Học online có thực sự hiệu quả?
Tiến sỹ Vũ Thu Hương, chuyên gia giáo dục nhận định, với học sinh tiểu học và trung học cơ sở thì hiệu quả của việc học online chỉ dao động ở mức từ 20% đến 60%.
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021, để phòng chống COVID-19, nhiều địa phương đã cho học sinh tạm dừng đến trường và chuyển sang các hình thức dạy học trực tuyến.
Cả nhà trường và học sinh đều không gặp khó khăn khi dạy và học trực tuyến do đã có kinh nghiệm từ năm học trước. Tuy nhiên, do những khó khăn về hạ tầng công nghệ cộng với ý thức tự học của học sinh chưa tốt nên hiệu quả dạy và học chưa đạt được như kỳ vọng, đặc biệt là với lứa tuổi học sinh tiểu học và trung học cơ sở.
Học online đến thời điểm này cũng không rõ có thu được chất lượng tốt lắm hay không.
Từ 8h20′, Trần Xuân Bách, học sinh lớp 4 của một trường tiểu học ở quận Đống Đa, Hà Nội đã ngồi ngay ngắn trước máy tính bảng để chờ tham gia lớp học trực tuyến miễn phí trên ứng dụng Zoom Cloud Meeting vào lúc 8h30′ theo thông báo của cô giáo chủ nhiệm.
Mất gần 10 phút cô giáo mới ổn định được lớp học, thực hiện điểm danh, thông báo các quy định chung của lớp học, sau đó mới bắt đầu giảng bài. Trong hơn 2 giờ học, thỉnh thoảng Xuân Bách tranh thủ đọc truyện, vẽ vào vở, đôi lúc còn ngáp vì mệt mỏi. Qua camera của lớp học trực tuyến, nhiều học sinh cũng ngáp, nằm ra bàn vì phải ngồi học liên tục. Giáo viên vừa giảng bài vừa phải nhắc nhở học sinh chú ý đến bài giảng.
Tiến sỹ Vũ Thu Hương, chuyên gia giáo dục nhận định, với học sinh tiểu học và trung học cơ sở thì hiệu quả của việc học online chỉ dao động ở mức từ 20% đến 60%.
“Cháu thấy rất căng thẳng do phải học rất là lâu và khó. Học từ 8h30′ đến 10h30′. Cháu tiếp thu bài học khó so với trên lớp. Trên lớp tiếp thu bài học rất nhanh, bây giờ học online nên tiếp thu bài học rất khó khăn…”, em Xuân Bách nói.
Với em Nguyễn Thanh Yến, học sinh lớp 7, Trường THCS Bế Văn Đàn, quận Đống Đa, việc học trực tuyến hàng ngày đã trở nên quen thuộc nhưng cũng không tránh khỏi những thời điểm xao nhãng trong giờ học.
“Học online ở nhà qua zoom khiến việc tiếp thu kiến thức do cô giảng bài không bằng ở trên lớp. Ở nhà có thể cháu sẽ bị phân tán bởi những thứ xung quanh. Ở trường chỉ nghe cô giáo giảng trên lớp và ghi bài thôi, nhưng ở nhà thì thi thoảng lại đứng lên làm cái này, trong giờ có thể làm việc riêng. Trong giờ mình sẽ bị phân tán nên việc tiếp thu không được như ở trường và thi thoảng có một số lỗi như lỗi ở máy, lỗi mạng khiến thời gian giải quyết khá là lâu và nó cũng sẽ ảnh hưởng đến việc học”, em Nguyễn Thanh Yến cho biết.
Video đang HOT
Qua camera của từng học sinh trong các lớp học trực tuyến, không khó để bắt gặp cảnh học sinh ngáp, ngủ gật, làm việc riêng trong giờ học. Giáo viên vừa phải giảng bài, vừa phải kiểm soát lớp nên dù thời gian học kéo dài nhưng cũng cũng khó đánh giá được chất lượng dạy và học. Còn các phụ huynh cũng khó có thể kiểm soát được việc học tập của con em mình.
Học online có thực sự hiệu quả?
Chị Lê Vân Anh ở phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân cho biết: Học online đến thời điểm này tôi cũng không rõ có thu được chất lượng tốt hay không. Bởi vì như nhà tôi có bạn bé lớp 2, các bạn ấy học vào ban ngày. Bố mẹ đi làm hết nên không có ai ở nhà để kiểm soát được việc học hành của các bạn ấy như thế nào. Ông bà ở nhà thì cũng không hiểu được về công nghệ để có thể hỗ trợ cho các bạn ấy. Trong thời gian học, bạn ấy đã biết tắt camera đi để mà có thể ngồi nghịch mà cô không nhìn thấy”, chị Vân Anh bày tỏ.
Hiện nay, không phải trường phổ thông nào cũng có điều kiện đầu tư hệ thống dạy và học trực tuyến mà chủ yếu tổ chức lớp học miễn phí trên các ứng dụng. Khó khăn về cơ sở hạ tầng, hệ thống đường truyền và ý thức học tập của học sinh chưa tốt khiến việc học online ở nhiều trường chưa đạt được hiệu quả.
Tiến sỹ Vũ Thu Hương, chuyên gia giáo dục nhận định, với học sinh tiểu học và trung học cơ sở thì hiệu quả của việc học online chỉ dao động ở mức từ 20% đến 60%.
“Với điều kiện của các con ngồi học tại nhà gặp rất nhiều những sự tác động ở khắp mọi nơi. Thêm nữa là các cô cũng rất khó khăn để có thể dạy các con. Khi máy móc của các con có những vấn đề trục trặc khiến việc học online rất khó để có thể đạt được hiệu quả. Trong khi đó, những vấn đề khác tác động đến các con như việc ngồi trên máy quá lâu có thể khiến các con có thể bị ảnh hưởng đến mắt rồi lại bị tác động vào não thì rõ ràng là chúng ta dường như đang lợi bất cập hại trong việc dạy học online”, Tiến sỹ Vũ Thu Hương cho biết.
Trong thời điểm học sinh phải tạm dừng đến trường để phòng tránh Covid-19 thì việc dạy và học online qua mạng internet, dạy học từ xa qua truyền hình, bài giảng video đang là giải pháp hữu hiệu để học sinh không bị gián đoạn việc học tập. Tuy vậy, hiệu quả của hình thức học tập online như thế nào thì lại phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thiết bị công nghệ, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của các nhà trường và gia đình học sinh./.
Quốc tế ngữ: 'Giấy thông hành' cho giới trẻ Việt ra thế giới
Hơn nửa năm nay, trụ sở công ty luật của chị Trịnh Huyền đã trở thành điểm hẹn của nhiều người yêu Quốc tế ngữ Esperanto ở Hà Nội.
Đến hẹn lại lên, chiều thứ 7 hàng tuần, họ gặp nhau ở 57 Trần Quốc Toản để tham gia các lớp học tiếng Esperanto miễn phí, cùng nhau tham dự tọa đàm, thảo luận, giao lưu, kết nối... xoay quanh thứ ngôn ngữ vô cùng độc đáo, thú vị.
Chị Phương Mai và chị Trịnh Huyền (thứ 4, thứ 5 từ trái sang) nhận cờ thi đua từ UBND TP Hà Nội
"Mái nhà chung" của người yêu quốc tế ngữ
Cuối tháng 7 năm 2020, Không gian sinh hoạt cộng đồng Quốc tế ngữ Esperanto - KK (phiên âm theo tiếng Esperanto được đọc là "kôkô") đã được khai trương tại 57 Trần Quốc Toản, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
"Việc có được một địa điểm để các nhà Quốc tế ngữ có thể gặp mặt, tương tác, trao đổi và học hỏi lẫn nhau là sự khao khát lớn lao của các nhà Quốc tế ngữ Việt Nam qua nhiều thế hệ. Đây là nơi có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút sự chú ý, quan tâm của cộng đồng bên ngoài giới Esperanto, để có thể quảng bá và giới thiệu ngôn ngữ, văn hóa Esperanto; qua đó giới thiệu nét đặc trưng, thanh lịch, truyền thống lịch sử của đất nước, con người Việt Nam, đặc biệt là mảnh đất, con người Hà Nội ra thế giới, góp phần nhỏ bé vào công tác đối ngoại nhân dân của Thủ đô; góp phần vào phong trào Quốc tế ngữ thế giới, một phong trào vì hòa bình, coi tất cả các dân tộc trên thế giới đều là anh em, không có chiến tranh và bạo lực", chị Trịnh Huyền, đại diện nhóm điều hành KK cho biết.
Với mục tiêu đó, nửa năm qua, tại địa điểm này, KK đã tổ chức các khóa học tiếng Esperanto trực tiếp và online, các buổi nói chuyện về quốc tế ngữ, triển lãm, thư viện, hoạt động ngoại khóa... Mỗi lớp học ở đây thường có từ 20-25 học viên. Các học viên đến từ khắp các tỉnh thành trong cả nước. Người làm giáo viên, bác sỹ, nhân viên ngân hàng, có cả các em học sinh 14-15 tuổi và học viên trên 90 tuổi. Tất cả đều được miễn phí.
"Tôi biết đến Quốc tế ngữ chưa lâu nhưng thấy đây là ngôn ngữ rất hay. Nếu trên thế giới có thứ gì đó ngăn cách mọi người với nhau thì đó chính là ngôn ngữ. Và chính Esperanto là ngôn ngữ xoá nhòa rào cản đó. Hơn nữa, so với tiếng Việt và tiếng Anh, tôi thấy nó còn dễ học hơn", anh Đinh Hoàng Lộc (24 tuổi), học viên của lớp học tại KK chia sẻ.
Tham gia giảng dạy chính ở các lớp học Esperanto là cô gái trẻ Trần Hoan, một người trẻ tiêu biểu cho phong trào Quốc tế ngữ ở Việt Nam. Ngay từ năm thứ nhất đại học, Hoan đã biết và theo học Esperanto. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hoan bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc và theo đuổi Esperanto. Cô tham gia Hội Quốc tế ngữ toàn cầu và trở thành tình nguyện viên ở nhiều nước trên thế giới.
"Nhờ đó, tôi cảm thấy mình đã trưởng thành nhiều hơn trong quá trình làm việc với bạn bè quốc tế, đặc biệt là những thanh niên châu Âu trong tổ chức, quản lý, giáo dục và đào tạo. Những trải nghiệm, kinh nghiệm ấy chắc chắn sẽ rất hữu ích cho tôi khi hoạt động trong các phong trào thanh niên tại Việt Nam", Trần Hoan cho biết.
Nhờ những đóng góp tích cực cho phong trào thanh niên Quốc tế ngữ, năm 2015, Hoan được nhận Bằng khen của Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam. Cô cũng vinh dự được bầu làm Chủ tịch của Tổ chức Thanh niên Quốc tế ngữ toàn cầu.
"Tôi muốn chứng minh cho mọi người thấy, Esperanto là một ngôn ngữ thực tế giúp chúng ta có nhiều cơ hội học tập, trau dồi kinh nghiệm hơn. Cho đến nay, tôi vẫn muốn thay đổi cách nhìn nhận của các bạn trẻ Việt Nam và châu Á về Esperanto. Qua đó, thanh niên sẽ yêu thích Esperanto hơn và cùng chung tay để phát triển, mở rộng tầm ảnh hưởng của ngôn ngữ này", Trần Hoan tâm niệm.
Con đường ngắn nhất để ra thế giới
Một điểm đặc trưng khiến ngôn ngữ này được lòng nhiều người đó là rất dễ học. "Ngôn ngữ này khác với các ngôn ngữ tự nhiên là không có ngoại lệ trong ngữ pháp và từ vựng, không phải chia động từ rắc rối như tiếng Pháp, không có 6 cách như tiếng Nga và không viết một đàng phát âm một nẻo như tiếng Anh. Chữ viết thì theo mẫu tự Latinh quen thuộc với mọi người. Chỉ cần học vài buổi cũng đã có thể giao tiếp cơ bản", chị Nguyễn Thị Phương Mai, Chủ tịch Hội Quốc tế ngữ Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Quốc tế ngữ Việt Nam phân tích.
Gần 25 năm bén duyên với Quốc tế ngữ, là người từng tham gia rất nhiều đại hội Quốc tế ngữ trên toàn thế giới, chị Phương Mai cho biết, trong các sự kiện của Quốc tế ngữ không hề có phiên dịch, dù đến từ Anh, Pháp, Mỹ hay Việt Nam thì cũng đều nói một ngôn ngữ chung là Esperanto. Và khi đã dùng chung một ngôn ngữ thì mọi người đều coi nhau như anh em một nhà.
"Chính tôi là người đã trải nghiệm điều đó. Năm 1997, khi mới bắt đầu học Quốc tế ngữ, tôi đã đánh liều viết thư tay sang Nhật ngỏ ý muốn tham dự đại hội Quốc tế ngữ của nước bạn. Tôi rất bất ngờ khi họ lập tức gửi lời mời. Và khi sang đó, dù không biết tiếng Nhật, không có người quen, chỉ biết duy nhất tiếng Esparento nhưng tôi vẫn được họ tiếp đón như người nhà, hoàn toàn miễn phí", chị kể.
Bản thân chị Trịnh Huyền cũng có những trải nghiệm thú vị ngay từ những buổi đầu làm quen với Quốc tế ngữ. "Sau buổi học tiếng Esperanto thứ 3, tôi đã nhận được nhiệm vụ tiếp một đoàn khách từ cộng đồng Quốc tế ngữ ở nước ngoài sang Việt Nam. Tôi đã đưa họ đi chơi vòng quanh phố cổ, hồ Hoàn Kiếm, giới thiệu văn hoá Việt Nam... Mặc dù thỉnh thoảng bí từ, tôi vẫn phải dùng tiếng Anh, vẫn phải mang từ điển ra tra từ, nhưng mọi người vẫn rất vui vẻ, như thể đã quen biết nhau từ lâu. Họ còn nhiệt tình dạy tôi một số từ mới và mời tôi sang thăm đất nước họ", chị kể.
Phong trào Quốc tế ngữ ở Việt Nam mở ra cơ hội cho những người trẻ bước ra thế giới
Vì tính kết nối cao lại thân thiện với người dùng, nên nhiều người dù đã biết nhiều thứ tiếng nhưng vẫn đỗ lại ở Quốc tế ngữ. Bản thân là một luật sư, sử dụng ngoại ngữ chính là tiếng Anh và tiếng Nhật để phục vụ công việc nhưng khi "chạm" vào Quốc tế ngữ, chị Trịnh Huyền đã hoàn toàn bị chinh phục: "Người ta học nhiều ngôn ngữ để giao tiếp được với nhiều người, nhưng với Quốc tế ngữ, họ chỉ cần học một ngôn ngữ duy nhất cũng có thể giao tiếp được với nhiều người".
Hội Quốc tế ngữ Hà Nội thu hút nhiều thành viên từ mọi ngành nghề, lứa tuổi
Nhiều bạn trẻ khi tìm đến Quốc tế ngữ thường băn khoăn là học để làm gì, học xong làm sao xin được việc khi mà ở Việt Nam ngôn ngữ này chưa thông dụng. Tuy nhiên, theo chị Trịnh Huyền, việc biết Quốc tế ngữ lại mang đến cho các bạn trẻ một cơ hội rất lớn khi xin việc ở nước ngoài.
"Nếu học tiếng Anh, tiếng Pháp có thể khó xin việc ở các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, thì khi tham gia cộng đồng Quốc tế ngữ, bạn dễ dàng tìm được việc như giáo viên dạy tiếng, biên dịch, làm tình nguyện viên cho các hội Quốc tế ngữ của các nước... Nói chung, nếu các bạn trẻ đang tìm kiếm cơ hội để ra thế giới thì Esperanto chính là tấm giấy thông hành hiệu quả nhất", chị Trịnh Huyền nói.
Esperanto là ngôn ngữ quốc tế được bác sĩ Zamenhof, người Ba Lan sáng tạo ra và công bố năm 1887. Ước muốn của vị bác sĩ này là một khi con người có ngôn ngữ chung, mọi xung đột sẽ giảm đi và con người sẽ ứng xử với nhau trong hoà bình.
Trải qua 134 năm, Esperanto đã liên tục phát triển ra khắp các châu lục, trở thành phương tiện giao tiếp thông thường của nhiều thế hệ những người sử dụng Quốc tế ngữ trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, nói là mới mẻ nhưng thật ra Hội Quốc tế ngữ Việt Nam đã được thành lập năm 1957. Hiện nay, Hội trực thuộc Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam.
Trường ĐH Duy Tân giải thích việc SV vừa học tập trung vừa học online TS Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) cho biết, từ 22/2, nhà trường sẽ hực hiện chương trình học tích hợp vừa tập trung vừa online. Phòng học của trường ĐH Duy Tân được trang bị các phương tiện dạy học hiện đại. Theo đó SV ở các vùng dịch sẽ học online, số SV còn...