Học nghề và tấm bằng tốt nghiệp trung học phổ thông
Để thực hiện tốt công tác phân luồng, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, hạn chế dần việc học cùng lúc hai chương trình trung cấp và THPT để có “song bằng”.
Học viên Học Viện Múa Việt Nam trong một giờ học.
Cơ hội học cao hơn từ tấm bằng trung cấp
Nhằm tháo gỡ vướng mắc trong công tác đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp cho học sinh Học viện Múa Việt Nam, Bộ GD&ĐT đồng ý để học viện được in phôi bằng và in bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp cho trường hợp đã hoàn thành đầy đủ chương trình theo quy định.
Đây là quyết định hợp tình, hợp lí, đúng luật. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh chưa thấy thỏa mãn vì cho rằng bằng trung cấp chuyên nghiệp không thể là “tấm hộ chiếu” sau khi con họ ra trường. Nhiều người đề xuất được cấp bằng tốt nghiệp THPT như HS phổ thông vì HS đã được nhà trường tổ chức dạy văn hóa trong nhiều năm.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia giáo dục, thực chất Bộ GD&ĐT không cấm dạy văn hóa trong trường nghề. Tuy nhiên, đây là học kiến thức văn hóa THPT để làm kiến thức cơ sở gắn với ngành nghề học sinh, sinh viên đăng kí học và không phải học để thi lấy bằng tốt nghiệp THPT.
Ông Hoàng Đức Minh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên (Bộ GD&ĐT) khẳng định: Căn cứ quy định của pháp luật, các cơ sở GD nghề nghiệp (GDNN) không có chức năng giảng dạy Chương trình GDTX cấp THPT.
Học sinh tốt nghiệp THCS vào học trình độ trung cấp, có nguyện vọng học đồng thời Chương trình GDTX cấp THPT để dự thi lấy bằng tốt nghiệp THPT, các trường trung cấp, cao đẳng cần phối hợp với trung tâm GDTX, trung tâm GDNN – GDTX đóng trên địa bàn để các trung tâm tổ chức giảng dạy Chương trình GDTX cấp THPT trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người học.
Trường nghề phải dạy nghề cho tốt
Theo ông Hoàng Ngọc Vinh – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT), việc dạy và học trong các cơ sở GDNN cùng lúc để hoàn thành 2 mục tiêu là giỏi nghề và thi tốt nghiệp THPT trong 3 năm rất khó bảo đảm chất lượng.
Ngoài ra, các môn văn hóa trong trường nghề cần có điểm khác biệt với chương trình phổ thông hay GDTX. Chẳng hạn, môn Toán, Vật lý, Hóa học ở trường nghề cần gắn với nghề nghiệp cụ thể mà HS đang theo học như điện, cơ khí… chứ không dừng lại ở lý thuyết thuần túy.
Những đối tượng đã tốt nghiệp THCS và được cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, giá trị của bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp được sử dụng thay thế cho bằng tốt nghiệp THPT để học lên cao hoặc phục vụ nhu cầu tuyển dụng. Bằng trung cấp (9 3) là quá đủ để có thể học lên và đi hành nghề.
Ông Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ,TB&XH) cho rằng: Học trung cấp, nhất là các ngành kỹ thuật, các em không bắt buộc phải học văn hóa THPT vì nhiều doanh nghiệp chỉ cần có tay nghề. Tuy nhiên, muốn học lên trình độ cao hơn, các em đăng ký học 4 môn nếu muốn học từ trung cấp lên cao đẳng và 7 môn nếu muốn tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Trở lại vụ việc ở Học viện Múa Việt Nam, ông Lê Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Đào tạo (Bộ VH,TT&DL) trao đổi: Sự việc xuất phát từ tính đặc thù trong đào tạo nghệ thuật. Do đối tượng tuyển sinh còn nhỏ, HS bắt buộc phải học văn hóa song hành với chuyên môn trong đó, phần chuyên môn rất nặng (mỗi ngày tập luyện 6 – 7 tiếng). Bởi vậy, cần phải có chương trình văn hóa phù hợp với các em chứ yêu cầu các em học văn hóa như HS trường phổ thông là đòi hỏi quá cao.
Theo ông Hoàng Đức Minh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thường xuyên (Bộ GD&ĐT), Bộ GD&ĐT sẽ hoàn thiện và ban hành Thông tư quy định khối lượng kiến thức văn hóa THPT cho học sinh có bằng tốt nghiệp THCS vào học trình độ trung cấp học lên trình độ cao đẳng phù hợp với Chương trình GDPT mới 2018, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật.
Học viện Múa Việt Nam "chốt" ngày nhận hồ sơ xét bằng tốt nghiệp trung học cơ sở
Ngày 8/4, Học viện Múa Việt Nam ra thông báo về việc cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở cho học sinh các khóa nhập học từ 2012 cho tới nay.
Ảnh minh họa
Học viện Múa Việt Nam quyết định cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở cho học sinh dựa trên nguyện vọng của toàn thể phụ huynh, học sinh đã và đang học tại trường.
Thông báo của Học viện Múa Việt Nam nhằm triển khai việc cấp bằng trung học cơ sở cho học sinh
Việc dạy học nhưng không cấp bằng đã diễn ra ở Học viện Múa được vài năm, dẫn tới việc 273 em học sinh hệ trung cấp liên thông cao đẳng của Học viện Múa ra trường năm 2019 và 2020 nhưng chỉ có bằng cao đẳng mà không có bằng trung cấp, bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Như trước đó Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có loạt bài về nguyện vọng được cấp bằng đầy đủ, 325 phụ huynh học sinh các khóa của Học viện Múa bao gồm cả đã tốt nghiệp và đang học tại trường có đơn "kêu cứu", mong các cơ quan chức năng giải quyết vấn đề.
PTT Vũ Đức Đam: Bảo đảm chất lượng giảng dạy văn hoá trong các trường nghề Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam quán triệt tinh thần thực hiện giáo dục mở, liên thông giữa các trình độ, giữa các hệ thống và hình thức đào tạo. Liên quan đến việc tổ chức giảng dạy Chương trình giáo dục thường xuyên cấp phổ thông trung học (THPT) trong các trường trung cấp, cao đẳng để cấp bằng tốt nghiệp THPT,...