Học phí cao vời vợi, ra trường lương bác sĩ không như mong đợi
Sinh viên ngành y có muôn vàn áp lực khi chi phí học tập cao, thời gian đào tạo kéo dài nhưng mức lương bác sĩ mới ra trường lại “bèo bọt” đến khó ngờ.
Lương bác sĩ mới ra trường là 3.486.600 đồng (chưa trừ bảo hiểm xã hội). Ảnh: LĐO
Đau đầu vì chuyện học phí tăng, một sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội cho biết: “Tính riêng học phí đã là một áp lực kinh tế rất lớn, chưa kể chi phí học tập khác như tài liệu, giáo trình, chi phí ăn ở, dụng cụ thực hành và học thêm tiếng Anh. Dù rất muốn đi làm thêm nhưng vì sáng đi lâm sàng, chiều đi học, tối trực, cuối tuần thi nên mọi chi phí đều do bố mẹ chu cấp”.
Theo chia sẻ của nữ sinh, bắt đầu từ năm học này, học phí sẽ là 12.250.000 đồng/kỳ đối với hệ bác sĩ (6 năm), tương đương 24.500.000 đồng/năm. Mỗi năm học phí tăng thêm 10%, tính ra 6 năm học sẽ hết gần 200.000.000 đồng.
Video đang HOT
“Áp lực đang đè nặng lên vai bố mẹ em. Đầu tư tiền bạc, thời gian, công sức nhưng thu nhập sau khi ra trường chỉ ở mức 5-6 triệu đồng. Thật sự em rất buồn” – nữ sinh chia sẻ.
Còn Hà Giang – sinh viên Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên, rất kiên định theo nghề. Giang cho biết, 6 năm học đại học chỉ là bước đầu, muốn theo nghề phải học thêm 18 tháng lấy chứng chỉ hành nghề, sau đó học tiếp 1-2 năm chuyên khoa. Nhiều năm học tập phải bỏ ra biết bao công sức và tiền bạc, nữ sinh quyết tâm bám trụ với nghề.
“Sinh viên ngành y có muôn vàn áp lực, chúng em phải học hành thâu đêm suốt sáng. Có những đêm trực không được ngủ chút nào, hôm sau vẫn phải đi thi. Vừa trực vừa học rất vất vả nhưng sinh viên không đi trực thì không nhận được đồng phụ cấp nào. Nỗ lực là vậy, em chỉ mong sau khi ra trường mức lương của bác sĩ bằng với mức lương của công nhân là tốt lắm rồi” – Hà Giang nói.
Nghe nhiều tâm sự của sinh viên trường Y, anh Nguyễn Văn Nam (Thanh Hóa) cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, học phí các trường đại học y công lập và tư thục đều đã tăng cao. Điều này gây khó khăn cho nhiều sinh viên nghèo.
“Không chỉ học phí, các sinh viên y còn phải gánh thêm nhiều khoản phát sinh từ việc mua sách vở, tài liệu chuyên môn, trang phục, dụng cụ y tế, các khóa học thêm và cả chi phí sinh hoạt. Nói chung, các em nếu đã muốn dấn thân vào ngành y thì hãy chuẩn bị kỹ càng không chỉ về kiến thức mà còn là tài chính. Tất cả phải đủ để theo được 6 năm đại học cũng như nhiều năm sau đại học” – anh Nam nói.
Còn anh Trần Văn Quốc (Bình Dương) cho rằng: “Học giỏi lắm mới đậu ngành y, học lại vất vả và thời gian kéo dài so với các ngành khác. Thế nhưng ra trường đi làm ở bệnh viện công chỉ được hưởng lương bèo bọt. Làm còng lưng trả nợ ăn học là có thật”.
Thấu hiểu những khó khăn mà sinh viên trường y phải trải qua, chị Lê Thị Dung (Phú Thọ) cho rằng: “Học phí cao vời vợi, ra trường lương bác sĩ không như mong đợi. Môi trường làm việc căng thẳng và độc hại, nghỉ phép thì không được nhiều ngày liên tục, nếu mắc sai lầm thì mất hết sự nghiệp. Tóm lại, muốn theo ngành này phải là nhà có điều kiện và làm vì đam mê”.
HS-SV các ngành nghệ thuật truyền thống được giảm 70% học phí
Ngày 21.3, Sở GD&ĐT TP.HCM đã có văn bản khẩn gửi UBND TP.Thủ Đức và 21 quận, huyện, hiệu trưởng các trường THPT và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc về hướng dẫn thực hiện chế độ miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và tiền đóng học phí cho học sinh, sinh viên (HS-SV) năm học 2021-2022.
Biểu diễn Đờn ca tài tử phục vụ người dân của các nghệ sĩ, nghệ nhân và sinh viên các chuyên ngành nghệ thuật truyền thống
Theo đó, năm học này, 2 đối tượng không phải đóng học phí gồm HS trường tiểu học công lập và người theo học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục đại học. Ngoài ra, đối tượng được miễn học phí gồm các đối tượng được quy định tại Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ; HS-SV thuộc hộ nghèo hoặc người dân tộc thuộc hộ cận nghèo đang theo học tại các cơ sở giáo dục từ mầm non đến THPT, trung tâm GDNN-GDTX.
Về đối tượng được giảm học phí và hỗ trợ tiền đóng học phí, có 3 mức giảm gồm 70% học phí, 50% học phí và miễn, giảm tiền tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Trong đó, các đối tượng được giảm 70% học phí gồm: HS-SV học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập, tư thục có đào tạo về văn hóa - nghệ thuật bao gồm: Nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, Đờn ca tài tử Nam Bộ, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống.
Thí sinh tuyển sinh vào Trường Múa TP.HCM
HSSV học các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với GDNN theo danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ LĐTBXH quy định. Trẻ em học mẫu giáo và HS-SV là người dân tộc thiểu số (ngoài đối tượng dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định cũng được giảm 70% học phí.
Bên cạnh đó, TP.HCM cũng thực hiện các chế độ hỗ trợ chi phí học tập cho HS. Cụ thể, hỗ trợ 150.000 đồng/HS/tháng để mua sách vở và đồ dùng học tập cho tất cả HS mồ côi cả cha lẫn mẹ, HS khuyết tật, thuộc hộ nghèo hoặc đang cư trú tại khu vực đặc biệt khó khăn, miền núi, hải đảo. Hỗ trợ 60% lương cơ sở và không quá 10 tháng/năm học/người học cho SV dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo giai đoạn 2021-2025 thi đỗ vào đại học, cao đẳng hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, học viện. Đối với riêng bậc mầm non, từ năm học 2021-2022, cơ sở giáo dục mầm non ở địa bàn có khu công nghiệp thuộc loại hình dân lập, tư thục có từ 30% trẻ em là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp được hỗ trợ trang bị hoặc sửa chữa cơ sở vật chất 1 lần. Mức hỗ trợ dao động từ 20-50 triệu đồng tùy vào số lượng trẻ...
Văn bản cũng cho biết việc không thu học phí có thời hạn cho năm học 2022-2023 trở về sau thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định 81/2021/NĐ-CP. Cụ thể, khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng do cơ quan có thẩm quyền công bố; tùy theo mức độ và phạm vi thiệt hại, UBND cấp tỉnh trình HĐND cấp tỉnh xem xét, quyết định không thu học phí trong thời hạn nhất định đối với trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông công lập, học viên học tại cơ sở GDTX theo chương trình giáo dục phổ thông thuộc vùng bị thiên tai, dịch bệnh, vùng xảy ra các sự kiện bất khả kháng. Năm học 2021-2022, do ảnh hưởng Covid-19, TP.HCM hỗ trợ 100% học phí cho trẻ mầm non và học sinh các cơ sở giáo dục công lập.
Không để sinh viên nào bị 'bỏ lại sau' Hầu hết cơ sở giáo dục đại học đã tổ chức cho tân sinh viên nhập trường đợt 1 năm 2022. Theo đó, nhiều trường có chính sách hỗ trợ tân sinh viên thông qua chương trình, hoạt động thiết thực. Đồng hành cùng tân sinh viên, Trường ĐH Gia Định (TP Hồ Chí Minh) có chính sách ưu đãi học phí "khủng"...