Học phí các trường thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM cao nhất gần 100 triệu đồng
Năm 2022, học phí các trường, đơn vị ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2022 cao nhất gần 100 triệu đồng. Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Khoa học tự nhiên đều tăng học phí.
Trường ĐH Bách khoa:
Từ năm 2021, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã công bố lộ trình tăng học phí khu thực hiện tự chủ. Theo đó, sinh viên trúng tuyển các ngành đào tạo ĐH hệ chính quy từ năm 2021 đóng học phí trung bình 25 triệu đồng/năm học 2021-2022; 27,5 triệu đồng/năm học 2022-2023) và 30 triệu đồng/ năm cho 2 năm 2023-2025. Tuy nhiên với khóa tuyển sinh năm 2021 vừa rồi, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã điều chỉnh học phí phù hợp với tình hình dịch bệnh. Nên mức học phí cho khóa tuyển sinh 2021 vẫn ở mức hơn 11 triệu đồng/học kỳ (thấp hơn mức 25 triệu/năm).
Đối với học phí năm học 2022, cho chương trình chính quy đại trà từ khóa 2020 về trước khoảng 14,15 triệu đồng/năm học.
Còn từ khóa tuyển sinh 2021 trở đi học phí sẽ theo Nghị định 81 năm 2021 của Chính phủ và Đề án Định mức Kinh tế-Kỹ thuật nhà trường. Cụ thể dự kiến năm 2022-2023 là 27,5 triệu đồng/năm và 2023-2024 là 30 triệu đồng/năm.
Đối với chương trình chất lượng cao, tiên tiến giảng dạy bằng tiếng Anh), từ khóa từ 2020 về trước do vẫn còn trong thời gian đào tạo kế hoạch nên học phí là 60 triệu đồng/năm.
Từ khóa tuyển sinh 2021 trở đi sẽ thu theo Đề án Định mức Kinh tế-Kỹ thuật của nhà trường, dự kiến năm 2022-2023 là 72 triệu đồng /năm và 2023-2024 là 80 triệu đồng/năm.
Đối với chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Nhật, học phí sẽ thu theo Đề án Định mức Kinh tế-Kỹ thuật của trường, dự kiến năm 2022-2023 là 55 triệu đồng/năm và 2023-2024 là 60 triệu đồng/năm.
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn:
Theo đó năm 2022 mức học phí dao động từ 16 đến 24 triệu đồng đối với hệ Chuẩn, 60 triệu đồng đối với hệ Chất lượng cao. Cụ thể như sau:
Nhóm ngành Khoa học xã hội nhân văn
- Các ngành có mức học phí 16 triệu đồng: Triết học, Tôn giáo học, Lịch sử, Địa lý, Thông tin – thư viện, Lưu trữ học (Trong năm học 2022-2023, ngành này sẽ được Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ 35% học phí nên sinh viên sẽ đóng học phí là 13.000.000 đồng);
- Các ngành có mức học phí 18 triệu đồng: Giáo dục học, Ngôn ngữ học, Văn học, Văn hóa học, Xã hội học, Nhân học, Đông Phương học, Việt Nam học, Quản trị văn phòng, Công tác xã hội, Quản lý giáo dục, Tâm lý học giáo dục, Quản lý thông tin, Đô thị học;
Video đang HOT
- Các ngành có mức học phí 20 triệu đồng: Quan hệ quốc tế, Tâm lý học, Báo chí, Truyền thông đa phương tiện.
Nhóm ngành Ngôn ngữ, Du lịch
- Các ngành có mức học phí 19,2 triệu đồng: Ngôn ngữ Italia, Ngôn ngữ Tây Ban Nha, Ngôn ngữ Nga (Trong năm học 2022-2023, ngành này sẽ được Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ 35% học phí, nên sinh viên sẽ đóng học phí là 15.600.000 đồng);
- Các ngành có mức học phí 21,6 triệu đồng: Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Đức;
- Các ngành có mức học phí 24 triệu đồng: Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Nhật Bản học, Hàn Quốc học, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
Các ngành đào tạo hệ Chất lượng cao do thí sinh tùy chọn đăng ký sẽ có mức học phí 60 triệu đồng/năm học gồm các ngành: Quan hệ quốc tế, Báo chí, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Nhật Bản học, Ngôn ngữ Đức, Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành.
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên:
So với năm 2021 (11,7 triệu/năm) thì năm 2022 học phí các ngành đại học chính quy hệ đại trà thấp nhất là 21,5 triệu đồng/năm, học phí cao nhất cho hệ đại trà là 27 triệu đồng/năm. Đối với hệ chất lượng cao, mức thu học phí cao nhất là 47 triệu đồng/năm.
Mức học phí này áp dụng cho sinh viên tuyển sinh từ khóa 2022. Đối với các khóa tuyển sinh năm 2021 trở về trước, hệ chính quy đại trà thu học phí là 13,5 triệu, năm 2023 là 15,2 triệu và 2024 là 17,1 triệu.
Trường ĐH Kinh tế -Luật:
Học phí Đại học Kinh tế – Luật 2022 cho chương trình đại trà là 21,55 triệu đồng
Chương trình chất lượng cao: là 33, 8 triệu đồng
Chương trình chất lượng cao bằng tiếng Anh là 50,93 triệu đồng
Chương trình liên kết quốc tế với Đại học Glocestershire, Anh: 275 triệu đồng/3,5 năm tại Việt Nam; Với Đại học Birmingham City, Anh: 268 triệu đồng/3,5 năm tại Việt Nam
Trường ĐH Công nghệ Thông tin:
Học phí năm 2022 cho chương trình chính quy là 30 triệu đồng, đến năm 2023 là 35 triệu đồng, năm 2024 là 42 triệu đồng, năm 2025 là 45 triệu đồng.
Học phí cho Chương trình đào tạo chất lượng cao năm 2022 và 2023 là 40 triệu, năm 2024 là 42 triệu và năm 2025 là 45 triệu.
Học phí cho chương trình tiên tiến năm 2022 và 2023 là 50 triệu; năm 2024 là 55 triệu và năm 2025 là 57 triệu.
Học phí cho chương trình liên kết năm 2022 là 80 triệu; năm 2023 là 138 triệu; năm 2024 là 150 triệu.
Trường ĐH Quốc tế:
Học phí năm 2022 các chương trình do Trường ĐH Quốc tế cấp bằng là 50 triệu/năm.
Các chương trình liên kết đào tạo với dại học nước ngoài, giai đoạn 1 (2 năm đầu): 50 – 77 triệu/năm. Giai đoạn 2 (2 năm cuối) theo chính sách học phí của từng ngành của trường Đối tác. Học phí này chưa bao gồm học phí tiếng anh tăng cường dành cho sinh viên chưa đạt chuẩn tiếng anh đầu vào.
Trường ĐH An Giang:
Học phí Trường ĐH An Giang như sau:
Khoa Y:
Năm 2022, học phí Ngành Răng – Hàm – Mặt là 96,8 triệu đồng, đến năm 2023 học phí ngành này là 106,48 triệu đồng.
Ngành Y khoa là 66 triệu đồng, đến năm 2023 học phí ngành này là 72,6 triệu đồng.
Ngành Dược là 2022 là 60,5 triệu đồng, đến năm 2023 học phí ngành này là 66,55 triệu đồng.
Sinh viên ĐH Bách khoa TP.HCM chế tạo sợi kháng khuẩn từ sợi dứa
Sản phẩm sợi kháng khuẩn ChicSafe an toàn và thân thiện với môi trường được nhóm sinh viên Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) tạo ra bằng cách 'tái sinh' từ sự kết hợp giữa dầu sầu đâu và hạt nano chitosan lên sợi dứa.
Nhóm ChicSafe cùng giảng viên hướng dẫn giới thiệu sản phẩm sợi kháng khuẩn - Ảnh: THY HUYỀN
Đầu tháng 8-2022, nhóm ChicSafe đã được Công ty Mistshiu Chemical đầu tư 2.500 SGD để phát triển sản phẩm này. Nhóm cũng tiếp tục thắng lớn với giải nhì cuộc thi Bách khoa Innovation 2022 cùng nhiều cơ hội tiếp cận doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Ý tưởng từ hàng tấn dứa đổ bỏ
Nhóm ChicSafe có bốn thành viên: Lê Việt Yên Chi, Nguyễn Minh Nghiêm, Phạm Thị Phương Minh, Lê Đình Huân. Tháng 6-2021, thời điểm nước ta bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, Phạm Thị Phương Minh xót xa khi thấy cảnh bà con nông dân quê mình phải đổ bỏ hàng tấn dứa vì không thể xuất khẩu. Điều này không chỉ gây thiệt hại kinh tế mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
Phương Minh nghĩ ngay đến việc tận dụng sợi dứa để phát triển thành vải kháng khuẩn, liền trao đổi ý tưởng này với PGS.TS Lê Thị Kim Phụng - giám đốc Trung tâm Nghiên cứu công nghệ lọc hóa dầu Trường ĐH Bách khoa - để được hỗ trợ và lập nhóm nghiên cứu.
Để từ quả dứa trở thành vải kháng khuẩn là bài toán khó. Chuỗi ngày ăn ngủ với phòng thí nghiệm bắt đầu, cả nhóm sắp xếp thời gian để cùng tìm ra lời giải đáp.
Cả nhóm phân chia nhau tìm cách đọc tài liệu, và lời giải đáp đã được hé mở khi nhận ra nguồn nguyên liệu để thực hiện nghiên cứu trong nước khá lớn. "May mắn ở phòng thí nghiệm đã được trang bị tất cả các vật liệu cần thiết để tụi mình nghiên cứu", Lê Việt Yên Chi - trưởng nhóm - cho biết.
Sợi vải kháng khuẩn công nghệ cao
Theo nhóm, chitosan thu được từ vỏ tôm là một vật liệu tuyệt đối an toàn, có tính tương hợp sinh học đã được khoa học chứng minh. Dầu sầu đâu được ghép trong chitosan để tăng cường các đặc tính kháng khuẩn và thậm chí ngăn ngừa một số loại virus. Sợi lá dứa dường như là vật liệu nổi bật được coi là chất thay thế dồi dào và khả thi cho sợi tổng hợp đắt tiền và không thể tái sử dụng.
Ba loại vật liệu này tưởng như không có gì liên quan đến nhau, nhưng đã cho ra kết quả khá bất ngờ, tạo nên một loại vải kháng khuẩn có công nghệ cao. Đặc biệt, đối với khẩu trang đều không thể giặt và tái sử dụng, không thể phân hủy được. Trên thực tế, chúng ngăn ngừa vi khuẩn nhưng không chống vi khuẩn.
ChicSafe là một giải pháp thay thế bền vững cho người tiêu dùng đang tìm kiếm một sản phẩm độc đáo và thân thiện với môi trường. Vì dầu sầu đâu kết hợp hạt nano chitosan là một thành phần được tích hợp sẵn trong Chicsafe, nên các chức năng kháng khuẩn của vải hoạt động hiệu quả trong thời gian dài.
"Hiện tại, phần lớn các nguồn tài nguyên sử dụng trong ngành dệt may như sợi cotton và polyester, đang có nguồn cung hạn chế và nhu cầu sử dụng ngày càng tăng, ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Đây là lý do ChicSafe được sinh ra - sản phẩm được cải tiến phù hợp với một tương lai xanh và sạch hơn. Quá trình thử nghiệm ở phòng thí nghiệm và sau khi giặt trên 30 lần, sợi kháng khuẩn ChicSafe vẫn đạt được hơn 95%. Hiện dự án đã test tính kháng khuẩn để đưa ra thị trường", Yên Chi cho biết thêm.
Theo Minh Nghiêm, sau khi dự án được đưa ra các cuộc thi, ngoài những nhận xét về ưu điểm thì nhóm cũng nhận được nhiều lời góp ý về tính thẩm mỹ của sợi vải, bề mặt chưa được mịn màng... nên các bạn sẽ tiếp tục nghiên cứu, dù đã thử nghiệm, để sản phẩm dần được hoàn thiện và đạt đến độ thẩm mỹ nhất định.
26 trường đại học tăng học phí năm 2022-2023 ĐH Luật TP.HCM, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM), ĐH Dược Hà Nội và nhiều trường khác đã thông báo tăng học phí từ khóa tuyển sinh năm 2022. ĐH Luật TP.HCM là trường đại học công lập thực hiện hoạt động theo cơ chế tự chủ hoàn toàn nên học phí của người học được...