Học kỹ năng nghề nghiệp
Việc tham gia hoạt động Đoàn – Hội, các cuộc thi đã giúp các sinh viên trang bị các kỹ năng nghề nghiệp khi còn đi học. Đây cũng là cơ hội giúp các sinh viên có nhiều lợi thế khi đi xin việc làm.
Học kỹ năng từ những việc nhỏ
Nhiều năm nay, Trần Thái Cẩm Ngân, sinh viên ngành Kế toán liên thông khóa 43 Trường Đại học Cần Thơ, luôn là cộng tác viên năng động của Thành đoàn Cần Thơ. Cẩm Ngân hiện là Tổ trưởng Tổ trường học Ban Thanh thiếu nhi trường học Thành đoàn, với các nhiệm vụ: Xây dựng các kế hoạch cho các chương trình; làm công tác hậu cần, khánh tiết trong các sự kiện do Thành đoàn tổ chức…
Cẩm Ngân cũng từng tham gia các lớp huấn luyện kỹ năng tổ chức chương trình do Trung tâm hỗ trợ thanh thiếu niên và nhi đồng thành phố mở lớp. Nhờ vậy, hiện nay Cẩm Ngân có thể tự thiết kế, tổ chức cho các thành viên trong Tổ trường học thực hiện các chương trình tuyên dương, trao học bổng giúp đỡ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn… “Những khi làm văn bản, tôi rèn luyện được tính tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc để không sai lỗi chính tả, đúng thể thức văn bản. Các kỹ năng giúp tôi ngày càng hoàn thiện hơn. Sau khi ra trường, tôi muốn xin vào làm ở các công ty tổ chức sự kiện nên những hoạt động Đoàn sẽ giúp tôi ngày càng trưởng thành hơn” – Cẩm Ngân chia sẻ.
Cẩm Ngân (thứ hai từ phải sang) tham gia hỗ trợ tiểu ban nội dung trong Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên TP Cần Thơ lần thứ VI, nhiệm kỳ 2019-2024. Ảnh: CTV
Ba tháng tham gia công tác ở Đoàn phường An Cư (quận Ninh Kiều) nhưng anh Phan Quốc Việt, Phó Bí thư Đoàn phường không gặp nhiều khó khăn. Những kỹ năng Đoàn – Hội khi còn học ở Trường Cao đẳng Cần Thơ đã giúp anh Việt sớm thích nghi và bắt tay vào việc rất nhanh. Anh Việt cho biết, từ năm 2016, anh đã tham gia công tác Đoàn với vai trò Phó Bí thư Chi đoàn khu vực rồi là Bí thư Chi đoàn khu vực 5.
Ở trường, anh Việt là Phó Chủ tịch Hội Sinh viên trường Cao đẳng Cần Thơ. Chính vì vậy, anh Việt thường xuyên rèn luyện những kỹ năng, kiến thức khi tham gia công tác Đoàn, như: Cách thức làm các văn bản, kỹ năng tập hợp đoàn viên thanh niên… Năm 2019, anh Việt còn tham gia Trại huấn luyện Nguyễn Chí Thanh của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức để bồi dưỡng thêm những kỹ năng về Semaphore và những kỹ năng trong công tác Đoàn – Hội. Hiện nay, anh Việt là huấn luyện viên cấp 1 Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
Vượt qua trở ngại
Video đang HOT
Anh Phan Quốc Việt cho biết, trang bị kỹ năng nghề nghiệp khi còn là sinh viên là việc khá khó khăn. Vì một số hoạt động Đoàn – Hội thường diễn ra cùng với thời điểm anh đi học. Do đó, anh phải sắp xếp công việc thật chu đáo mới có thời gian tham gia các hoạt động. Nhiều môn không thể vắng học, anh Việt học xong thì chạy đến tham gia các hoạt động Đoàn. Anh Việt cho biết: “Việc học rất quan trọng nên để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ trong công tác Đoàn – Hội, tôi phải bớt thời gian giải trí của cá nhân. Tôi nghĩ rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp luôn bắt đầu từ những việc nhỏ, gắn liền với học tập như viết đừng sai lỗi chính tả hay thể hiện lịch sự trong giao tiếp”.
Anh Quốc Việt tham gia tình nguyện ở quận Thốt Nốt. Ảnh: CTV
Cao Thanh Hùng (cựu sinh viên ngành Tự động hóa Trường Đại học Cần Thơ) hiện đang làm việc cho một công ty truyền thông ở TP Hồ Chí Minh. Thời sinh viên, Thanh Hùng đã tham gia nhiều cuộc thi: Dự án khởi nghiệp tiềm năng, Dynamic – Sinh viên nhà doanh nghiệp tương lai, INSEE Prize…
Nhờ vậy, Thanh Hùng có khả năng thuyết trình tốt, phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề trong công việc hiện nay. Bốn năm đại học, Thanh Hùng không chỉ rèn luyện kiến thức trên lớp mà còn trải nghiệm, khám phá bản thân với những hoạt động tình nguyện ở trường. Đó là cơ hội để Thanh Hùng phát huy kiến thức và trau dồi thêm những kỹ năng thực tế. Thông qua đó, Thanh Hùng đã tích lũy cho mình những kỹ năng nghề nghiệp rất bổ ích, như: Kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng đàm phán, thuyết phục, quản lý thời gian.
Theo Thanh Hùng, sinh viên hiện nay cần rèn luyện và thích nghi với thời đại công nghệ đang ngày càng phát triển và kiến thức mang tính cập nhật liên tục. Khi còn trên giảng đường, các bạn hãy học tốt kiến thức tại trường và nâng cao trình độ ngoại ngữ. Đồng thời tham gia các cuộc thi dành cho sinh viên để có trải nghiệm cho bản thân cũng như tích lũy kinh nghiệm thực tế cho công việc sau này.
PHẠM TRUNG
Theo baocantho
Cô giáo mầm non xã miền núi Vũ Quang yêu nghề, mến trẻ
Gần 20 năm gắn bó với nghề, cô Trần Thị Nguyệt Nga - giáo viên Trường Mầm non xã Đức Liên, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã đưa hết khả năng, tâm huyết của mình để chăm sóc, dạy dỗ con trẻ, được cấp trên và phụ huynh tin tưởng, đồng nghiệp mến phục. 10 năm liền, cô Nga là giáo viên giỏi cấp huyện.
Có "người mẹ thứ hai" như cô giáo Trần Thị Nguyệt Nga thì mỗi ngày đến trường của các cháu ở Trường Mầm non xã Đức Liên là một ngày vui...
Ông Dương Quang Vinh - thôn Liên Châu (xã Đức Liên) chia sẻ lúc đón cháu nội: "Các con của tôi phải vào miền Nam mưu sinh, để lại cháu nhỏ 5 tuổi cho ông bà trông nom. Từ khi được cô giáo Nga dạy dỗ cháu đã không quấy nũng ông bà, đến bữa tự ăn, tự lo vệ sinh, biết chào hỏi lễ phép và rất thích đến lớp".
Những nhận xét tốt đẹp đó, vừa là niềm vui, vừa là sự tự hào đối với một người ngay từ thời còn học phổ thông đã mơ ước trở thành người mẹ ở trường của những đứa trẻ thơ hồn nhiên, đáng yêu như cô giáo Nga.
Và thực tế cũng đã chứng minh, sau gần 20 năm gắn bó với nghề, cô Nga luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, dành hết tình thương yêu cho các cháu nhỏ và có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp trồng người trên vùng đất khó khăn này.
Với kiến thức, kỹ năng sư phạm và lòng tâm huyết, trách nhiệm của mình, cô Nga (áo dài màu hồng) cùng các đồng nghiệp đem đến nhiều tiết học lý thú, bổ ích cho trẻ.
Do công tác trên địa bàn xã miền núi xa xôi, hầu hết các em đều có cuộc sống khó khăn, thiếu thốn tình yêu thương do bố mẹ phải đi làm ăn xa nên việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ của những "người mẹ ở trường" như cô Nga vất vả thêm bội phần.
Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình, cô đã nắm bắt tâm tư, hoàn cảnh của từng cháu nhỏ để huy động trẻ đến lớp đạt tỷ lệ cao nhất. Và trong mỗi giờ học, bữa cơm, giấc ngủ, cô đã không quản ngại vất vả, cực nhọc, luôn cố gắng chăm chút để bù đắp thiệt thòi cho các cháu.
Các cháu được cô Nga chỉ dẫn làm quen với môi trường xung quanh qua các giờ học ngoài trời, giờ ra chơi...
Mặt khác, cô luôn ý thức rằng, ngoài sự cần cù, chịu khó, trách nhiệm thì mỗi người giáo viên mầm non cần phải có kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng nên trong suốt quá trình công tác cô Nga đã không ngừng học tập, phấn đấu, rèn luyện để ngày một trưởng thành hơn. Và với kỹ năng nghề nghiệp, sự ân cần, chu đáo, cô đã tạo được niềm say mê, hứng thú, phát huy được tính tích cực, sáng tạo của các cháu trong học tập, vui chơi.
Đặc biệt, ngoài việc luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ nhà trường phân công, cô Nga còn là một trong những người có nhiều sáng kiến kinh nghiệm dạy học nhất trường. Gần như năm nào cô cũng đạt được các giải cao trong các cuộc thi do ngành giáo dục huyện Vũ Quang tổ chức.
Cẩn thận chăm lo cho các cháu từng giấc ngủ...
Cô Võ Thị Ánh Tuyết - Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Đức Liên nhận xét: "Cô Nga là giáo viên có năng lực, hoạt động sư phạm tốt, yêu nghề mến trẻ, luôn đi đầu trong các hoạt động của trường. Ngoài ra, cô còn thường xuyên tham mưu cho lãnh đạo nhà trường làm các dụng cụ dạy học bằng nguyên vật liệu sẵn có để tiết kiện kinh phí, trực tiếp thiết kế cảnh quan môi trường hay giúp làm các bồn hoa, góc khám phá khoa học..."
Với sự cố gắng không ngưng nghỉ của mình, hơn 10 năm qua cô luôn đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp huyện; được Giám đốc Sở GD&ĐT tặng giấy khen vì đã đạt thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục mần non; được chính quyền, nhân dân, phụ huynh trong xã ghi nhận, quý trọng...
Theo baohatinh
Gương sáng sinh viên Ba mất từ khi Nguyễn Văn Lợi (quê ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang), sinh viên ngành Công nghệ sinh học, Trường Đại học Cần Thơ, đang học lớp 12. Không ruộng đất, cậu phải phụ giúp mẹ làm cỏ, cuốc đất thuê để kiếm tiền thi đại học. Kiên trì, vượt khó, gần 4 năm học đại học, năm học nào...