Học lớp 6 nhưng không thể đọc, viết
Một nam sinh đã học tới lớp 6 nhưng không thể đọc, viết. Giáo viên giải thích cho em lên lớp vì tình thương, muốn em được hòa nhập.
Đó là nam sinh Q.V.S, học sinh lớp 6 Trường THCS Lê Duẩn (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai).
Bà B.T.V (mẹ em Q.V.S) cho biết gia đình em Q.V.S là người dân tộc Mường di dân từ tỉnh Hòa Bình vào xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê. Về ngoại hình, Q.V.S phát triển bình thường, nhưng về trí tuệ, Q.V.S chậm phát triển. “Bây giờ học lớp 6 nhưng con tôi vẫn chưa thể nghe và viết lại được. Muốn cháu viết lại phải đánh vần từng từ một” – bà B.T.V nói và cho biết cuối năm lớp 5, thấy con bà học yếu quá nên gia đình đã đề nghị với giáo viên cho con được ở lại học cho kỹ nhưng cô giáo nói đã năm cuối cấp nên không thể để cháu ở lại được.
Em S. cùng mẹ
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Kha, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Quốc Toàn (xã Ia Tiêm) – nơi em Q.V.S theo học tiểu học – cho biết khi Q.V.S đang học lớp 5 bà có dạy và gọi em S. lên đọc bài thì cả lớp ở dưới cười và nói S. không thể đọc được.
Sau đó, bà đã hỏi 4 giáo viên tiểu học đã dạy em S. từ lớp 1 đến lớp 4 lên hỏi tại sao học sinh yếu như vậy vẫn để cho lên lớp thì các cô nói đã dạy kèm đặc biệt, nhưng do em S. chậm phát triển, nếu không “tạo điều kiện” cho lên lớp thì chắc chắn em S. sẽ bỏ học.
Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, nơi em S. học và lên lớp dẫu không đọc, viết được
Ông Ngô Xuân Hiếu, Trưởng Phòng GD-ĐT Chư Sê, cho biết trước mắt sẽ yêu cầu Trường THCS Lê Duẩn tìm các biện pháp dạy, giúp đỡ cho em Q.V.S tiến bộ. Kết quả học kỳ 1 lớp 6 vừa qua em S. bị học lực yếu.
Hoàng Thanh
Theo nld.com.vn
Video đang HOT
Học trò không được lưu ban, giáo viên cũng khổ
Chưa bao giờ, chuyện ở lại lớp với những học sinh chưa đạt yêu cầu về kiến thức, kĩ năng lại khó khăn đến như vậy.
LTS: Phản ánh tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp, nhà giáo Sông Mã chỉ ra nguyên nhân của tình trạng này là do chỉ tiêu thành tích trong giáo dục.
Toà soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Đã từ lâu, học sinh dù học yếu cũng mất quyền được lưu ban. Giáo viên trực tiếp giảng dạy cũng mất quyền cho các em ở lại.
Chưa bao giờ, chuyện ở lại lớp với những học sinh chưa đạt yêu cầu về kiến thức, kĩ năng lại khó khăn đến như vậy.
Không ít trường học cứ "nhắm mắt" lùa học sinh lên lớp nhưng cách này được cho là hơi "phiêu", hơi "liều mạng".
Bởi, bài học trả học sinh lớp 6 về học lớp 1 ở Sóc Trăng năm nào đã làm cho không ít trường học chùn bước.
Nếu trường nào bị trả lại học sinh, xem như bao tai tiếng sẽ đổ ập xuống đầu và cuốn phăng tất cả những thành tích trước đó.
Đặt chỉ tiêu thành tích quá cao gây ra nhiều hệ luỵ trong giáo dục. Ảnh minh họa: Vtv.vn
Khổ cho giáo viên
Lớp nào có những học sinh thuộc dạng này xem như giáo viên sẽ vô cùng áp lực. Cho ở lại lớp không được mà cho lên lớp cũng không đành.
Một số thầy cô từng chia sẻ cảm giác phấp phỏng, lo âu khi cho học sinh quá yếu lên lớp.
Có giáo viên đã nói thẳng rằng " mong cho chúng nhanh ra trường mới xem như thoát nợ".
Thường thì những em học tới lớp 5 vẫn không biết đọc, vẫn không thể viết nổi tên mình sẽ không có cơ hội vào học lớp 6.
Phần vì không thể theo nổi, phần vì cảm giác mắc cỡ với bạn bè. Con đường học tập của những học sinh này bao giờ cũng kết thúc chóng vánh như thế.
Giải pháp được cho là hoàn hảo nhất đã được ra đời
Học yếu nhưng một năm vẫn lên một lớp mà không bị ai bắt bẽ, lên án hay quy trách nhiệm. Chỉ còn một cách được cho là hoàn hảo nhất.
Đó là biến những đứa trẻ học quá yếu kia bỗng chốc trở thành những em học sinh "khuyết tật" về trí tuệ.
Có được tấm giấy chứng nhận chẳng khác gì giấy thông hành, những học sinh này ung dung lên lớp một cách đàng hoàng.
Để có được giấy chứng nhận khuyết tật, nhà trường yêu cầu cha mẹ học sinh lên trao đổi và yêu cầu mang con đi khám.
Thế nhưng có phụ huynh cương quyết "con tôi bình thường không có bệnh tật gì cả" nên nhất quyết không chịu hợp tác.
Có trường hiệu trưởng phải cương quyết " nếu gia đình không chịu đi khám, buộc phải chuyển con mình đi học trường khác. Vì ở trường này, học sinh không thể lưu ban".
Trước sức ép của nhà trường, buộc cha mẹ phải dẫn con đi khám.
Đương nhiên họ cũng có được giấy chứng nhận chậm phát triển về trí tuệ.
Nhiều giáo viên cho rằng, nếu những học sinh này được ở lại ngay từ lớp 1 thì có lẽ các em cũng chẳng đến nỗi phải nhận mình bị khuyết tật như thế.
Học sinh sau khi được công nhận là khuyết tật sẽ được đánh giá riêng.
Có em không đánh giá, nghĩa là học được gì thì học. Có em sẽ đánh giá 50% so với kiến thức chuẩn. Và dù có học thế nào thì cuối năm vẫn lên lớp như thường.
Một nghịch lý cho thấy, càng những trường mang danh chuẩn quốc gia, tỉ lệ học sinh ngồi nhầm lớp càng nhiều.
Tại sao ư? Vì chỉ tiêu ở những trường học này luôn ở mức cao ngất ngưỡng.
Thế nên để học sinh ở lại lớp đồng nghĩa với việc nói không với mọi thành tích thi đua. Điều này, gần như rất ít hiệu trưởng làm được.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã không tiếc tiền thay đổi cả chương trình dạy học với mục đích duy nhất nâng cao chất lượng dạy và học.
Vậy chẳng có lý do gì không thể xóa bỏ những Thông tư quy định về chuẩn phổ cập, trường chuẩn quốc gia, những tỉ lệ lên lớp thẳng, tỉ lệ học sinh lưu ban...
Bởi, những quy định về chỉ tiêu ấy vẫn còn thì đừng mong gì giáo dục có được sự đổi mới.
Theo giaoduc.net.vn
Rộng vòng tay với những số phận thiệt thòi Để học sinh khuyết tật, tàn tật, tự kỷ có nhận thức, kỹ năng tưởng như rất đơn giản là kết quả của sự kiên nhẫn, tỉ mỉ, và trên hết là sự chia sẻ, yêu thương, giúp các em xóa đi những mặc cảm, tin vào cuộc sống mà vươn lên. Tận mắt nhìn các thầy cô chăm sóc, giáo dục các...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc thăm dò Mỹ về vấn đề fentanyl
Thế giới
07:26:01 05/05/2025
Cường Đô La cập nhật hình ảnh mới nhất của Subeo, hé lộ chi tiết đặc biệt về chuyện du học
Sao việt
07:22:46 05/05/2025
Cụ bà lớn tuổi nhất thế giới nói bí quyết sống lâu là 'không tranh cãi'
Lạ vui
07:22:25 05/05/2025
Siêu mẫu bị 1 Thiên vương ví như giày rách, nay có cái kết bất ngờ bên chồng đại gia
Sao châu á
07:17:51 05/05/2025
Vụ xe tải cán bé gái 14 tuổi ở Vĩnh Long: Phi lý đến nực cười!
Pháp luật
07:15:20 05/05/2025
Sinh nhật quý tử Văn Hậu: Ông nội hiếm hoi lộ diện, "bơ" cháu vì con Quang Hải?
Netizen
06:51:27 05/05/2025
Bận rộn vẫn muốn ăn ngon: Đừng bỏ lỡ 4 món "cơm măng lười" dễ làm, siêu hấp dẫn
Ẩm thực
05:49:47 05/05/2025
Lưu Thi Thi 17 tuổi đẹp khủng khiếp: Khó tin nhan sắc đỉnh cao cỡ này, xứng danh ngọc nữ của làng phim Trung Quốc
Hậu trường phim
05:46:23 05/05/2025
Hát 'Thua một người dưng', cô gái 23 tuổi được Ngọc Sơn nhắn nhủ một điều
Tv show
23:05:05 04/05/2025
Alexander-Arnold rời Liverpool với giá rẻ bèo
Sao thể thao
23:02:43 04/05/2025