Học phí Đại học Bách Khoa Hà Nội và Học viện Ngân Hàng năm 2020
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và Học viện Ngân Hàng mới đây đã công bố mức học phí các ngành đào tạo dành cho tân sinh viên năm 2020.
Học phí Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2020
Học phí dự kiến với sinh viên chính quy; lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm (nếu có). Mức học phí đối với sinh viên đại học chính quy của Trường ĐHBK Hà Nội được xác định theo từng khóa, ngành/chương trình đào tạo căn cứ chi phí đào tạo, tuân thủ quy định của Nhà nước.
Đối với khóa nhập học năm 2020 (K65), học phí của năm học 2020-2021 như sau:
Các chương trình chuẩn: 20 đến 24 triệu đồng/năm học (tùy theo từng ngành)
Các chương trình ELITECH: 30 đến 36 triệu đồng/năm học, riêng các chương trình Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (IT-E10, IT-E10x), công nghệ thông tin Việt -Pháp (IT-EP, IT-Epx)và Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (EM-E14, EM-E14x) có học phí 50 triệu đồng/năm học.
Chương trình song bằng Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế (FL2): 42 -45 triệu đồng/năm học (đã bao gồm phí ghi danh).
Các chương trình đào tạo quốc tế: 25 đến 30 triệu đồng/học kỳ (riêng chương trình TROY-BA và TROY-IT một năm học có 3 học kỳ). Mức học phí có thể được điều chỉnh cho các năm học sau, nhưng không tăng quá 8% mỗi năm.
Ảnh minh họa
Học phí năm 2020 Học viện Ngân Hàng
Học phí các hệ, ngành đào tạo của trường cụ thể như sau:
Video đang HOT
Hệ Đại học chính quy: khoảng 9,8 triệu đồng/năm; Cư nhân quôc tê CityU, Hoa Kỳ:
Đối với sinh viên học tập 03 năm tại Học viện Ngân hàng và năm cuối học tại ĐH CityU (mã ngành: NHH 7340101_IU) học phí 40 triệu đồng/năm cho 03 năm đầu học tại Việt Nam, học phí năm cuối theo quy định của trường ĐH CityU, Seattle (Hoa Kỳ) khoảng 580 triệu đồng (sinh viên tốt nghiệp được cấp 02 bằng của Đại học CityU và Học viện Ngân hàng)
Đối với sinh viên học tập 04 năm tại Học viện Ngân hàng (mã ngành: NHH 7340101_IV) học phí 40 triệu đồng/năm (sinh viên tốt nghiệp được cấp 01 bằng của Học viện Ngân hàng)
Cư nhân quôc tê Sunderland, Vương quốc Anh:
Đối với sinh viên học 3 năm tại Học viện Ngân hàng 1 năm tại nước ngoài: khoảng 58 triệu đồng/năm cho 3 năm tại Học viện Ngân hàng, học phí năm cuối theo quy định của trường Đại học Sunderland (Anh) khoảng 330 triệu đồng.
Đối với sinh viên học 4 năm tại Học viện Ngân hàng: 315 triệu đồng cho 4 năm tại Học viện Ngân hàng.
Cử nhân chương trình Việt- Nhật: học phí khoảng 108 triệu/4 năm học tại Học viện Ngân hàng. Sinh viên tốt nghiệp khi đủ chứng chỉ chuẩn Nhật Bản sẽ được Học viện O’Hara hỗ trợ chuyển tiếp học bậc cao hơn hoặc làm việc tại Nhật Bản.
Chương trình Chất lượng cao: học phí khoảng 120 triệu cho 4 năm học tại Học viện Ngân hàng.
Học phí các trường top đầu Hà Nội: Đại học Kinh tế Quốc dân có ngành lên tới 80 triệu đồng
Trong đề án tuyển sinh đại học chính quy năm 2020, nhiều trường đại học công lập ở Hà Nội công bố mức học phí tăng so với các năm học trước. Đáng chú ý, nhiều trường có ngành đào tạo chất lượng cao lên tới 40 - 80 triệu đồng/ năm.
Đại học Bách khoa Hà Nội
Mới đây đại học Bách khoa vừa công bố học phí cho sinh viên khóa mới năm học 2020 - 2021. Theo đó, chương trình đào tạo chuẩn có mức học phí khoảng 20 - 24 triệu đồng/ năm (tùy theo từng ngành).
Mức học phí quy định đối với chương trình tiên tiến về Khoa học Dữ liệu và Trí tuệ Nhân tạo (IT - E10) trong khoảng từ 45 - 50 triệu đồng/ năm. Đây là chương trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh, bắt đầu tuyển sinh 40 chỉ tiêu vào năm 2019 vừa qua với mức điểm chuẩn là 27 điểm.
Được biết các năm học trước, đại học Bách khoa Hà Nội có mức học phí của chương trình đào tạo chuẩn nằm trong khoảng từ 15 đến 20 triệu đồng/ năm, chương trình tiên tiến có mức học phí bằng 1,3 đến 1,5 lần chương trình chuẩn cùng ngành.
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Năm 2020, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tuyển 1.850 chỉ tiêu cho 31 ngành/chương trình đào tạo, trong đó có 2 ngành học mới là ngành Hàn Quốc học và Văn hóa học.
Mức học phí dự kiến năm học 2020 - 2021 của trường từ 9,8 - 35 triệu đồng/ năm. Cụ thể:
- Các chương trình đào tạo chuẩn (trừ ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn): 980.000đ/ tháng (9.800.000đ/ năm), tương đương 270.000đ/ tín chỉ.
- Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn: 1.170.000đ/ tháng (11.700.000đ/ năm), tương đương 270.000đ/ tín chỉ.
- Các chương trình đào tạo chất lượng cao (thu học phí tương ứng với chất lượng đào tạo): 3.500.000đ/ tháng (35.000.000đ/ năm).
ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội có mức học phí năm 2020 - 2021 tăng so với năm học trước.
Có thể thấy, mức học phí dự kiến năm học 2020 - 2021 của trường đã tăng so với năm học trước ở các chương trình đào tạo chuẩn và ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn.
Cụ thể, năm học 2019-2020, học phí các chương trình đào tạo chuẩn là 890.000đ/ tháng; ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn và các chương trình đào tạo chất lượng cao theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội là 1.060.000đ/ tháng.
ĐH Kinh tế quốc dân
Năm 2020, học phí các chương trình tiên tiến, chất lượng cao hoặc học bằng tiếng Anh của Đại học Kinh tế quốc dân dao động 40 - 80 triệu đồng/ năm.
Ngành có mức học phí cao nhất 80 triệu đồng/ năm là Khởi nghiệp và phát triển kinh doanh (B-BAE) - Viện Đào tạo quốc tế. Trong hai năm đầu, mỗi năm sinh viên theo học ngành này sẽ phải đóng 80 triệu đồng, hai năm cuối mỗi năm 40 triệu đồng.
Học phí các chương trình tiên tiến, chất lượng cao hoặc học bằng tiếng Anh của Đại học Kinh tế quốc dân năm 2020-2021.
Bên cạnh đó, học phí chương trình đào tạo đại trà của trường không tăng so với năm học 2019 - 2020, giữ ở mức 14 - 19 triệu đồng/năm. Nếu nộp theo tháng, mức thu bằng 1/10 học phí cả năm.
Đại học Ngoại thương
Học phí dự kiến của Trường ĐH Ngoại thương năm học 2020 - 2021 đối với chương trình đại trà là 18,5 triệu đồng/ năm.
Đại học Ngoại thương giữ nguyên mức học phí so với năm học trước.
Học phí chương trình chất lượng cao, chương trình Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến của Nhật Bản, chương trình Kế toán - Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA, chương trình Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế dự kiến là 40 triệu đồng/ năm. Học phí chương trình tiên tiến dự kiến là 60 triệu đồng/ năm.
Dự kiến, mức học phí của Đại học Ngoại thương được điều chỉnh không quá 10%/năm.
Xét tuyển đại học 2020: Cẩn trọng để không 'giữa đường đứt gánh' Quan điểm trường công học phí thấp đã không còn đúng thực tế khi những năm gần đây, hàng loạt trường đại học tăng học phí theo cơ chế tự chủ tài chính, thu đủ bù chi. Vì vậy, theo các chuyên gia giáo dục, thí sinh cần tỉnh táo chọn trường, tìm hiểu chi tiết lộ trình tăng học phí của trường...