ thống thông tin quản lí, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật Bản; Ngôn ngữ Trung Quốc: 16.500.000 đồng/năm. Ngành Điều dưỡng: 16.500.000 đồng/năm.
Đặc biệt, ĐH Quốc tế Bắc Hà, học phí năm nay nhiều thay đổi, học phí ĐH lại giảm đổi chút, các ngành kinh tế: 15.000.000đ/1 năm (năm 2010: 18.000.000đ); Các ngành kĩ thuật: 16.000.000đ/1 năm (năm 2010: 20.000.000đ); học phí CĐ cũng giảm mỗi ngành 1 triệu, ngành kinh tế: 8.000.000đ/1 năm; Các ngành kĩ thuật: 9.000.000đ/1 năm. ĐH FPT: học phí trọn gói khoảng 20 triệu đồng/ học kì.
ĐH phía Nam: Đua nhau tăng
Học phí Trường ĐH Bà Rịa - Vũng tàu năm nay cũng tăng hơn đôi chút, học phí: ĐH: 660.000đ/ tháng (3.300.000đ/ học kỳ 1); CĐ: 540.000đ/ tháng (2.700.000đ/ học kỳ 1). ĐH Công Nghệ Sài Gòn cũng tăng nhẹ, trường thu học phí theo kỳ: Mức học phí ĐH khối ngành Kĩ thuật (trừ ngành Công nghệ thực phẩm): 4.700.000đồng/học kì. Ngành Công nghệ thực phẩm: 5.900.000 đồng/học kì. Khối ngành Quản trị kinh doanh: 4.600.000 đồng/học kì. Khối ngành Mĩ thuật công nghiệp: 5.900.000 đồng/học kì. ĐH Dân lập Lạc Hồng, Học phí 770.000 đồng/1 tháng. Hệ CĐ: Khối ngành Kĩ thuật (trừ ngành Công nghệ thực phẩm): 4.100.000đồng/học kì. Ngành Công nghệ thực phẩm: 5.200.000 đồng/học kì. Khối ngành Quản trị kinh doanh: 3.900.000 đồng/học kì. Khối ngành Mĩ thuật công nghiệp: 5.200.000 đồng/học kì.
Trường ĐH Hoa Sen, năm học tới, mức học phí của trường sẽ lên 3 triệu đồng/tháng đối với bậc ĐH. Một số ngành nếu sinh viên chọn chương trình học bằng tiếng Anh lên đến 3,3 triệu đồng/tháng, chương trình chính quy hợp tác quốc tế (ĐH Lyon 1, ĐH Paris Est, Viện Mod'Art), học phí sẽ là 3,3 triệu - 5,2 triệu đồng/tháng. Đối với bậc CĐ, mức học phí là 2,5 triệu đồng/tháng. ĐH Công nghệ Thông tin Gia Định: hệ ĐH: 9.000.000 đồng/năm. Hệ CĐ: 8.000.000 đồng/năm.
Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn tăng mức học phí lên cao so với năm 2010: từ 37.000.000 - 42.550.000 đồng/năm lên 41.800.000 - 48.081.500 đồng/năm cho chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt. Học phí của chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh từ 96.200.000 - 105.450.000 đ/năm lên khoảng 108.706.000 - 119.158.500 đồng/năm. Trường ĐH Tân Tạo dự kiến 3.000 USD/năm, theo lãnh đạo trường này, đây là mức học phí đã được Tập đoàn Tân Tạo hỗ trợ khoảng 16.000-24.000 USD.
Trường ĐH Hùng Vương tăng học phí từ 8 triệu đồng/năm lên 12 triệu đồng/năm. ĐH Dân lập Phú Xuân cũng tăng, hệ ĐH từ 5.200.000 (năm 2010) lên 6.000.000 đ/năm học (2011-2012); hệ CĐ: 5.500.000 đ/năm học (2011-2012). ĐH Ngoại ngữ tin học TP.HCM đã tăng học phí so với năm 2010, hệ ĐH: 13.225.000 đồng; hệ CĐ: 12.995.000 đồng. Trường ĐH Tây Đô cũng tăng học phí so với năm 2010: Học phí các ngành hệ ĐH: Các ngành (401), (402), (403), (605), (602): 7.000.000 đ/năm. Ngành (701): 7.500.000đ/năm. Ngành (304): 8.500.000đ/năm. Các ngành: (101), (108), (112): 8.000.000đ/năm. Học phí các ngành hệ Cao đẳng: Các ngành: (C65), (C66): 6.500.000đ/năm. Các ngành: (C67), (C68): 6.000.000đ/năm.
Theo Dân Trí
Nhiều nơi tăng học phí gấp 6 lần Năm học 2011 - 2012, các tỉnh Hà Tĩnh, Bạc Liêu, Hưng Yên... đã có quyết định tăng học phí. Trong đó, Hà Tĩnh và Bạc Liêu có cấp học, học phí tăng gấp 6 lần. Các tỉnh: tăng mạnh Bắt đầu từ năm học 2011-2012, tỉnh Hà Tĩnh áp dụng mức học phí cho các bậc học phổ thông theo 3 vùng:...