Học nghề ở tuổi 33
‘Tôi từng là cô gái nhiều hoài bão nhưng lại giậm chân tại chỗ trong một thời gian khá dài. Giờ đây, tôi như bừng tỉnh với lựa chọn học nghề’.
Yến Nhi đang thực hành tại một spa – Ảnh: THANH TÒNG
Tôi lớn lên trong gia đình khó khăn nên từ khi học phổ thông tôi đã không thể kiên nhẫn nhìn cha mẹ vất vả để lo cho sáu chị em tôi mà tôi ung dung được. Vì vậy tôi quyết định vừa đi học chữ vừa học thêm cái nghề.
Sớm vào nghề
May mắn, tôi được người cô là bạn của mẹ thương nhận vào học nghề tóc mà không lấy một khoản phí nào.
Khi tôi bắt đầu, mọi thứ mới mẻ hoàn toàn, tôi như người ngoài hành tinh mới xuống, nghĩ mình không thể làm được gì. Nhưng sau khoảng thời gian ngắn được cô rèn luyện dạy dỗ, tôi chợt nhận ra mỗi ngày trong công việc được làm cho người khác đẹp hơn là một đam mê trong tôi.
Tôi vẫn tiếp tục vừa học phổ thông, vừa học nghề một cách nghiêm túc. Sau thời gian đó, mọi thứ với tôi như một định mệnh, tôi nhận ra mình yêu các lĩnh vực làm đẹp đến lạ.
Vì thế sau khi học xong phổ thông, tôi quyết định sẽ theo đuổi con đường này. Tôi được nhận vào làm trong một tiệm làm tóc chuyên nghiệp, có tiếng tại TP Biên Hòa (Đồng Nai). Ở thời điểm ấy, tuy mức lương khá ít ỏi nhưng lại mang đến cho tôi sự thỏa mãn với đam mê của mình.
Khi tôi quyết định lấy chồng ở tuổi 22, được chồng và gia đình chồng yêu thương, nâng đỡ nên sau khi lập gia đình, tôi tiếp tục được theo đuổi niềm đam mê. Tôi đã tưởng tượng ra một bức tranh tuyệt đẹp khi nghĩ tới tương lai sẽ là bà chủ một salon với các dịch vụ làm đẹp từ đầu đến chân cho các thượng khách.
Sau khi học xong, tôi đã tự tin làm chủ một “ beauty salon” nho nhỏ với các dịch vụ làm đẹp cho mọi người. Nhưng mọi đam mê lại phải gác sang một bên sau khi tôi sinh em bé. Vì không đủ sức khỏe để lo chu toàn mọi việc nên tôi đành ngậm ngùi lui về sau chăm sóc gia đình và sát cánh bên cạnh chồng con.
Video đang HOT
Trở lại giấc mơ ban đầu
Sau một khoảng thời gian khá dài, niềm đam mê ấy vẫn chẳng tắt, nó vẫn nhen nhóm, âm ỉ trong tôi. Giờ đây, sau 11 năm lập gia đình, tôi đã và đang bận rộn với bốn thiên thần nhỏ. Nhưng cứ nghĩ tới thời gian dài đó, tôi cảm thấy mình như một gánh nặng đối với chồng. Tôi cảm thấy mình cần làm gì đó, ngay bây giờ.
Với khao khát được mang đến cái đẹp và sự tự tin cho tất cả mọi người, tôi quyết định chọn spa. Cảm giác được giải quyết muôn vàn vấn đề về sức khỏe, sắc đẹp cho mọi người, đặc biệt cho phái đẹp, là động lực lớn thôi thúc tôi hành động.
Tôi lang thang lên thành phố tìm cho mình địa chỉ uy tín để chọn học. Nhưng khi được tư vấn quá nhiều, hứa hẹn đủ kiểu tôi lại chán nản ra về. Tôi chẳng biết phải hỏi ai. Sau thời gian tìm kiếm, tôi chọn học nghề tại một trường chuyên đào tạo làm đẹp.
Tôi quyết định nói với chồng về ước mơ màu hồng của mình, vừa nghe anh đã gạt phăng với đủ mọi lý do hết sức thuyết phục. Nhưng với đam mê của mình thì tôi có phần hơi bất chấp. Biết anh sẽ buồn nhưng tôi nghĩ đây chính là lúc tôi cần thực hiện đam mê của mình, cũng là gánh đỡ một phần vất vả cho anh. Vậy nên, tôi đã đứng lên và âm thầm đăng ký…
Vì con đường từ nhà đến trường khá xa (24km) nên tôi phải sắp xếp thời gian thật ổn thỏa để không ảnh hưởng tới giờ học. Tôi phải cố gắng chu toàn mọi việc, có vất vả cũng không được than trách vì đó là lựa chọn của tôi. Tôi tự dặn lòng phải cố gắng, quyết tâm, không cho phép mình gục ngã trên con đường theo đuổi ước mơ.
Giờ đây, tôi sắp tốt nghiệp và chuẩn bị được hiện thực hóa đam mê của mình. Cảm ơn các thầy cô, với sự chuyên nghiệp trong kinh nghiệm, tác phong, nghiêm túc trong suốt quá trình học đã hỗ trợ tôi trong mọi vấn đề. Tôi thật sự tự tin với những gì được học tại đây.
Không bao giờ là trễ
Với tôi, theo đuổi đam mê lúc này không còn sớm nhưng chẳng có gì là trễ với cái gọi là “đam mê”. Chỉ cần bạn thật sự nghiêm túc với việc bạn đang làm và muốn làm, cả vũ trụ sẽ giúp bạn thành công!
Thi viết 'Tôi chọn nghề' Lần 2: Khi thành công, gia đình sẽ thấu hiểu
LTS: Mất cha mẹ từ nhỏ, Đặng Đông Hải Duy (20 tuổi, Cần Thơ) phải bươn chải vừa học vừa làm, rồi táo bạo chọn ngã rẽ quyết định cho cuộc đời mình. Bức thư tay với nét chữ rất đẹp của Duy gửi đến báo Tuổi Trẻ khiến nhiều người xúc động.
Đặng Đông Hải Duy và bài thi viết tay gửi tới cuộc thi "Tôi chọn nghề" - Ảnh: THÁI TRINH
27-6 là ngày tôi kết thúc kỳ thi THPT quốc gia năm 2018. Trong gần một tháng chờ đợi kết quả, tôi trăn trở rất nhiều liệu mình có đậu vào ngôi trường ĐH hàng đầu, liệu rằng mình có thật sự đam mê với ngành học đã đăng ký hay lựa chọn chỉ do áp lực từ gia đình, dòng họ?
Rồi tôi cũng đã ghi tên mình vào danh sách lớp văn học của Trường ĐH Cần Thơ với số điểm khá cao khi đó là 20,25.
Những câu hỏi ám ảnh
Gia đình hai bên nội, ngoại đều tự hào, nhưng tôi vẫn có cảm giác hình như mình không thực sự đam mê với con đường đã chọn.
Mới tám tuổi, tôi đã mồ côi cha mẹ. Tôi sống với ông bà ngoại từ nhỏ và dựa vào những đồng tiền ít ỏi của anh hai tôi lao động chân tay, cho tôi ăn học tới hôm nay.
Năm đầu tiên trên giảng đường, tôi vất vả làm rất nhiều công việc, từ may gia công cho một xưởng nhỏ gần nơi ở đến chạy hàng chục cây số mỗi ngày giao hàng, rồi làm phục vụ cho một quán cà phê gần trường... chỉ để trang trải cho cuộc sống sinh viên khó khăn của mình.
Những ngày học ĐH, tôi lại bị ám ảnh những câu hỏi: Liệu rằng mình có đi đúng con đường, liệu rằng cố gắng của mình như thế có ý nghĩa gì? Tôi đã sụt mất 5kg cho việc học và làm mà không đem về thành tích nào nổi trội.
Chán nản từ từ, tôi lao vào đi làm thêm kiếm tiền cho gia đình mà không màng gì việc học. Rồi cái gì đến cũng đến, cuối học kỳ 2 năm nhất, tôi nợ 2 môn và điểm tổng kết chỉ nằm ở tốp trung bình. Tôi bắt đầu suy sụp: Nên tiếp tục hay dừng lại? Tương lai của mình rồi sẽ đi về đâu?
Ngã rẽ cuộc đời
Đến đầu tháng 7-2019, tôi quyết định táo bạo sẽ chuyển ngành, chuyển trường bởi không thể học khi không phù hợp đam mê. Đúng vào thời gian đó, Trường cao đẳng Du lịch Cần Thơ tuyển sinh, tôi đã không chần chừ mà nộp hồ sơ ứng tuyển ngay vào ngành quản trị nhà hàng khách sạn, bởi đây là ngành tôi thực sự yêu thích trước kia mà vì nhiều lý do tôi không thể lựa chọn.
Khi cân nhắc vào trường, tôi cũng thắc mắc rất nhiều: Vì sao mới năm đầu trường lại cho thẳng vào chuyên ngành? Tại sao trường lại có học phí khá thấp, liệu ra trường có việc làm không? Tại sao trường chỉ đào tạo trong vòng hai năm rưỡi?
Dần dần những câu hỏi trong tôi cũng được giải đáp, tôi đã hiểu rõ hơn về ngôi trường mà mình đang theo học và tin tưởng với đam mê của mình.
Cũng phải nói rằng tôi quyết định táo bạo khi chuyển ngành, chuyển trường mà chưa cho gia đình tôi biết. Tôi nghĩ đến khi tôi có được thành công, gia đình sẽ thật sự hiểu và thông cảm cho tôi.
Hiện tại, tôi đang từng ngày cố gắng chứng minh định kiến phải vào ĐH mọi giá mới thành công và có thể tạo ra nhiều tiền. Với tôi, thành công là dựa vào đam mê nghề nghiệp, vào thực lực cá nhân chứ không phải trên con đường ĐH mới có.
Tôi tự nhủ tôi không hẳn mong muốn sau này mình sẽ thành công rực rỡ, mà chỉ muốn khẳng định rằng đam mê nghề nghiệp - một đam mê không bao giờ bị dập tắt. Tôi không hẳn mong muốn sau này mình giàu sang, tôi chỉ muốn có cuộc sống an bình với những gì mình đã chọn, có một cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc với những nghề mà mình có.
Và tôi mong gia đình thấu hiểu quyết định của tôi...
Một trường 66 bài thi
Tuần qua, ban tổ chức cuộc thi "Tôi chọn nghề" nhận được gói bưu phẩm chứa 66 bài viết của các học sinh Trường THPT Nguyễn Huệ (Đại Từ, Thái Nguyên). Cho đến hiện tại, đây là số lượng tham gia kỷ lục từ một đơn vị dự thi.
Cô Cao Thị Hiền - phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Huệ - chia sẻ ngay khi biết thông tin về cuộc thi "Tôi chọn nghề", nhà trường nhanh chóng triển khai đến các giáo viên chủ nhiệm và các thầy cô trong bộ môn văn vận động các em tham gia.
Nhà trường đã chấm vòng sơ loại, rồi mới chọn ra các bài thi đặc sắc nhất và phù hợp với tiêu chí gửi về báo Tuổi Trẻ. "Trường cũng có riêng những giải thưởng để khuyến khích các em tham gia" - cô Hiền nói.
Cô Hiền cho biết thêm thầy cô trong trường luôn chú trọng vấn đề hướng nghiệp cho các em, đặc biệt là học sinh lớp 12. Do đó, các em luôn tự tin lựa chọn theo định hướng của mình vào đại học hoặc vào các trường nghề, tùy theo đam mê và năng lực.
TRỌNG NHÂN
Theo Tuổi trẻ
Kinh nghiệm từ Hàn Quốc và bài học cho các bạn trẻ Việt Nam trước ngưỡng cửa chọn nghề, lập nghiệp Chọn nghề đó là việc con người đối chiếu nguyện vọng, sở trường, khuynh hướng, hứng thú và năng lực của mình với yêu cầu của nghề nghiệp xem có phù hợp hay không. Ảnh minh họa Trước ngưỡng cửa cuộc đời, việc chọn nghề vô cùng hệ trọng nên phải đắn đo suy nghĩ kỹ. Nếu chọn nghề đúng, bạn sẽ cảm...