Học lớp 1, không chỉ con mà cha mẹ cũng căng thẳng

Theo dõi VGT trên

Tôi nhớ ngày xưa khi đi học lớp 1, chúng tôi được cô giáo dạy cách cầm bút, học và tập tô các nét chữ như nét ngang, nét thẳng, nét móc, nét xiên… Sau đó thì tập viết các nét cho thuần thục rồi mới đến giai đoạn học chữ.

Học lớp 1, không chỉ con mà cha mẹ cũng căng thẳng - Hình 1

Học sinh lớp 1 Trường tiểu học Phan Đình Phùng (quận 3, TP.HCM) học mỹ thuật theo chương trình mới. Phụ huynh cho rằng lớp 1 nên tăng cường những môn ngoại khóa để học sinh rèn kỹ năng – Ảnh: THẢO THƯƠNG

Trong khi đó, con tôi năm nay vào học lớp 1 cháu đã được cô giáo dạy đọc âm a, dạy viết chữ a ngay trong ngày đầu tiên bước vào năm học mới. Những ngày tiếp theo thì cứ mỗi ngày học hai âm, từ hai âm ráp lại với các âm khác thành tiếng rồi miệt mài đọc, viết như thế.

Con gái tôi phát hoảng. Vợ chồng tôi cũng phát hoảng vì chương trình lớp 1 được dạy quá nhanh so với khả năng tiếp thu của trẻ 6 tuổi vừa mới rời trường mầm non được mấy tháng.

Chương trình học dồn dập khiến con tôi quên trước quên sau. Cháu liên tục bị cô giáo phê bình là “viết quá chậm”, “đọc quá chậm”, “viết chữ quá xấu”, “viết sai ô li”…

Không những thế, cô còn gọi điện yêu cầu tôi phải cho bé rèn đọc và viết thật nhiều ở nhà vì con tôi nằm trong nhóm “ học sinh yếu của lớp”. Nếu như bài tập về nhà của các học sinh khác là viết 10 dòng thì nhóm học sinh yếu của con tôi phải viết 1 – 2 trang vở.

Ai cũng biết trẻ 6 tuổi rất khó tập trung được lâu, cách đây hai tháng ở trường mầm non các bé được vừa học vừa chơi. Nay vào lớp 1 đã học suốt từ sáng đến chiều ở trường, tối về tắm rửa, ăn cơm xong lại tiếp tục ngồi vào bàn học gò chữ suốt mấy tiếng thì làm sao chịu nổi? Chưa kể, tay các bé 6 tuổi còn yếu lại không được tập tô, đồ các con chữ mà bắt viết chữ ngay thì làm sao có thể viết đúng, viết đẹp như yêu cầu được?

Vậy mà hôm sau bé mang vở lên lớp là cô lấy bút đỏ gạch chi chít vào những nét bé viết chưa đúng chiều rộng hoặc chiều cao đồng thời phê vào lề cuốn vở: “Nhờ ba mẹ hướng dẫn bé viết cho đúng cỡ chữ”. Trời ơi! Không chỉ con tôi căng thẳng mà tôi cũng căng thẳng!

Hậu quả của sự căng thẳng ấy là gia đình như một chiến trận vào các buổi tối: mẹ thì sốt ruột la mắng, quát tháo, còn con sụt sùi nước mắt ngắn dài, bảo: “Con không học lớp 1 nữa đâu. Mẹ cho con về lại trường mầm non đi”. Và cứ mỗi lần con viết sai là tôi phải phụ con gôm hết các nét đã viết để viết lại.

Có bữa 22h30 mà con vẫn chưa viết xong. Ông xã tôi xót con yêu cầu phải cho bé đi ngủ: “Đường học còn dài, cứ ép con học kiểu này rồi bé đổ bệnh mất”.

Nhưng ngày hôm sau con tôi đi học về mắt ngân ngấn nước kể rằng bé bị cô la: “Đã kém mà còn lười. Tại sao cô cho bài về nhà mà không viết hết trang?”. Đã vậy con tôi còn hoảng sợ hơn khi thấy nhiều bạn trong lớp viết chữ rất đẹp, viết đúng ô li và đọc bài ro ro chứ không vấp váp như con tôi. Hỏi chuyện mới biết các bé ấy được ba mẹ cho đi học chữ từ hồi mới 4 tuổi.

Video đang HOT

Chủ nhật tuần rồi đi họp phụ huynh, tôi có xin nói chuyện riêng với cô giáo để thưa với cô là con tôi không được đi học chữ trước như các bạn nên hơi chậm. Ngay lập tức cô giảng cho tôi một bài về những sai lầm của phụ huynh khi để con mang “cái đầu trắng” vào lớp 1.

Tôi nói rằng trên các phương tiện truyền thông, các cán bộ quản lý ngành giáo dục khuyên phụ huynh không nên cho con đi học chữ trước cơ mà. Cô thì bảo: “Đó là họ nói lý thuyết thôi, chứ thực tế mà bé không học chữ trước thì sẽ rất đuối, rất khó theo kịp chương trình”.

Thu Thủy (TP.HCM)

Chương trình “đi” quá nhanh

Chỉ sau một tuần con trai út vào lớp 1, bao nhiêu háo hức ban đầu của gia đình đều tan biến theo những bài học môn tiếng Việt của con. Chương trình “đi” quá nhanh, trẻ chưa kịp ghi nhớ chữ này đã phải học sang chữ khác, chưa kịp viết đúng được chữ này đã phải học viết sang chữ khác. Chương trình như thế thành ra nặng nề đối với học sinh.

Đã vậy, cô giáo còn tạo thêm áp lực khi liên tục chê bai học sinh. Con tôi về nhà kể là cô thường xuyên nói các câu như: “Cái lớp này kém quá, nói đi nói lại mà vẫn không nhớ”, “Cái lớp này viết chữ xấu quá, về nhà rèn chữ cho cô”… Riêng con tôi hay bị cô nhận xét “Chữ viết như gà cục tác”, “Dở quá vậy, có nhiêu đó thôi mà không đọc được”… khiến cháu rất tự ti.

Tôi gọi điện xin gặp cô giáo để tâm sự, không ngờ cô nói luôn: “Cô cũng đang định gọi cho mẹ đây. Bé nhà mình học yếu quá, không theo được chương trình. Trong khi các bạn đọc bài rất trơn tru rồi mà bé nhà mình vẫn chưa phân biệt được chữ h với chữ n”. Gặp cô, tôi có trình bày rằng con tôi không học chữ trước nên hơi chậm, thời gian đầu hơi vấp váp một tí, mong cô giúp đỡ cháu.

Bé lớn nhà tôi ngày trước cũng không học chữ, thời gian đầu năm học có hơi khó khăn nhưng hết học kỳ 1 năm lớp 1 là bé đọc được, viết được. Không ngờ cô nhận xét: “Không học trước thì đuối là phải rồi. Chương trình mới nặng lắm chứ có phải như chương trình cũ đâu”.

Vũ Huỳnh Nga (TP.HCM)

Nhóm “vừa chậm vừa yếu”

Ngày họp phụ huynh đầu năm, cô giáo chủ nhiệm lớp con tôi đọc tên hơn 10 học sinh thuộc diện “vừa chậm, vừa yếu”. Cô bảo nhiều học sinh trong nhóm này còn chưa biết cách cầm bút, trong khi các học sinh khác trong lớp đã đọc thông, viết thạo hết rồi.

Cô yêu cầu phụ huynh phải cùng con học chương trình lớp 1, rèn cho con cách cầm bút, cách viết đúng ô li… Chúng tôi rất ngạc nhiên. Hỏi chuyện mới vỡ lẽ nhóm học sinh “vừa chậm, vừa yếu” đều chưa được học chữ trước khi vào lớp 1.

Nguyễn Thị Thúy (phụ huynh học sinh lớp 1 ở TP.HCM)

Lớp 1 ở nhiều nước “chơi” là chính

Học lớp 1, không chỉ con mà cha mẹ cũng căng thẳng - Hình 2

Học sinh lớp 1 ở Đức tham gia các hoạt động rèn luyện thể chất – Ảnh: Getty Images

Theo The Guardian, trẻ em Phần Lan thường không học làm toán, đọc chữ trước khi vào lớp 1. Tuổi vào tiểu học cũng trễ hơn nhiều nước một năm, bởi các chuyên gia tin rằng trẻ dưới 7 tuổi chưa thích hợp học tập.

Ngày học của trẻ em lớp 1 Phần Lan thường dài 4 tiếng, từ 9h – 14h. Mỗi 45 phút học, trẻ được nghỉ 15 phút. Thay vì vào ngay các bài toán đếm, học sinh được chú trọng các hoạt động vui chơi, thể chất, sáng tạo. Tại trường trẻ không được xếp hạng ở tiểu học, trong khi hiếm khi được giao bài tập về nhà.

Trẻ em trường mẫu giáo ở Đức không được dạy đọc và viết đến khi trẻ 6 tuổi. Giáo viên hay phụ huynh đều không thúc ép con mình phải biết chữ trước khi vào tiểu học. Học sinh lớp 1 không bị ép học nặng: các trường chỉ dành nửa ngày dạy học nhưng cho đến 2 lần ra chơi.

Bên cạnh việc học chữ, số, trẻ được giáo dục các bài học cơ bản về cách sống như ứng xử với cha mẹ, thầy cô, bạn bè và được rèn luyện sự tự tin thông qua các hoạt động như thảo luận, phản biện, phát biểu trước mọi người.

TRỌNG NHÂN

Giáo viên lớp 1 hứng thú bắt nhịp đổi mới

Sau gần 1 tháng giảng dạy SGK lớp 1 theo Chương trình GDPT 2018, tại TPHCM, đa số giáo viên đã bắt nhịp với đổi mới. Việc triển khai dạy học bước đầu ghi nhận những tín hiệu tích cực.

Giáo viên lớp 1 hứng thú bắt nhịp đổi mới - Hình 1


Học sinh lớp 1H, Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn, Quận 3, TPHCM trong tiết học môn Tự nhiên và Xã hội. Ảnh minh họa: P.Nga, chụp ngày 30/9/2020

Học trò hào hứng

Tiết học với bài Đồ dùng trong nhà (tiết 2) môn Tự nhiên và Xã hội của học sinh lớp 1H, Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn, Quận 3 do cô Lê Minh Thanh Thảo đứng lớp khởi đầu bằng bài hát "Một con vịt" vui nhộn khiến học sinh vô cùng hào hứng.

Cô Thanh Thảo sử dụng nhiều hình ảnh để minh họa, truyền tải bài học với màu sắc đẹp, cùng đồ dùng quen thuộc trong gia đình để các em dễ nhận biết, gọi tên. Trước một bức tranh được trình chiếu, chỉ cần cô giáo đặt câu hỏi "con thấy những vật dụng nào có thể gây nguy hiểm?", nhiều cánh tay giơ lên. Bạn khiết Nhi, Nguyên Khôi, Kiến Minh, Tú Anh... trả lời nào dao, kéo, ổ điện, lò vi sóng, bình nước sôi... Các em còn giải thích được vì sao chúng có thể gây nguy hiểm.

Cô giáo tiếp tục hướng học sinh đến phần tiếp theo của bài học là dạy học sinh kỹ năng sử dụng các vật dụng trong nhà an toàn, cẩn thận bằng 4 bức tranh miêu tả những hành động của các bạn nhỏ. Học sinh được chia nhóm để thảo luận cùng với bạn. Không khí lớp học trở nên sôi nổi, hào hứng hơn khi cô giáo đặt ra các tình huống giả định như cho bạn mượn cây kéo, bê nước uống mời bạn hay bê tô canh nóng lên bàn... để học sinh thực hành, rèn kỹ năng ngay tại lớp. Những vật dụng như kéo, ổ điện, tô, ly nước... được cô Thanh Thảo chuẩn bị để cho phần rèn kỹ năng thêm sinh động.

Những câu trả lời, lượt xung phong thực hành của học sinh đều được cô tặng lời khen, kèm theo tiếng vỗ tay khích lệ. Kết thúc bài học, cô Thanh Thảo đặt ra tình huống: Khi ba mẹ có việc ra ngoài một lát, bạn nhỏ ở nhà một mình và chơi trò cắt dán, không may bị đứt tay. Nếu là con - con sẽ làm gì? Rất nhiều ý kiến được các em đưa ra. Sau khi "chốt" lại được mục đích của bài học qua lời dặn dò vào những phút cuối, cô Thanh Thảo cùng trò ngân lên lời bài hát "Em là học sinh lớp 1" để kết thúc bài học trong niềm vui, tiếng cười của trò.

Giáo viên lớp 1 hứng thú bắt nhịp đổi mới - Hình 2


Ảnh minh họa: P.Nga, chụp ngày 30/9/2020

Bắt nhịp đổi mới

Cô Lê Minh Thanh Thảo chia sẻ: Nội dung, chương trình đáp ứng yêu cầu đặt ra là dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Từng bài học, không chỉ đáp ứng về mặt kiến thức mà còn giúp các em hình thành kỹ năng để áp dụng vào trong cuộc sống đời thường một cách gần gũi. Các em dễ nhớ, thực hành. Không khí lớp học lúc nào cũng vui vẻ, các em như "vừa học, vừa chơi" mà hiệu quả.

Ở các môn học, những hình ảnh, minh họa được đưa vào bài một cách linh hoạt. Giáo viên cũng khá thuận lợi khi chỉ cần đăng nhập vào trang web theo bộ sách để tải các hình ảnh về làm minh họa cho từng bài. "Giảng dạy học sinh theo chương trình mới, giáo viên cũng linh hoạt chủ động để đánh giá năng lực, phẩm chất... của từng em để có điều chỉnh phù hợp với đối tượng học sinh. Với tôi, các con vui vẻ, đón nhận bài học một cách hào hứng là điều quan trọng nhất", cô Thanh Thảo nhấn mạnh.

Cũng theo cô Thanh Thảo, thời điểm vào đầu năm học, khi thấy đầu sách của con khá nhiều, một số phụ huynh cũng có những lo lắng, băn khoăn... Khi đó, giáo viên vừa phải giải thích rõ cho phụ huynh hiểu, đồng thời giảng dạy thật tốt để tạo sự yên tâm. Chính vì vậy, bên cạnh nỗ lực của giáo viên, rất mong phụ huynh cùng đồng hành với thầy cô để giáo dục học sinh tốt nhất, các em thấy được "đến trường là vui, hạnh phúc".

Thạc sĩ Đinh Hữu Đắc, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn cho biết: Trường có 420 học sinh lớp 1/10 lớp, toàn trường đều thực hiện dạy học 2 buổi/ngày. Sau gần 1 tháng triển khai chương trình mới, giáo viên lớp 1 của nhà trường tích cực, chủ động, đã và đang thực hiện tốt việc dạy - học.

Vị hiệu trưởng này chia sẻ thêm, để thuận lợi cho việc dạy học sinh lớp 1, hằng tuần trường duy trì việc họp chuyên môn, để bàn bạc, trao đổi về các hoạt động dạy học, rút kinh nghiệm, những gì cần cải thiện tốt hơn, vấn đề nào hay cần phát huy. Ngoài ra, trong tổ cũng đề xuất về đồ dùng, trang thiết bị dạy học, tài liệu bổ trợ... để ban giám hiệu phê duyệt.

"Ngày 1/9 mới tựu trường, so với mọi năm hơi chậm, vừa dạy chương trình mới, thầy cô vừa rèn nền nếp cho học sinh lớp 1, điều đó cho thấy đội ngũ giáo viên rất nỗ lực, chủ động và đầy tâm huyết, quyết tâm để thực hiện đổi mới. Những ngày đầu, qua dự một số tiết học, thấy học sinh vui vẻ, tham gia hoạt động trong lớp rất hào hứng, chúng tôi cũng yên tâm", Thạc sĩ Đinh Hữu Đắc cho hay.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều
Bé gái khóc nghẹn trong đám cưới mẹ và cha dượng, phát biểu chạm đến triệu người: Con từng không muốn mẹ quen người khác01:12Kinh hoàng clip bà bầu bất ngờ bị cả kệ hàng đổ sập lên người: Tiếng kêu cứu thất thanh gây ám ảnh01:05Chàng trai đứng bật dậy bỏ về khi bạn gái cũ giàn giụa nước mắt xin quay lại, biết cái kết mới sốc01:08:48"Bà hàng xóm" lén quay cảnh Chu Thanh Huyền đi ăn cỗ ở quê Quang Hải, lỡ miệng thốt ra 1 từ khiến cả họ đứng hình00:28Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"00:26"Con chúc cô bò nhanh như con cua" - Lời chúc 20/11 đặc biệt kèm những món quà có "1 không 2" của các em nhỏ vùng cao khiến hàng triệu người lịm tim01:39Xót xa hình ảnh chú chó kiệt sức vì bị bỏ đói suốt 2 tuần, câu nói vô cảm của người chủ càng gây phẫn nộ00:19Những món quà 20/11 độc đáo khiến dân mạng vừa bật cười vừa xúc động01:34Mời 100 khách, cô dâu vào hôn trường thấy vắng tanh chỉ có 5 người03:51Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời00:39Vụ nam khách mời có hành động lạ với chú rể, khiến cô dâu như "tàng hình" gây tranh cãi: Người trong cuộc lên tiếng00:10

Tin đang nóng

Hoa hậu Kỳ Duyên về nước: Visual khác hẳn đêm chung kết, bị "đánh úp" 1 điều ngay tại sân bay
10:23:12 20/11/2024
Hoa hậu Việt suýt bị tước vương miện: Giờ là giám đốc ở trường đại học lớn, cuộc sống viên mãn bên chồng biên tập viên
10:30:30 20/11/2024
Top 5 Miss Universe Vietnam bị lộ hình ảnh nhạy cảm, người trong cuộc nói gì?
10:26:54 20/11/2024
Ưng Hoàng Phúc: "Tôi bảo Trấn Thành rằng tôi chịu hết nổi rồi"
12:58:05 20/11/2024
Truy tìm "cò" xin việc vào ngành Công an
15:08:53 20/11/2024
Kỳ Duyên lên tiếng giữa sân bay về những lời chê bai trong hành trình Miss Universe 2024
13:05:43 20/11/2024
Sao Hàn 20/11: Lisa quá gợi cảm; sao nam dùng cái chết của cha để xin giảm án tù
10:43:21 20/11/2024
Vợ chồng ân nhân của Mỹ Tâm lên tiếng chuyện mua nhà hơn triệu đô tại Mỹ
13:30:48 20/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vụ Xuyên Việt Oil: Cựu Bí thư Bến Tre và loạt lãnh đạo Bộ Công Thương hầu tòa

Pháp luật

16:19:11 20/11/2024
Vì lợi ích cá nhân, cựu Bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ và loạt quan chức Bộ Công Thương đã nhận hối lộ của bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil hàng chục tỷ đồng.

Ukraine có và đã sử dụng bao nhiêu tên lửa ATACMS?

Thế giới

15:37:42 20/11/2024
Con số đó càng trở nên đáng chú ý hơn khi xét đến việc Ukraine thường phải sử dụng nhiều tên lửa trong mỗi đợt tấn công để đảm bảo hiệu quả tối đa.

Ngu Thư Hân tỏa sáng rực rỡ, Triệu Lộ Tư càng thêm ê chề

Hậu trường phim

15:35:36 20/11/2024
Ngu Thư Hân và Triệu Lộ Tư được xem là hai mỹ nhân dẫn đầu lứa tiểu hoa 95. Tuy nhiên lúc này, họ đang ở tình cảnh trái ngược nhau.

1 cặp đôi phim giả tình thật công bố kết hôn làm sập MXH, nhà gái hot đến mức khiến nhà trai thành kẻ tội đồ

Sao châu á

15:20:24 20/11/2024
Cặp đôi gây bất ngờ khi tuyên bố kết hôn khiến người hâm mộ không kịp trở tay , tạo nên sự kiện rúng động giới giải trí.

Chân dung mẹ vợ hào phóng nhất miền Tây: Tặng con 1.000 cây vàng làm của hồi môn, đám cưới không nhận tiền mừng, khách tới dự còn có vàng mang về

Netizen

15:14:08 20/11/2024
Mùa cưới đến là lúc khắp cõi mạng xôn xao với những lễ cưới độc đáo, khác lạ rộn ràng khắp nơi. Một trong những lễ cưới khiến tất cả mọi người phải choáng ngợp trước sự đầu tư khủng của gia đình nhà gái,

Xót xa hình ảnh NSƯT Kim Tiểu Long cầm hoa trắng tiễn biệt con gái nuôi lần cuối

Sao việt

15:12:56 20/11/2024
Sáng nay (20/11), linh cữu Kim Tiểu Ly đã được đưa đi hạ táng tại quê nhà. Trong suốt buổi lễ, người ta luôn trông thấy hình ảnh NSƯT Kim Tiểu Long đứng bên cạnh linh cữu của con gái nuôi không rời.

HLV Deschamp nói thẳng về tiền đạo Mbappe

Sao thể thao

14:59:07 20/11/2024
Vắng mặt trong bốn trận đấu gần đây nhất của đội tuyển Pháp, tiền đạo Mbappe bị nghi ngờ mất băng đội trưởng khiến HLV Deschamp đã lên tiếng, đồng thời lý giải việc anh đá trung phong mà không chạy cánh.

Cái tên không ngờ giành Quán quân Sao nhập ngũ 2024

Tv show

13:47:02 20/11/2024
Jun Vũ giành ngôi vị Quán quân Sao nhập ngũ dù mục tiêu ban đầu là không gây trở ngại người khác và không đứng bét .

Đạo diễn nghìn tỷ Trấn Thành hứa làm khán giả cười xỉu lên xỉu xuống

Phim việt

13:37:43 20/11/2024
Trấn Thành nói: Không đùa được với biệt đội siêu quậy này đâu về 4 nhân vật trong phim Tết 2025 Bộ tứ báo thủ và hứa hẹn sẽ làm khán giả cười xỉu lên xỉu xuống .