Học ngành Hóa dầu, ra trường làm việc ở đâu?
Có được phép học 2 trường đại học cùng một lúc? Học ngành Sư phạm mầm non ra trường có thất nghiệp? Ngành Quản lý văn hóa có dễ xin việc? Điểm chuẩn của Học viện hành chính 2012? Ngành Hóa dầu, Công nghệ Vật liệu ra trường làm việc ở đâu?
Cho em hỏi, hiện nay Bộ GD-ĐT quy định như thế nào về việc học hai trường cùng lúc (ĐH Kinh tế & ĐH Sư Phạm khoa Tiếng Anh)? So với việc học hệ chính quy và hệ vừa học vừa làm của trường Kinh tế thì cái nào tốt hơn? Nếu đã thi đậu vào hệ chính quy năm 2012 của Trường ĐH Kinh tế rồi thì có thể lấy điểm đó xin xét tuyển qua hệ tại chức của trường được không? (zuthuynguyen@gmail.com)
Sinh viên được phép học 2 trường đại học song song nhưng với yêu cầu kết quả học tập của trường bạn đang học phải đoạt loại giỏi và được phép của nhà trường (vì liên quan tới giấy tờ gốc bạn đã nộp ở trường). Bạn lưu ý, học hai trường rất vất vả, lúc nào cũng phải xoay như chong chóng với lịch học, nhất là khi các lớp học 2 trường có lúc trùng nhau hoặc lấn sang giờ học của nhau, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của em. Em nên suy nghĩ kỹ.
Hệ vừa học vừa làm dành cho những người đã đi làm không có toàn thời gian dành cho việc đi học. Em chưa đi làm thì học chính quy tốt hơn. Kết quả tuyển sinh năm 2012 các trường đã khép lại và đã báo cáo lên Bộ GD-ĐT số thí sinh trúng tuyển vào các hệ đào tạo nên em khó chuyển sang hệ đào tạo khác. Tuy nhiên, em có thể lên phòng đào tạo của nhà trường để hỏi lại vấn đề này.
Em là học sinh lớp 12 của một trường THPT tại tỉnh Kiên Giang. Hiện, em vẫn chưa thực sự quyết định chọn lựa một ngành nghề hoặc trường nào phù hợp cả. Em chỉ học trung bình khá. Em có suy nghĩ tới 3 ngành đó là công an, sư phạm mầm non và tiếng Anh chuyên ngành. Vì gia đình khá khó khăn và việc học những ngành này cũng sẽ đỡ đần gành nặng phần nào. Tuy nhiên, em lại không biết nhu cầu nhân lực cho ngành sư phạm mầm non như thế nào trong những năm tới và có thông tin rằng sẽ không biên chế giáo viên mầm non nhà nước nữa? Hoặc ngành công an thì sau khi học xong thì sẽ được bố trí công việc hay phải đi xin việc? Còn ngành tiếng Anh chuyên ngành thì nhu cầu tương lai ra sao? ( thuyninh114@gmail.com)
Vì hoàn cảnh gia đình có thể em nên đăng ký học sư phạm hoặc công an bởi ngành học này được miễn học phí. Ngành học sư phạm mầm non hiện nay giáo viên hợp đồng đều được hưởng chính sách như giáo viên biên chế. Bên cạnh đó, em cũng không lo thất nghiệp vì hiện nay nhiều vùng miền vẫn thiếu nhiều giáo viên, quan trọng là em phải yêu nghề. Nếu emđăng kýt hi vào ngành công an thì em phải đăng ký và nộp hồ sơở tỉnh và phải qua sơ tuyển. Nếu em đỗ vào trường công an thì ra trường sẽ được tỉnh bố trí công việc. Với ngành tiếng Anh tìm việc khó hơn2 ngành trên và học tiếng Anh xong em phải học thêm một bằng chuyên ngành khác thì mới tìm được việc như ý. Chúc em có sự lựa chọn trường đúng đắn phù hợp với năng lực của mình.
Video đang HOT
Em đang học ngành Quản lí văn hóa của trường ĐH Văn Hóa TPHCM. Em muốn thi lại vào kì thi sắp tới vì không biết tương lai ngành nghề mình có dễ xin việc hay không. Em định thi vào khối ngành Kinh tế nhưng năm nay Bộ có quy định gì đó mới về nhóm ngành này. Em không biết nên thi lại hay không và nên thi trường nào. Nếu em học ngành hiện tại có tương lai hay khôngvà ngành nào thuộc khối D1 mà xã hội cần trong 5 năm tới? (phamvankhoa886@gmail.com)
Đúng là năm nay Bộ GD-ĐT có giảm chỉ tiêu khối ngành kinh tế bởi nguồn lực ngành này đang dư thừa. Tâm trạng của em đang đứng giữa đôi đường là nên học ngành mình đang học hay học sang ngành khác. Theo Ban tư vấn, em nên cân nhắc lựa chọn kỹ ngành học nào mà phù hợp với năng lực, sở thích của mình vì làm nghề nào mình phải thực sự thích và đam mê thì mới thành công. Mỗi ngành đào tạo của mỗi trường đại học đều thực hiện một sứ mệnh riêng là đào tạo nhu cầu nhân lực cho xã hội. Do vậy, các ngành nghề mà trường mở ra đều có trong sự quy hoạch nguồn nhân lực.
Cho em hỏi chỉ tiêu tuyên sinh đại học và điêm chuân của trường Học viên hành chính quôc gia năm ngóai là bao nhiêu và dự kiên là chỉ tiêu tuyên sinh năm nay của trường là bao nhiêu? (tungduong19582@yahoo.com)
Điểm chuẩn Học viện Hành chính năm 2012 là 1.500. Điểm chuẩn khối A, D1: 16,5, khối C: 20. Chỉ tiêu dự kiến của trường năm 2013 sẽ tương đương năm trước.
Năm nay em định dự thi 1 trong 2 ngành Hóa dầu hoặc Công nghệ vật liệu của trường Bách khoa TPHCM. Em muốn hỏi rõ hơn về nhu cầu nhân lực cũng như triển vọng của 2 ngành này trong tương lai là như thế nào?Sau khi học xong thì công việc em phải làm là gì và có thể xin việc ở đâu? Khi đăng kí dự thi vào Bách khoa Tp.HCM,nếu không đậu nguyện vọng ngành mình thi thì mình được trường chuyển sang ngành khác (nếu có đăng kí khi làm hồ sơ dự thi) có điểm thấp hơn phải không? (bidaden12@gmail.com)
Ngành Hóa dầu và Công nghệ vật liệu là những ngành học mũi nhọn được nhà nước ưu tiên đầu tư vì đang thiếu nguồn nhân lực.
Với chuyên ngành Công nghệ Hóa dầu, sinh viên được trang bị các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, về ngoại ngữ, tin học, kiến thức cơ bản về hóa học, kiến thức cơ bản và chuyên sâu về công nghệ hóa học ở bậc đại học. Sinh viên được trang bị kỹ năng thực hành, thực nghiệm về hóa học cơ bản và công nghệ hóa học, có khả năng tham gia trong công tác giảng dạy và bước đầu có tư duy sáng tạo trong nghiên cứu khoa học. Sau khi tôt nghiêp, sinh viên có thê tìm viêc làm ở các đơn vị kinh tê chuyên ngành dâu khí hoặc các sản phâm từ dâu khí hiên đang phát triên rât mạnh ở khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu, TP.HCM, Khu kinh tê Dung Quât (Quảng Ngãi) và nhiêu địa phương khác; làm công tác giảng dạy, đào tạo ở các trường đại học, trường dạy nghê hoặc Viên nghiên cứu.
Ngành Công nghệ Vật liệu, có tính năng đặc biệt ngày càng cao và đa dạng. Kỹ sư công nghệ vật liệu được đào tạo theo hướng ngành rộng, có năng lực đáp ứng các yêu cầu thiết kế công nghệ sản xuất, chế tạo, gia công vật liệu; lựa chọn, sử dụng vật liệu tối ưu cho các ứng dụng khoa học – kỹ thuật.
Yêu cầu đối với người học: có năng khiếu về các môn học toán, vật lý và hoá học. Khác với ngành CN Hoá học sinh viên học ngành CN vật liệu không đi sâu nhiều về hoá học. Toán học giúp sinh viên giải quyết các bài toán về kết cấu, về cấu trúc, các bài toán kỹ thuật. Vật lý là nền tảng để sinh viên hiểu các hiện tượng và cùng với kiến thức hoá học sinh viên hiểu rõ về cấu trúc vật liệu từ đó có những giải pháp tối ưu trong việc chế tạo, gia công và sử dụng vật liệu.
Kỹ sư tốt nghiệp có khả năng công tác ở các công ty sản xuất, gia công vật liệu phục vụ các ngành công nghiệp khác như luyện cán thép, gốm sứ, nhựa, cao su, vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất…; các công ty chế tạo vật tư và thiết bị dân dụng, thiết bị công nghiệp hoặc các đơn vị bảo dưỡng, sản xuất phụ tùng thay thế cho các thiết bị công nông ngư nghiệp; các cơ quan đào tạo và nghiên cứu khoa học như Trường, Viện về lãnh vực khoa học và công nghệ vật liệu, cơ quan quản lý và kiểm định chất lượng nguyên vật liệu…
Trường ĐH Bách khoa TP.HCM có chính sách nếu thí sinh nào không đỗ NV1 vào ngành mình đăng ký nhưng bằng điểm các ngành khác trong trường, nếu có nguyện vọng sẽ được chuyển ngành phù hợp với mức điểm của mình.
Ban tư vấn tuyển sinh
Theo dân trí
Ngành nghề nào đang thu hút lao động?
Theo khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, giai đoạn 2013-2015 đến năm 2020, thị trường lao động cần số lượng rất lớn kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ trình độ cao đẳng và trung cấp.
Nhóm ngành đang thiếu nhân lực
Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc trung tâm, cho biết: "Không chỉ ở khu vực TP.HCM mà ở đâu cũng vậy, nhân lực thuộc các ngành nghề kỹ thuật, dịch vụ luôn luôn thiếu. Tại TP.HCM, trong năm 2013, nhóm ngành marketing - kinh doanh - bán hàng chiếm 27,08% nhu cầu nhân lực. Kế đó là nhóm ngành du lịch - nhà hàng - khách sạn - dịch vụ - phục vụ chiếm 19,92%, công nghệ thông tin - điện tử - viễn thông chiếm 7,79%...".
Doanh nghiệp cần nhiều lao động kỹ thuật trình độ cao đẳng, trung cấp - Ảnh: Mỹ Quyên
Theo quy hoạch phát triển nhân lực TP.HCM đến năm 2020, TP.HCM ưu tiên phát triển nguồn lao động cho những ngành có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, đảm bảo nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho 4 ngành công nghiệp chủ lực. Đó là cơ khí chế tạo chính xác - tự động hóa, điện tử - công nghệ thông tin, chế biến thực phẩm theo hướng tinh chế và hóa chất - hóa dược - mỹ phẩm. Trong đó, tổng số nhu cầu nhân lực bình quân hằng năm là khoảng 270.000 thì các nhóm này chiếm 17%, khoảng 45.900 lao động. Ông Trần Anh Tuấn nhấn mạnh, nhóm ngành công nghệ thông tin ở đây gồm những chuyên ngành có tính "thời thượng" như thiết kế đồ họa, truyền thông đa phương tiện, lập trình... thì nhu cầu mới cao và mức lương mới hấp dẫn.
Còn lại, có 9 nhóm ngành kinh tế dịch vụ trọng điểm cũng ưu tiên nhân lực, trong đó có du lịch, giáo dục, y tế - chăm sóc sức khỏe... Điều đáng nói là nhóm ngành tài chính - tín dụng - ngân hàng chỉ chiếm 4% (khoảng 10.800 nhân lực), thấp hơn nhóm ngành du lịch (13.500 nhân lực) và giáo dục (21.600 nhân lực) chứ không còn độ nóng như thời điểm vài năm trước đây.
Cần lao động trình độ trung cấp
Sau khi khảo sát doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và doanh nghiệp bên ngoài, số liệu của trung tâm cho thấy lực lượng lao động cần nhiều nhất là ở trình độ trung cấp 21,52%, CĐ cần 11,21%, ĐH chỉ cần 12,31% và trên ĐH chỉ cần 0,5%.
Thật vậy, nhu cầu tìm việc phân theo trình độ năm 2012 cho thấy, chỉ có 13,31% người tốt nghiệp trung cấp đi xin việc, 27,81% CĐ và có tới 54,88% trình độ ĐH và trên ĐH, trong khi doanh nghiệp lại cần lao động học trung cấp nhiều hơn. Điều này dẫn đến tình trạng, sinh viên tốt nghiệp ĐH ra trường không có việc làm, trong khi việc làm đòi hỏi trình độ trung cấp nhiều mà lại không có người học.
Theo thanh niên
Có nên chọn các ngành "báo động đỏ"? Mùa tuyển sinh 2013, nhiều trường ĐH, CĐ đang giảm chỉ tiêu khối ngành kinh tế theo chủ trương của Bộ GD-ĐT, vì cho rằng đã thừa nhân lực. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia tư vấn, không có ngành nào thừa nhân lực. Nhiều trường giảm chỉ tiêu Ông Mỵ Giang Sơn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sài Gòn, cho biết,...