Học ngành Quản lý đất đai phù hợp thời đại kinh tế thị trường, số hóa
Ngành Quản lý đất đai đã và đang thu hút rất nhiều nhân lực ở Việt Nam, đây là ngành học rất hấp dẫn đối với bạn trẻ trước cơ hội lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai, trong xu thế đất nước phát triển của thời đại kinh tế thị trường và chuyển đổi số.
Xã hội càng phát triển, nhu cầu sử dụng và giá trị của đất đai ngày càng lên cao dẫn đến việc sử dụng đất đai càng phức tạp. Với sự phát triển của thị trường bất động sản, các hoạt động liên quan đến đất đai ngày càng đa dạng, phong phú. Các hoạt động mua bán đất, cho thuê đất… diễn ra hàng ngày trong đời sống từ đất vườn, đất ruộng cho đến đất ở. Nó đem lại cho con người những món lợi nhuận, hàng loạt các tỷ phú bất động sản hiện nay đã ra đời.
Ngành Quản lý đất đai học gì?
Học tập ở cơ sở này sinh viên được trang bị các kiến thức chất lượng cao và kỹ năng chuẩn mực hành nghề làm nền tảng để thực hiện công việc trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai như: Đăng ký, thống kê, kiểm kê đất đai; Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất; Thanh tra, giải quyết tranh chấp đất đai; Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; Định giá đất; Tài chính đất; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Quản lý bất động sản; Đo đạc lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính; Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, hệ thống thông tin đất đai …
Sinh viên học lập quy hoạch sử dụng đất
Sinh viên thực hành định giá, tài chính đất
Video đang HOT
Học ngành Quản lý đất đai ở đâu?
Học viện Nông nghiệp Việt Nam là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Quản lý đất đai của Việt Nam. Trên 67 năm kinh nghiệm trong đào tạo và nghiên cứu, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã đào tạo trình độ kỹ sư; thạc sĩ; tiến sĩ, đã và đang công tác tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, sở Tài chính, Kế hoạch đầu tư cấp Tỉnh, thành trong cả nước, Phòng Tài nguyên và Môi trường…
Các cựu sinh viên là thứ trưởng, chủ tịch HĐND, phó CT cấp tỉnh, Giám đốc sở, giám đốc công ty tư vấn về thăm tri ân thầy cô trong khoa
Cơ hội việc làm cho ngành Quản lý đất đai
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý đất đai có thể làm việc trong:
- Các cơ quan quản lý nhà nước như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban kiểm tra, thanh tra Chính Phủ, Tổng cục Quản lý đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Kế hoạch đầu tư, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký đất đai, cán bộ Địa chính cấp xã, phường…
- Các trường đại học và cơ quan nghiên cứu: Viện Nghiên cứu Quản lý đất đai, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ, Viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp, Viện Nông hóa thổ nhưỡng, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn…
- Các doanh nghiệp chuyên ngành như: các Trung tâm, Công ty về quy hoạch, Đánh giá đất; Trung tâm định giá đất, công ty Bất động sản, sàn giao dịch bất động sản.
Tại ngày hội việc làm ngày được tổ chức hàng năm tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam có nhiều đơn vị cơ quan, hàng chục công ty đến trực tiếp tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý đất đai vào làm việc với những mức lương hấp dẫn, ví dụ như: Công ty TNHH bất động sản Inficity; Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Việt; Công ty BĐS An Quý Hưng Land; Công ty BĐS Phúc Lộc; Công ty BĐS Hùng Vương; Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư Phương Bắc; Công ty An Việt; Công ty cổ phần tư vấn dịch vụ Bắc Hà với số lượng tuyển dụng hàng trăm sinh viên mỗi năm.
Nếu bạn yêu thích ngành Quản lý đất đai và mong muốn được học tập tại ngôi trường có bề dày truyền thống này hãy nhanh tay đăng ký vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam, mã trường: HVN, mã nhóm ngành: HVN19.
Thông tin liên hệ: Điện thoại: 024.6261.7578, 024.6261.7520, 0961.926.639, 0961.926.939
Website: https://www.vnua.edu.vn/; https://cnsh.vnua.edu.vn/brochure
Facebook: www.facebook.com/tuyensinhvnua.edu.vn.
Đào tạo nhân lực y tế: Đổi mới chuẩn đầu ra
Qua dịch Covid-19, y tế cơ sở đã bộc lộ rất nhiều lỗ hổng, việc đào tạo nhân lực y tế cần có sự đổi mới để đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội
Tại Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XV do Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức ngày 5-5, PGS-TS-BS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP HCM, cho biết khi dịch Covid-19 bùng phát ở thành phố, nhân lực y tế có lúc kiệt sức, quá tải; y tế cơ sở bộc lộ nhiều lỗ hổng. Rút kinh nghiệm và để chuẩn bị ứng phó với các loại dịch bệnh, Sở Y tế TP HCM đã nghiên cứu Đề án Nâng cao năng lực của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) và Nâng cao năng lực y tế cơ sở.
"Hai đề án này hướng đến sự lâu dài trong giáo dục và đào tạo cùng những vấn đề liên quan, để chủ động phát hiện, dự báo, can thiệp trước dịch bệnh, củng cố hệ thống phòng chống dịch của TP" - bác sĩ Thượng nhấn mạnh.
GS Hồ Hội, Trung tâm Khoa học Y tế Texas Tech (Mỹ), cho rằng trong giáo dục và đào tạo, ngành y cần hướng đến việc đáp ứng chuẩn đầu ra mong muốn của người học và những yêu cầu thực tế của xã hội.
PGS-TS-BS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP HCM, phát biểu về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực y tế tại Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XV do Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức ngày 5-5
Theo GS Hội, hơn 20 năm qua, nhiều quốc gia ở Bắc Mỹ và châu Âu đã thực hiện chương trình đổi mới trong đào tạo y tế, lấy kỹ năng làm chuẩn đầu ra. Không giống như chương trình giáo dục truyền thống là xây dựng chương trình sau đến phương pháp dạy học, khởi đầu của giáo dục hiện đại là những điều cần thiết của y tế. Từ đó, ghi nhận mong muốn chuẩn đầu ra của người đã và sẽ tham gia ngành y tế. Tiếp đến, cơ quan quản lý ngành sẽ đưa ra phương pháp lượng giá chính xác để bảo đảm đạt được chuẩn đầu ra mong muốn. Cuối cùng, họ mới đưa ra chương trình giáo dục phù hợp.
"Khi thực hiện chương trình giáo dục y tế, chúng ta phải đặt ra câu hỏi liệu rằng nó có thực sự song hành với thực hành y khoa trong xã hội hay không? Theo nghiên cứu từ năm 2008 - 2010, tại Việt Nam, hơn 1.000 sinh viên y khoa chỉ có 16 kỹ năng trong 129 kỹ năng cơ bản. Nên đánh rớt những người đáng bị đánh rớt" - GS Hội nhấn mạnh.
Để đạt được chuẩn đầu ra mong muốn, chương trình giáo dục cần đổi mới ở điểm: đưa sự cần thiết đáp ứng yêu cầu của của ngành và xã hội lên đầu tiên; sau đó là nhận phản hồi của học sinh vừa ra trường, những học viên đang theo học tại trường, đồng nghiệp và bệnh nhân..., điều này giúp xem xét được chương trình có thích hợp hay không. Trong đào tạo liên tục, chúng ta phải dựa vào những lỗ hổng của thực hành y khoa để hoàn thiện bài giảng.
GS Hồ Hội khẳng định giáo dục y khoa là một chuỗi dài, khởi đầu bằng trường ĐH, nối tiếp là sau đại học và kéo dài trong suốt quá trình làm nghề, cần đào tạo liên tục. Do đó, nếu thay đổi thì phải thay đổi toàn bộ hệ thống giáo dục của cả 3 giai đoạn mới đạt chất lượng theo sự phát triển của xã hội.
Đại học FPT hợp tác với SIT và Đại học Jacobs đào tạo nhân lực CNTT chất lượng cao Đại học FPT ký bản ghi nhớ với SIT và Đại học Jacobs để đào tạo nhân lực CNTT trình độ cao đem lại cơ hội giáo dục và nghề nghiệp hấp dẫn cho sinh viên Việt Nam. Ngày 13/4/2022, Đại học FPT ký bản ghi nhớ với Viện Công nghệ Schaffhausen (SIT) và Đại học Jacobs tại Bremen (JUB) nhằm tuyển chọn...