Học làm thầy
Song song với quá trình đào tạo, việc đẩy mạnh tự học, tự nghiên cứu là một trong những giải pháp quan trọng được Đảng ủy, Ban giám đốc Học viện Chính trị quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo.
Quán triệt tinh thần đó, học viên Hệ đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn (Hệ 2) không ngừng tìm tòi, tự học, tự nghiên cứu, chuẩn bị kỹ hành trang để thực hiện tốt sứ mệnh của những người thầy trong tương lai.
Buổi giảng tập mới đây của Thiếu tá Nguyễn Văn Hoàng, học viên Lớp 39I (Hệ 2) với chủ đề “Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh” thu hút 100% quân số lớp tham gia bình giảng. Chăm chú theo dõi hết phần trình bày của đồng đội, Đại úy Nguyễn Gia Hà bày tỏ: “Đồng chí Hoàng làm tốt công tác chuẩn bị về giáo án, bài giảng, đúng theo quy định, hướng dẫn của trên.
Học viên Hệ đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn (Học viện Chính trị) trong giờ học tập.
Quá trình thực hành, bước đầu hình thành tư thế, tác phong của người giảng viên, nắm chắc nội dung, kết hợp nhiều phương pháp, phù hợp với từng nội dung của bài, đặc biệt là biết phát huy tính tích cực của học viên, đặt ra những câu hỏi để học viên cùng tranh luận, làm rõ thêm nội dung bài học”. Các học viên khác cũng thảo luận sôi nổi về việc thiết kế nội dung, cách tiếp cận những vấn đề lý luận, phân tích, luận giải các đơn vị kiến thức và vận dụng thực tiễn, chỉ thị, nghị quyết của Đảng vào từng nội dung bài giảng…
Lắng nghe những góp ý thẳng thắn, chân thành của chỉ huy Hệ 2 và các đồng đội, Thiếu tá Nguyễn Văn Hoàng chia sẻ: “Tôi rút ra được nhiều điều cần hoàn thiện về nội dung bài giảng, phương pháp, tác phong, kỹ năng sư phạm. Không chỉ là buổi giảng tập của riêng tôi, qua đây, học viên trong lớp học tập được nhiều kiến thức, kinh nghiệm bổ ích trong quá trình chuẩn bị giáo án, tiến hành thục luyện để hình thành cho mình kỹ năng, phương pháp sư phạm phù hợp”.
Video đang HOT
Rút kinh nghiệm tổ chức bình giảng của Lớp 39I, Hệ 2 chỉ đạo 5 lớp còn lại của học viên Khóa 39 (năm thứ hai) thực hành giảng tập và bình giảng. Đây là một trong những phương pháp nâng cao chất lượng đào tạo cũng như ý thức, trách nhiệm tự học, tự rèn của học viên.
Tìm hiểu, chúng tôi được biết, để nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện của học viên, Hệ 2 chú trọng tổ chức hoạt động phương pháp ở các lớp. Căn cứ vào quân số và yêu cầu nội dung từng học phần (môn học), các lớp phân công thành những nhóm học tập, tổ chức trao đổi, thảo luận nội dung học nhằm củng cố, bổ sung, mở rộng, giúp mỗi học viên nắm chắc kiến thức.
Hoạt động của nhóm học tập được tổ chức vào tiết cuối các buổi tự học, những lần ôn thi kết thúc học phần (môn học). Trên cơ sở hoạt động của nhóm học tập, các lớp căn cứ vào tình hình cụ thể, báo cáo với chỉ huy Hệ để tổ chức hoạt động phương pháp ở cấp lớp, do lớp trưởng chủ trì. Lớp trưởng tổng hợp những nội dung, vấn đề còn vướng mắc, chưa rõ trong quá trình trao đổi, thảo luận ở các nhóm học tập, nêu ra trước lớp để mọi người thảo luận. Trong quá trình thảo luận ở lớp vẫn chưa rõ thì lớp trưởng tổng hợp lại để đưa ra trong buổi xemina có giảng viên điều khiển, tiếp tục thảo luận và giảng viên kết luận định hướng nhận thức…
Trao đổi với cán bộ, học viên Hệ 2, chúng tôi nhận thấy một quan điểm nhất quán: Tự học, tự nghiên cứu là nhu cầu thiết thực, tự thân, là con đường để hoàn thiện những phẩm chất, nhân cách của người giảng viên trong tương lai. Chính bởi vậy, ngay từ đầu khóa học, hệ tổ chức cho học viên năm thứ hai trao đổi, phổ biến kinh nghiệm, phương pháp với học viên năm thứ nhất. Sau mỗi học phần (môn học) có kết quả thi, các lớp tổ chức sinh hoạt rút kinh nghiệm, chỉ ra ưu điểm, hạn chế trong tổ chức tự học của lớp và tự học, tự nghiên cứu của từng học viên. Trên cơ sở đó, tiến hành hội nghị rút kinh nghiệm, trao đổi phương pháp học tập trong toàn hệ, giúp mỗi học viên học tập lẫn nhau và tìm cho mình phương pháp tự học, tự nghiên cứu phù hợp.
Đại tá, Thạc sĩ Đặng Văn Ngọc, Hệ trưởng Hệ 2 nêu giải pháp được đơn vị thực hiện hiệu quả: “Hệ phối hợp chặt chẽ với các khoa giáo viên, nhất là các khoa chuyên ngành tích cực bồi dưỡng phương pháp tự học cho học viên. Trong đó, bồi dưỡng cho học viên hiểu được vị trí, vai trò của phương pháp tự học, nắm chắc và thực hiện tốt các thao tác tự học nhằm hình thành và phát triển ở học viên nhiều kỹ năng trong quá trình tự học, như: Nghe, đọc, ghi chép, trao đổi, xử lý thông tin, diễn đạt, liên hệ thực tiễn… từ đó vận dụng phương pháp tự học phù hợp”.
Vào đầu năm học, đơn vị xây dựng kế hoạch, triển khai 100% học viên đăng ký nghiên cứu đề tài, chuyên đề khoa học. Thông qua đó rèn luyện cho học viên năng lực tư duy khoa học, khả năng tự phân tích, tổng hợp tài liệu, vận dụng các tri thức đã học vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn; hình thành tính tích cực, độc lập, tự giác trong học tập cũng như nền nếp làm việc khoa học.
Tích cực tự học, tự nghiên cứu đã giúp hành trình học làm thầy của học viên trẻ Hệ 2 gặt hái thêm nhiều thành quả mới. Năm học 2021-2022, 100% học viên đạt kết quả học tập khá, giỏi. Tinh thần say mê học tập, nghiên cứu tiếp tục được khẳng định bằng nhiều đề tài, sản phẩm khoa học chất lượng.
Nhà giáo luôn nỗ lực đổi mới bài giảng
Trung tá, Thạc sĩ Dư Văn Thịnh, giáo viên Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường Quân sự Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội là một nhà giáo mẫu mực, tiêu biểu, luôn nỗ lực sáng tạo, nghiên cứu đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, đổi mới bài giảng, làm cho từng bài giảng sinh động để học viên hứng thú học tập, tiếp thu kiến thức và vận dụng vào thực tiễn hiệu quả nhất.
Khi được cử tham dự Lớp bồi dưỡng kiến thức quân sự tại Trường Quân sự Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội, tôi nhiều lần được nghe giảng, gặp gỡ, trò chuyện với Trung tá, Thạc sĩ Dư Văn Thịnh, giáo viên Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn của nhà trường.
Nhà giáo Dư Văn Thịnh suy nghĩ, biên soạn, đổi mới bài giảng.
Ấn tượng sâu sắc với tôi về thầy là sự gần gũi, giản dị, khiêm nhường. Khi được tin thầy được Bộ Quốc phòng công nhận danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng, năm 2022, chúng tôi đến chúc mừng thầy. Thầy Dư Văn Thịnh nói: "Công việc của tôi và các nhà giáo của trường là giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Tôi luôn cố gắng hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. Sự nỗ lực trong công việc là nhu cầu, trách nhiệm, chứ không chỉ là nghĩa vụ, mà mục tiêu là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường. Khi được tập thể tín nhiệm, cấp trên biểu dương, khen thưởng, thì đó là hệ quả, chứ không phải là mục đích của những nỗ lực đó...".
Thầy giáo Dư Văn Thịnh trao đổi với học viên tại lớp học.
Trung tá Dư Văn Thịnh nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của người thầy có tác động quan trọng đối với người học; thầy dạy tốt mới có trò học tốt. Thầy cho rằng, người thầy luôn phải là một tấm gương về mọi mặt để học viên, sinh viên học tập và noi theo.
Thầy luôn đề cao phương châm dạy và học theo hướng phát huy sự sáng tạo của người học; đồng thời người giáo viên phải không ngừng sáng tạo, đổi mới, cải tiến phương pháp giảng dạy. Nếu giáo viên chỉ sử dụng kiến thức có trong tài liệu, giáo trình, không thường xuyên cập nhật kiến thức mới, vận dụng thực tế, thì bài giảng khô cứng, "tra tấn" học viên khi đứng lớp.
Do vậy, mỗi giờ học, bài giảng của Trung tá Dư Văn Thịnh luôn được nghiên cứu, chuẩn bị chu đáo, kiến thức sâu sắc, chọn lọc các ví dụ gần gũi, sát thực với các tình huống và các câu hỏi mở hợp lý, giúp người học dễ nắm bắt và có thể tiếp thu kiến thức cơ bản ngay trên lớp. Thầy kết hợp hài hòa các phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề và trao đổi thảo luận, nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người dạy và người học, đem lại hứng thú học tập cho học viên.
Thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập, thầy chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin của học viên. Giờ học của thầy thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: Giữa giáo viên với học viên, giữa học viên với nhau. Thầy còn chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các kỹ năng gắn với thực tiễn. Với phương pháp giảng dạy phát huy tính tích cực, sự chủ động và nâng cao khả năng tư duy cho người học, mỗi bài giảng của thầy đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người học về môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.
Trung tá Dư Văn Thịnh nhận bằng chứng nhận danh hiệu "Giáo viên dạy giỏi" cấp Bộ Quốc phòng
Cùng với sự nỗ lực đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, Trung tá Dư Văn Thịnh luôn nỗ lực tự học, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 5 năm gần đây, mỗi năm thầy đều viết và có bài báo đăng trên các tạp chí khoa học có uy tín trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Thầy chủ động đề xuất và biên soạn giáo trình, tài liệu và một số sách chuyên khảo. Hằng năm, thầy đều chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Các đề tài nghiên cứu của thầy luôn hoàn thành đúng tiến độ và được đánh giá cao. Với những nỗ lực ấy, năm 2022, thầy được công nhận là Giáo viên dạy giỏi cấp Bộ Quốc phòng.
Trong công tác giảng dạy và sinh hoạt, Trung tá Dư Văn Thịnh luôn đề cao ý thức trách nhiệm, tự giác tu dưỡng, học tập, gương mẫu rèn luyện bản lĩnh chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh của nhà giáo quân đội. Thầy còn luôn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ và động viên học viên chúng tôi học tập, công tác và rèn luyện. Đối với chúng tôi, nhà giáo, Trung tá Dư Văn Thịnh là tấm gương sáng về bản lĩnh, đạo đức và phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ...
Có nên hạ chuẩn xét công nhận chức danh GS, PGS? Tiêu chuẩn xét duyệt chức danh giáo sư, phó giáo sư yêu cầu phải có bài báo quốc tế. Nhiều ý kiến cho rằng yêu cầu này chưa phù hợp và thực tế. Có ý kiến cho rằng nên hạ chuẩn xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư. Ảnh: Tiền Phong. Theo thống kê từ Hội Đồng Giáo sư Nhà...