Học online mùa Covid, làm sao tạo hứng thú cho học sinh?
Dù tình huống bất khả kháng nhưng phụ huynh không khỏi băn khoăn, lo lắng khi cho con học online. Theo các giáo viên, có nhiều biện pháp để khắc phục.
Dịch Covid-19 phức tạp, TP.HCM không tổ chức tựu trường, khai giảng năm học 2021-2022. Các bậc THCS, THPT, GDTX sẽ bắt đầu năm học mới từ ngày 1/9 để hướng dẫn học sinh kỹ năng, phương pháp học trên Internet. Từ ngày 6/9 sẽ bắt đầu giảng dạy theo chương trình năm học mới.
Bậc tiểu học bắt đầu năm học mới từ ngày 8/9 với việc tổ chức lớp và củng cố kiến thức. Từ ngày 20/9, học sinh bắt đầu thực học chương trình học kỳ I với hình thức học qua Internet.
Có thể học sinh TP.HCM sẽ phải học online đến hết học kỳ I. Dù bất khả kháng nhưng nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng với khó khăn khi học online, đặc biệt với học sinh lớp 1.
Anh Nguyễn Văn Nam (Gò Vấp) kể rằng, nhà có 1 bé học tiểu học, 1 bé học THCS nên gia đình đã phải chi một khoản không nhỏ trang bị máy tính, loa, tai nghe. Thế nhưng khi hai con học online lại đối diện với không ít khó khăn.
“Được ba mẹ kèm cặp thì kêu bị “canh” nên mất tập trung nghe cô giáo giảng. Khi không có ba mẹ kèm cặp thì vô tư đi lại, ngồi xoay xoay như chong chóng thậm chí làm việc riêng. Để con học hiệu quả người lớn phải cắt cử thời gian ngồi kèm cặp cả buổi. Thế nhưng đến giờ học môn Văn, cô con gái thích thì rất muốn học, còn cậu con trai tìm cách trốn tránh, xoay người bỏ đi” – anh Nam kể.
Học sinh học trực tuyến
Mới đây, Sở GD-ĐT TP.HCM đã hướng dẫn các trường tiểu học xây dựng kế hoạch ghi hình các tiết dạy phục vụ hoạt động dạy học qua internet nhằm hỗ trợ học sinh học. Thời lượng mỗi video clip không quá 15 phút đối với lớp 1, 2. Những khối lớp còn lại không quá 20 phút…
Anh Lê Phong (Bình Thạnh) có con năm nay lên lớp 3 kể rằng với cấp tiểu học, học online đơn giản nhất là cô giáo ghi hình và tải các clip lên youtube. Hằng ngày phụ huynh sẽ vào mở các clip cho con học. Như vậy mỗi ngày phụ huynh sẽ chủ động mở các clip cô giáo đã ghi hình cho con học. Thời gian các clip không nên quá dài, trong mỗi clip, giáo viên nên có phần hướng dẫn để phụ huynh biết và chỉ cho con.
Ở bậc THCS, THPT hay đại học thì nên tổ chức dạy học qua zoom hay các phần mềm khác. Ngoài ra các thầy cô phải tích lũy các câu chuyện hay, có thể tạo trò cười thu hút học sinh và chia giờ giấc phù hợp như dạy 1 hay 2 tiết thì cho học sinh nghỉ khoảng 10 phút thư giãn.
“Khó khăn đầu tiên là tâm lý…”
TS Phùng Minh Tuấn – thành viên hội đồng cố vấn tạp chí kinh doanh ĐH Harvard, cho hay, việc học online ở Việt Nam hiện nay có nhiều khó khăn mà đầu tiên là tâm lý. Mọi người có tâm lý chờ đợi hết dịch muốn được như trạng thái bình thường cũ dẫn đến chờ đợi mỏi mòn.
Video đang HOT
Thứ hai là học sinh, sinh viên đều cho rằng học online không thực chất là học, điều đó thể hiện qua khâu chuẩn bị trước khi lên lớp, được chăng hay chớ, không ai ràng buộc, không ai kiểm tra.
Mặt khác, nhiều người trong đó có phụ huynh nghĩ rằng dạy online rất nhàn, các trường/lớp không phải đầu tư nhiều nên có tâm lý yêu cầu giảm học phí làm ảnh hưởng đến việc đầu tư nghiêm túc và bài bản của trường/giảng viên.
Về lâu dài theo TS Phùng Minh Tuấn hình thức hybrid learning/working là xu hướng tất yếu, cho nên học sinh, sinh viên cũng phải có kỹ năng học và làm việc theo xu hướng này.
“Để dạy học online có hiệu quả việc làm đầu tiên khi vào đầu buổi học nên có một vài game nhỏ để tạo hứng thú cho học sinh, sinh viên. Khi mở đầu nên đi từ vấn đề thực tiễn để học sinh, sinh viên bắt đầu hiểu ý nghĩa của các môn học và chương sách. Thực hiện liên kết môn học với thực tiễn, với vị trí việc làm, và liên kết với các môn học trước đó. Mặt khác, tài liệu học cũng rất quan trọng, do vậy cần tìm kiếm nguồn tài liệu có giá trị. Ngoài ra, thầy cô giáo phải luôn thúc đẩy động cơ học của học sinh, sinh viên hàng tuần để việc học có hiệu quả” – TS Tuấn nói.
Sau một năm dạy học online, TS Trần Nam Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết học sinh đã dần quen với học online. Theo TS Nam Dũng, khó khăn thứ nhất là thiết bị và đường truyền thì cái này buộc phải đầu tư.
Khó khăn thứ hai là học sinh thụ động, có thể sẽ chỉ vào tham gia chứ không học thì đòi hỏi giáo viên phải ép học sinh tương tác nhiều hơn bằng cách bật camera nói chuyện, hỏi đáp hay dùng “chat” để hỏi.
Ngoài ra, TS Trần Nam Dũng cũng lưu ý, để dạy học online có hiệu quả giáo viên phải chuẩn bị bài trước. Sau bài phải tóm tắt lại cho học sinh và nên dùng các hệ thống có lưu vết lại.
Hybrid Learning là sự kết hợp hài hoà nhằm phát huy những điểm mạnh, giảm bớt những điểm yếu giữa 2 phương pháp học: Online Learning và Face-to-face Learning. Với phương pháp học Hybrid Learning, học viên có thể tự học ở bất cứ nơi nào mà vẫn có thể dễ dàng tương tác với giáo viên và truy cập được vào kho tài liệu và bài giảng vô tận của các khóa học ngay khi có nhu cầu.
Đau đầu chuyện học online: Bố mẹ "cắn răng" bỏ 1 tháng lương mua laptop cho con, chờ mãi chưa được lấy SGK vì dịch
Chị Phương (quận Hoàng Mai) cũng cho hay, đã đặt SGK ở trường cho con nhưng hiện vẫn chưa được nhận.
Mới đây, chị cho con xem trước sách điện tử nhưng gặp khá nhiều bất tiện.
Thương con học qua điện thoại màn hình bé, bố mẹ "hy sinh" 1 tháng lương
Đó là câu chuyện của chị Phương (40 tuổi) ở quận Hoàng Mai, Hà Nội. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên thời gian trước, con chị - bé Bảo (lớp 5) phải thi học kỳ online. Hiện tại, con chị Phương đang trong thời gian nghỉ xả hơi chờ tựu trường.
Chiếc laptop chị Phương mua cho con.
Đợt học online trước đó, vợ chồng chị Phương phải mua thêm 1 chiếc laptop cho con. Chiếc laptop của một hãng nổi tiếng, có giá 14 triệu đồng, bằng cả tháng lương của chị Phương. Trước đó, bé Bảo học bằng điện thoại nhưng màn hình bé, khó nhìn rõ cô và các bạn. Thương con nên dù xót tiền, bà mẹ này vẫn phải ráng chắt bóp để con có phương tiện học.
Còn với gia đình chị Thủy (quận Thanh Xuân, Hà Nội), phương tiện học hiện chưa được giải quyết. Vốn làm trong ngành du lịch nên công việc của chị Thủy bị ảnh hưởng ít nhiều. Hai tháng gần đây, chị bị công ty cắt giảm 30% lương. Cũng may, thu nhập chồng chị vẫn ổn.
Hai con của chị đều đang học tại trường tư và đã tựu trường online. Ban đầu, con lớn (lớp 5) học bằng laptop riêng, còn con nhỏ (lớp 2) học tạm bằng máy của bố. Trước tình hình dịch hiện tại, lo sợ việc học online có thể kéo dài nên vợ chồng chị đang bàn nhau mua thêm 1 chiếc laptop.
"Nhà mình tính mua lại laptop cũ từ chỗ người quen, khoảng hơn 6 triệu đồng. Laptop cũ cũng có nhiều nơi bán rẻ hơn nhưng mình sợ 5, 10 bữa lại hỏng nên không dám mua. Cũng may lương chồng mình không bị ảnh hưởng, chứ không khoản 6 triệu này cũng khá căng" , chị tâm sự.
Một phụ huynh khác lại có câu chuyện dở khóc dở cười. Gia đình anh vốn quen dùng đồ Apple nên con không biết dùng đồ Windows, Android. Đợt học online vừa qua, vợ chồng anh cũng phải "cắn răng" mua iPad cho con.
Chiếc iPad đắt tiền nhưng cậu con trai ngồi học đánh rơi loảng xoảng suốt khiến bố mẹ ngồi xót đứt ruột...
Nhiều phụ huynh chưa được nhận sách giáo khoa mua ở trường
Chị Thịnh (quận Hoàng Mai) có con gái năm nay lên lớp 4. Trước kỳ thi học kỳ, con chị có học online và giờ đang nghỉ. Hiện tại, con chị đang ở quê với ông bà. Vì ông bà không biết công nghệ nên con phải tự lập mọi thứ từ thao tác máy tính, làm bài, thi cử, chụp ảnh gửi bài thi cho cô,... Chị cũng không thể sát sao với việc học của con được.
Chị Thịnh cho biết, trước đó có đặt mua SGK cho con ở trường nhưng đã hủy. "Hôm qua họp phụ huynh, mình thấy GVCN thông báo sách vẫn chưa về. Thực tế, việc mua sách cũng gây nhiều khó khăn cho phụ huynh. Vì đặt mua ở trường thì phải đến trường nhận sách, nhưng thời gian này Hà Nội đang giãn cách xã hội.
Trong khi đó nhiều trường không hỗ trợ ship. Các con có muốn xem sách trước để làm quen với bài vở cũng không được. Con mình hiện ở quê nên đợt trước, bác đã đi mua cho bộ SGK mới".
Con chị Thịnh viết thư gửi mẹ. Giống nhiều đứa trẻ khác, cô bé đang mong ngóng được đi học trở lại.
Chị Phương (quận Hoàng Mai) cũng cho hay, đã đặt SGK ở trường cho con nhưng hiện vẫn chưa được nhận. Mới đây, chị cho con xem trước sách điện tử. Theo đánh giá của phụ huynh này, sách điện tử khá bất tiện vì khi xem hay phải phóng to lên. Ngoài ra việc tiếp xúc với màn hình quá nhiều cũng ảnh hưởng không tốt đến thị giác.
Chất lượng học online - vấn đề nan giải nhất mọi mùa học trực tuyến
Nói thêm về việc học online của con, chị Phương (quận Hoàng Mai) chia sẻ: "Lớp con mình bắt nhịp khá nhanh nên cũng không có nhiều vấn đề. Nhưng nhìn chung, chất lượng học không được tốt như trên lớp. Thường thì các cô sẽ phải giảng một vấn đề lâu hơn. Bố mẹ cũng phải thực sự vào guồng học cùng con, kèm cặp sát sao".
Đồng ý kiến với chị Phương, chị Thịnh cũng cho hay: "Con mình học lớp 4 rồi nên cũng tự lập hơn nhưng tất nhiên sẽ nhiều lúc xao nhãng. Mình lại không ở gần con, thiếu cả sự kèm cặp của phụ huynh và cô giáo thì tất nhiên chất lượng học không cao".
Con chị Kiều đã dần quen với việc học online nhưng mẹ vẫn khá lo lắng.
Trò chuyện thêm cùng nhiều phụ huynh khác, hầu hết các ý kiến đều cho hay, chất lượng học online là điều khiến họ lo lắng nhất. Chị Kiều (quận Nam Từ Liêm) cho biết: "Lúc đầu con mình học khá mất tập trung, nhưng giờ đã quen nếp nên cũng ổn. Nhưng nếu việc học online kéo dài, mình cũng hơi lo ngại".
Học phí online cũng là điều khiến nhiều phụ huynh không hài lòng
Trao đổi về chuyện học online, chị P.H (quận Nam Từ Liêm) cho hay, con gái chị hiện đang học tại một trường tư thục. Thời gian trước (giữa tháng 6/2021), nhà trường thông báo về việc thu học phí và các khoản đầu năm mới với học phí 100% và hình thức học sẽ là trực tuyến.
Quyết định này khiến chị P.H và nhiều phụ huynh khác rất bức xúc. Sau đó, phụ huynh đã đồng loạt phản ánh và nhà trường cũng đã điều chỉnh mức thu. Theo đó, trong tháng 8, học phí của học sinh sẽ được giảm 50% hoặc 70% so với học trực tiếp, tùy theo từng khối học. Trong các tháng tiếp theo của năm học, nếu học sinh tiếp tục học trực tuyến, nhà trường sẽ thu 75% học phí so với học trực tiếp tại trường.
Chị P.H không đồng tình với khoản Quỹ Hoạt động sự kiện.
Tuy nhiên chị P.H vẫn bức xúc vì năm học này, nhà trường tiếp tục thu quỹ sự kiện 2 triệu đồng, trong khi cả năm ảnh hưởng dịch, các con không có nhiều hoạt động. Chị P.H sau đó gọi lên văn phòng nhà trường và nhận được thông báo phía văn phòng sẽ ghi nhận ý kiến để chuyển lên Ban Giám hiệu.
Phụ huynh lớp 1 lo con chưa biết đọc, biết viết đã phải học online Dịch COVID-19 vẫn diễn biến khó lường ở Hà Nội khiến nhiều phụ huynh lo ngại con mình sẽ phải học trực tuyến ngay khi chập chững bước vào lớp 1. Theo kế hoạch năm học của Bộ GD&ĐT, sớm nhất là ngày 23/8, học sinh lớp 1 trên cả nước sẽ tựu trường. Lớp 1 học trực tuyến thế nào? Anh Đặng...